Thực trạng các giải pháp quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ở khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KFW4 huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 72 - 73)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng khu vực nghiên cứu

4.4.1. Thực trạng các giải pháp quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ở khu vực

4.4.1. Thực trạng các giải pháp quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu vực nghiên cứu

Căn cứ Công bố số liệu về hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2015 của huyện Thạch Thành. Tổng diện tích đất có rừng 24.171,99 ha, trong đó rừng tự nhiên 10.545,51 ha, rừng trồng 14.368,14 ha. Độ che phủ của rừng 43,22%. Các giải pháp trong việc thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên rừng tại địa phƣơng.

- Trên địa bàn toàn huyện huyện đã thành lập 24 ban chỉ đạo các cấp thực hiện Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ, trong đó: Ban chỉ đạo cấp huyện 144 ngƣời, cấp xã, chủ rừng 2.880 ngƣời; xây dựng đƣợc 4.128 tổ đội BVR, PCCCR, với 26.772 ngƣời sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra, thực hiện tốt phƣơng phòng cháy, chữa cháy rừng theo phƣơng châm 4 tại chỗ.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng đƣợc tăng cƣờng tận gốc; thƣờng xuyên tổ chức tuần tra cơ động trên các tuyến đƣờng sông và đƣờng bộ, tăng cƣờng kiểm tra các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trƣởng động vật hoang dã, các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản trên địa bàn do đó ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các hành vi khai thác, kinh doanh chế biến lâm sản trái phép, an ninh rừng trên địa bàn ngày càng đƣợc giữ vững.

- Thực hiện dự án KfW4, ở các xã đã tổ chức các lực lƣợng bảo vệ rừng tại thôn, xã. Ngăn chặn kịp thời các trƣờng hợp khai thác, phá rừng và lấn chiếm đất rừng. Chỉ đạo xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và những ngƣời bao che, tiếp tay cho lâm tặc.

- Đổi mới nhận thức về công tác bảo vệ rừng tại cơ sở, xác định vai trò, trách nhiệm tổ chức bảo vệ rừng của chính quyền cấp xã là giải pháp cơ bản, lâu dài. Đảm bảo nguồn lực cho UBND cấp xã tổ chức công tác quản lý bảo

63

vệ rừng thông qua hoạt động chủ yếu của dân quân tự vệ và các hoạt động bảo vệ rừng khác của ngƣời dân, phù hợp với thực tiễn và cần có nguồn kinh phí hỗ trợ.

Nhìn chung công tác bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và rừng dự án KfW4 tại Thạch Thành trong những năm qua đã đạt đƣợc những thành quả rất khả quan. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng dự án chƣa ý thức đƣợc trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Thực hiện không đúng yêu cầu kỹ thuật của dự án, thực hiện khai thác tỉa thƣa rừng không đúng quy trình dẫn đến làm suy giảm tài nguyên thực vật rừng nói riêng và gây ảnh hƣởng đến tài nguyên côn trùng rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KFW4 huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 72 - 73)