Xuất các giải pháp quản lý côn trùng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KFW4 huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 73 - 76)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng khu vực nghiên cứu

4.4.2. xuất các giải pháp quản lý côn trùng rừng

Các giải pháp quản lý côn trùng phải luôn đƣợc gắn liền với các giải pháp quản lý tài nguyên rừng. Chúng bao gồm hai mảng chính là các giải pháp quản lý chung và các giải pháp quản lý khu vực. Giải pháp quản lý côn trùng luôn phải đƣợc cân nhắc trong hệ thống quản lý rừng bền vững theo các tiêu chí nhƣ sau:

- Phát triển bền vững là phát triển để đáp ứng những nhu cầu của thế hệ này mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ sau.

- Phát triển bền vững là sự cân bằng giữa ba thành tố là kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Các giải pháp quản lý chung bao gồm: 1. Giải pháp về tổ chức quản lý; 2. Giải pháp tuyên truyền;

3. Giải pháp nâng cao mức sống ngƣời dân; 4. Giải pháp tăng cƣờng công tác bảo vệ;

64

4.4.2.1. Các giải pháp chung

4.4.2.1.1. Giải pháp về tổ chức quản lý

Rừng trồng dự án KfW4 là rừng trồng sản xuất đƣợc hỗ trợ tƣơng đối đầy đủ từ nguồn vốn đầu tƣ trồng rừng đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Các diện tích rừng đƣợc trồng từ năm 2004 đến năm 2010 đến nay đã đƣợc dự án bàn giao công tác quản lý cho chính quyền địa phƣơng và hộ gia đình tiếp tục công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên với diện tích lớn đƣợc trồng tập trung nên công tác quản lý để thực hiện việc kinh doanh rừng bền vững cần phải đƣợc tăng cƣờng.

Hiện nay các diện tích rừng trồng dự án KfW4 cơ bản đã khép tán, nhiều diện tích loài cây trồng có mật độ cao đã đe dọa tới khả năng sinh trƣởng của cây trồng và ảnh hƣởng tới công tác bảo vệ phòng chống cháy rừng nhƣ các loài cây: thông nhựa, keo lai, sao đen, lát hoa. Cần phải có biện pháp quản lý trong việc khai thác tỉa thƣa để duy trì tốt nguồn tài nguyên thực vật cũng nhƣ côn trùng rừng.

4.4.2.1.2. Giải pháp về tuyên truyền

Nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng trong đó đi sâu vào việc bảo vệ và quản lý côn trùng rừng thông qua 2 việc:

+ Nâng cao nhận thức của ngƣời dân về nghĩa vụ phải bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trƣờng.

+ Nâng cao nhận thức của cán bộ và ngƣời dân bằng các hình thức tuyên truyền phong phú, tự ký cam kết bảo vệ rừng, lên lịch bảo vệ rừng, các tờ rơi giới thiệu giá trị của rừng, hệ thống biển báo, tuyên truyền, các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ truyền thanh xã, thôn xóm, chiếu các băng video về bảo vệ rừng. Làm cho ngƣời dân và cán bộ thấy rõ đƣợc cái lợi và những thiệt hại nếu diện tích rừng bị xâm hại hay mất đi.

65

4.4.2.1.3. Giải pháp phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho cộng đồng

- Tổ chức thực hiện tốt đề án tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp đã đƣợc UBND huyện Thạch Thành phê duyệt; tập trung xây dựng và thực hiện cánh đồng lớn sản xuất mía nguyên liệu áp dụng cơ giới đồng bộ để tăng năng suất, sản lƣợng; quy hoạch và phát triển vùng cây ăn quả tập trung (cây có múi) vì hầu hết các xã tham gia thực hiện dự án KfW4 đều có diện tích đất bãi ven sông Bƣởi hoặc có diện tích đất trồng cây hàng năm, cây công nghiệp khá lớn.

- Đƣa các giống cây có khả năng kháng sâu bệnh, chịu hạn phù hợp với vùng sinh thái cùng kỹ thuật canh tác tiên tiến để tăng năng suất cây trồng, bảo vệ đƣợc mùa màng.

4.4.2.1.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ

Thực hiện việc xây dựng và bổ sung các qui ƣớc, hƣơng ƣớc trong cộng đồng các thôn bản của các xã thực hiện dự án, tiến hành việc ký cam kết bảo vệ rừng giữa Hạt kiểm lâm với các hộ dân có sự chứng kiến của chính quyền xã.

Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật điều tra phát hiện sâu bệnh hại rừng, phổ cập phƣơng pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp (IPM) cho lực lƣợng tham gia bảo vệ rừng và các hộ dân có diện tích rừng.

4.4.2.1.5. Giải pháp quản lý côn trùng thiên địch

Theo kết quả điều tra khu vực nghiên cứu có 49 loài côn trùng ăn thịt, 5 loài côn trùng ký sinh. Trong số các loài thiên địch này các loài Bọ ngựa bụng rộng (Hierodula patellifera), Bọ ngựa Trung quốc (Tenodera sinensis), Bọ xít ăn sâu róm thông (Sycanus croceovittatus), các loài Hành trùng (Carabidae),

Hổ trùng (Cicindelidae), Kiến (Formicidae), Ong ký sinh, Ruồi ký sinh là những loài rất có ý nghĩa. Để quản lý các loài côn trùng thiên địch cần chú ý tới những điểm chung sau đây:

- Ngƣời quản lý cần có các biện pháp hợp lý để tạo điều kiện cho thiên địch có mặt đúng nơi, đúng lúc với một số lượng đủ lớn.

66

- Việc sử dụng côn trùng thiên địch chỉ có thể thành công khi có đủ các hiểu biết về đặc điểm sinh học của thiên địch, ký chủ hoặc con mồi và có các điều kiện kinh tế, xã hội phù hợp.

- Làm tốt công tác bảo vệ thiên địch: Nhiều loài côn trùng ký sinh thuộc nhóm Ong có kích thƣớc rất nhỏ nên việc nhận biết chúng thƣờng rất khó khăn, đặc biệt là đối với những ngƣời không chuyên môn, vì thế hình thức tuyên truyền bằng tranh, ảnh, tờ rơi là biện pháp thích hợp để động viên nhiều ngƣời cùng tham gia vào công tác bảo vệ côn trùng thiên địch. Đa số các loài côn trùng ký sinh trƣớc khi đẻ trứng thƣờng ăn bổ sung với thức ăn là mật

hoa hay mật rệp. Để bảo vệ nơi ở của thiên địch cần ngăn cấm việc chặt phá các loài cây bụi, đặc biệt là các loài cây có nhiều mật, bảo vệ lớp thảm mục là nơi cƣ trú và phát triển của nhiều loài ruồi ký sinh. Trong quá trình tiến hành phòng trừ sâu hại bằng thuốc hoá học cần tránh phun thuốc lên nơi cƣ trú ƣa thích của ký sinh là cây bụi, thảm mục...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KFW4 huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)