1. Kết luận
Lịch sử kinh tế thị trường cho thấy cạnh tranh là một tất yếu khách quan, một động lực của tăng trưởng kinh tế. Tham gia cạnh tranh và thắng lợi trong cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Bởi vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Funico đang là vấn đề được quan tâm.
Công ty công ty cổ phần và thương mại Funico phải có những quyết sách cùng của năng lực cạnh tranh để tự đứng vững trong cơ chế mới. Điều đó thể hiện ở các sản phẩm, các thiết kế mà công ty đã và đang tham gia, thể hiện ở thị phần đã giành được, thương hiệu được nhiều người biết.
Bên cạnh những kết quả đạt được công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như máy móc thiết bị chưa đồng bộ, nguồn nhân lực phải bổ sung lao động có trình độ và đào tạo lại, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý vẫn đang ở giai đoạn ổn định và hoàn thiện có tác động ít nhiều đến hiệu quả hoạt động chung của công ty.
Để tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững công ty cần phấn đấu giải quyết các hạn chế để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện thành công các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty sẽ có đầy đủ điều kiện để nắm bắt các cơ hội và đối mặt với các thách thức của nền kinh tế hiện nay, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Nâng cao năng lực cạnh tranh là một đề tài bao quát nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Do vậy, mặc dù đã có nhiều cố gắng vẫn không tránh khỏi thiếu sót, những gì đạt được trong luận văn tác giả quan niệm mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu đóng góp kết quả nhỏ bé của mình vào sự phát triển bền vững của công ty cổ phần và thương mại Funico.
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị đối với nhà nước
Để tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành cơ khí trong nước và định hướng cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp này, đồng thời tạo điều kiện khắc phục các khó khăn cho công ty. Nhà nước cần có các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất sau:
- Nhà nước nên quan tâm mở rộng và tăng năng lực hoạt động cho các trường dạy nghề để họ cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, có cơ chế động viên các trường đại học tích cực đào tạo các kỹ sư giỏi về quản lý và chỉ đạo các công trình lớn các dự án quan trọng.
- Nhà nước cần cải thiện thể chế của thị trường sức lao động, kích thích di chuyển nguồn nhân lực, tạo sức ép buộc họ phải nâng cao tay nghề và trình độ để đảm bảo việc làm, thú tài năng trong xã hội và đào thải những người không thích ứng được.
- Nhà nước cần đẩy mạnh cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bằng cách hình thành các trung tâm thu thập, phân tích và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực như thông tin kinh tế, thông tin khoa học kĩ thuật. Từ đó để công khai thông tin và giảm chi phí xã hội.
- Tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực và mở rộng thị trường tiêu thụ cho công ty.
2.2. Kiến nghị với công ty cổ phần và thương mại Funico
- Lập ra một chiến lược đầu tư để mở rộng và phát triển thị trường, căn cứ vào đó để đưa ra những quyết định biện pháp thực hiện phù hợp với từng thời điểm, từng thị trường.
- Cần hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh tốt hơn.
- Công ty cần hỗ trợ công tác đào tạo thợ lành nghề, bồi dưỡng tay nghề cho công nhân phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật trong toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn công ty.
- Việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, năng suất cao phải nhập từ nước ngoài cần đòi hỏi vốn lớn. Vì vậy, công ty cần có chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Công ty cần đẩy mạnh cung cấp thông tin nội bộ cho các công nhân viên trong công ty bằng cách thông báo trực tiếp qua điện thoại, email. Ngoài ra phải bổ sung đầy đủ các thông tin của công ty lên website để khách hàng có thể dễ ràng nắm bắt được.