2 .Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh
1.1.4. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.4.1. Cạnh tranh bằng giá cả
Giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán hay doanh nghiệp bán dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi hàng hoá đó trên thị trường. Giá cả của sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Các yếu tố kiểm soát được: Chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí lưu động và chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng.
- Các yếu tố không kiểm soát được: quan hệ cung cầu cường độ cạnh tranh trên thị trường, chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước.
Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, một doanh nghiệp có thể có các chính sách định giá sau:
- Chính sách định giá thấp: Đây là cách định giá bán thấp hơn mức giá thị trường. Chính sách định giá thấp có thể hướng vào các mục tiêu khác nhau, tuỳ theo tình hình sản xuất và thị trường và được chia ra các cách khác nhau:
+ Định giá thấp hơn so với thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm, doanh nghiệp chấp nhận mức lãi thấp. Nó được ứng dụng trong trưòng hợp sản phẩm mới thâm nhập thị trường, cần bán hàng nhan với khối lượng lớn, hoặc dùng giá để cạnh tranh với các đối thủ.
+ Định giá bán thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá trị sản phẩm: Doanh nghiệp bị lỗ, cách này đựơc áp dụng trong trường hợp bán hàng trong thời kỳ khai trương hoặc muốn bán nhanh để thu hồi vốn (tương tự bán phá giá).
- Chính sách định giá cao: Tức là mức giá bán cao hơn mức giá thống trị trên thị trường và cao hơn giá trị sản phẩm. Được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Sản phẩm mới tung ra thị trường, người tiêu dùng chưa biết rõ chất lượng của nó, chưa có cơ hội để so sánh về giá áp dụng giá bán cao sau đó giảm dần.
+ Doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền, áp dung giá cao (giá độc quyền) để thu lợi nhuận độc quyền.
+ Sản phẩm thuộc loại cao cấp, hoặc sản phẩm có chất lượng đặc biệt tốt phù hợp với người tiêu dùng thuộc tầng lớp thượng lưu.
+ Sản phẩm thuộc loại không khuyến khích người tiêu dùng mua, áp dụng giá bán cao để thúc đẩy họ tìm sản phẩm thay thế.
- Chính sách ổn định giá bán: Tức là giữ nguyên giá bán theo thời kỳ và địa điểm. Chính sách này giúp doanh nghiệp thâm nhập, giữ vũng và mở rộng thị trường.
- Chính sách định giá theo giá thị trường: Đây là cách định giá phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay tức là giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó. Ở đây do không sử dụng yếu tố giá làm đòn bẩy kích thích người tiêu dùng nên để tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp tăng cường công tác tiếp thị thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
- Chính sách giá phân biệt: Với cùng một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp định ra nhiều mức giá khác nhau dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau:
+ Phân biệt theo lượng mua: Mua khối lượng nhiều hoặc giảm giá hoặc hưởng chiết khấu.
+ Phân biệt theo chất lượng: Các loại chất lượng (1,2,3) có mức giá khác nhau phục vụ cho các nhóm đối tượng khác nhau.
+ Phân biệt theo phương thức thanh toán: Thanh toán ngay hay trả chậm, thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản.
+ Phân biệt theo thời gian: Tại các thời điểm khác nhau, giá cả khác nhau. - Chính sách bán phá giá: Định mức giá bán thấp hơn hẳn giá thị trường và thấp hơn cả giá thành sản xuất. Mục tiêu của bán giá là tối thiểu hoá rủi ro hay thua lỗ hoặc để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh. Muốn đạt đựơc mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực về tài chính, về khoa học công nghệ sản phẩm đã có uy tín trên thị trường. Bán phá giá chủ nên áp dụng khi sản phẩm bị tồn
đọng quá nhiều, bị cạnh tranh gay gắt, lạc hậu không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, sản phẩm mang tính thời vụ, dễ hư hỏng, càng để lâu càng lỗ lớn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội mức sống của người dân không ngừng nâng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nữa nhưng nếu doanh nghiệp biết kết hợp công cụ giá với các công cụ khác thì kết quả thu được sẽ rất to lớn.
1.1.4.2. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
Ngày nay, chất lượng sản phẩm đã trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường. Chất lượng sản phẩm càng cao tức là mức độ thoả mãn nhu cầu càng cao, dẫn tới đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm tăng khả năng trong thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, mức sống của người dân ngày càng đựơc nâng cao, tức là nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng tăng lên thì sự cạnh tranh bằng giá cả đã và sẽ có xu hướng vị trí cho sự cạnh tranh bằng chất lượng.
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện nhất định về kinh tế kỹ thuật. Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt khác nhau tính cơ lý hoá đúng như các chỉ tiêu quy định, hình dáng mầu sắc hấp dẫn. Với mỗi loại sản phẩm khác nhau, tuy nhiên vấn đề đặt ra la doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vũng và không ngừng năng cao chất lượng sản phẩm. Đó là điều kiện không thể thiết nếu doanh nghiệp muốn giành được thắng lợi trong cạnh tranh, nói một cách khác chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Khi chất lượng không còn được đảm bảo, không thoả mãn nhu cầu khách hàng thì ngay lập tức khách hàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tăng khả năng cạnh tranh thể hiện trên các giác độ:
+ Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng tăng đựơc khối lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng uy tín sản phẩm mở rộng thị trường, từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.1.4.3. Cạnh tranh bằng hệ thống kênh phân phối
Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốt chưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải biết tổ chức hệ thống kênh phân phối. Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào công việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy sản phẩm từ người sản xuất đến người mua cuối cùng. Tất cả những tổ chức, cá nhân tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh. Những thành viên nằm giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng (nếu có) được gọi là các trung gian phân phối. Có thể có các loại trung gian phân phối sau đây:
- Đại lý và môi giới: Là các trung gian phân phối có quyền thay mặt cho nhà sản xuất để bán sản phẩm. Các đại lý và môi giới không có quyền sở hữu sản phẩm.
- Nhà bán buôn: Là các trung gian phân phối mua sản phẩm của nhà sản xuất và bán cho các trung gian khác hoặc cho các khách hàng công nghiệp.
- Nhà phân phối: Là các trung gian phân phối trên thị trường công nghiệp, hoặc các nhà bán buôn.
- Nhà bán lẻ: Là các trung gian phân phối mua sản phẩm từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn và bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
(Nguồn: [12])
Hệ thống kênh phân phối là một nguồn lực quan trọng ở bên ngoài của doanh nghiệp nó có chức năng sau:
– Giúp doanh nghiệp sản xuất bao phủ thị trường bằng cách đưa sản phẩm đến những nơi có nhu cầu.
– Nhà phân phối phải tổ chức một quy trình đặt và giao hàng thuận tiện, làm chiếc cầu nối giữa người sản xuất ra sản phẩm và người sử dụng sản phẩm.
– Là công cụ giúp nhà sản xuất nắm bắt thị trường để hiểu được nhu cầu và mục đích của khách hàng về sản phẩm.Hơn nữa là tìm hiểu nhu cầu, thông tin của đối thủ cạnh tranh.
– Giúp doanh nghiệp sản xuất làm tốt hơn khâu chăm sóc khách hàng ở các dịch vụ: bảo hành, bảo trì, hướng dẫn sử dụng.
1.1.4.4. Truyền thông Marketing tích hợp
Truyền thông Marketing tích hợp là sự phối hợp những hoạt động truyền thông mang gắn bó chặt chẽ với nhau, nhằm chuyển giao một thông điệp rõ ràng, nhất quán và thuyết phục về một tổ chức và những sản phẩm của tổ chức đó tới khách hàng. Marketing tích hợp là công cụ thực hiện chức năng truyền thông của xúc tiến hỗn hợp, là thành tố quan trọng trong mô hình Marketing 4P, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Các công cụ trong truyền thông marketing tích hợp: Trong marketing tích hợp, có 5 công cụ điển hình và quan trọng nhất bao gồm:
- Quảng cáo: là công cụ đầu tiên trong marketing tích hợp. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền đạt tin tức về chất lượng hay ưu điểm của sản phẩm đến khách hàng. Để thực hiện được việc này, các doanh nghiệp phải chi ra một khoảng tiền nhất định. Quảng cáo là cách truyền đạt thông tin công khai về sản phẩm một cách chuẩn hóa và hợp pháp. Do có nhiều người tiếp nhận quảng cáo nên người bán biết rằng nhờ nó người mua có thể đã hiểu biết và chấp nhận sản phẩm. Quảng cáo giúp người bán lặp lại thông điệp nhiều lần giúp người mua nhận và so sánh thông điệp của các hãng khác nhau để lựa chọn. Quy mô quảng cáo lơn thể hiện một cách tích cực, danh tiếng và sự
thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình thức này chỉ mang tính một chiều không mang lại sự tương tác, không phải là đối thoại với khách hàng. Hiện nay, các doanh nghiệp có thể quảng cáo trên rất nhiều phương tiện. Những phương tiện này có thể phân chia thành các nhóm sau:
+ Nhóm phương tiện in ấn như: báo chí, tạp chí, ấn phẩm thương mại,… Đây là những phương tiện đã có khá lâu và đươc sử dụng phổ biến từ trước đến nay.
+ Nhóm phương tiện điện tử như: truyền thanh, truyền hình, phim, internet,… Những phương tiện này bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ 20 và nhanh chóng trở thành những phương tiện quảng cáo hiệu quả.
+ Nhóm phương tiện ngoài trời, ngoài đường như: panô, áp phích, bảng hiệu,… Phương tiện này có nguồn gốc từ thời cổ đại và vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay.
+ Nhóm phương tiện quảng cáo trực tiếp như: thư trực tiếp, điện thoại,… + Nhóm các phương tiện khác như: quảng cáo tại điểm bán, hội chợ, quảng cáo trên các vật phẩm,…
- Marketing trực tiếp: là việc sử dụng điện thoại, thư điện tử và những công cụ tiếp xúc khác (không phải là người) để giao tiếp và dẫn dụ một đáp ứng từ những khách hàng riêng biệt hoặc tiềm năng. Marketing trực tiếp mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu thụ. Những người đặt hàng qua kênh thư điện tử cho rằng mua hàng qua thư điện tử thì vui, tiện lợi, và không bị quấy rối (phiền nhiễu). Cách thức này tiết kiệm thời gian. Họ có thể lựa chọn tại nhà qua những catalog giới thiệu về hàng hóa và những cách sống mới. Họ có thể nhận quà mà không cần rời nhà. Một số hình thức của Marketing trực tiếp:
+ Marketing qua catalog: nhiều công ty dùng hình thức bán hàng qua thư điện tử sau khi họ phát hành ra catalog. Nội dung của catalog có thể bổ sung thông tin chi tiết về đặc trưng của catalog, về sản phẩm, bộ sưu tập hàng mẫu, số hotline để giải đáp thắc mắc, quà tặng, giảm giá…
+ Marketing qua thư trực tiếp: trong đó có thư, mẫu quảng cáo nhỏ, phim, số điện thoại miễn phí…
+ Marketing từ xa qua điện thoại: là một công cụ quan trọng trong Marketing trực tiếp và đang được sử dụng ngày càng nhiều. Khách hàng dùng điện thoại và gọi số điên thoại miễn phí để đặt mua hàng.
- Khuyến mãi trong marketing tích hợp là: hoạt động nhằm cung cấp giá trị hoặc khích lệ tăng thêm cho lực lượng bán hàng, nhà phân phối và người tiêu dùng nhằm gia tăng doanh số ngay lập tức. Khuyến mãi chia thành hai hoạt động chính: khuyến mãi cho người tiêu dùng và khuyến mãi thương mại.
+ Khuyến mãi hướng vào người tiêu dùng: mục tiêu nhắm đến là người tiêu dùng cuối cùng, sử dụng như các hình thức như phiếu giảm giá, tặng mẫu sản phẩm, tiền thưởng giảm giá, thi xổ số, trưng bày tại các điểm bán. Các hình thức này khuyền khích người tiêu dùng mua ngay, mua nhiều, mua thường xuyên sản phẩm giúp tăng doanh số trong toàn kỳ.
+ Khuyến mãi hướng vào thương mại ngược lại, nhắm vào các trung gian marketing như bán sỉ, phân phối, bán lẻ. Được thực hiện dưới hình thức như: chước giảm giá, tổ chức hội thu cho lực lượng bán hàng, trưng bày triển lãm để khuyến khích nhà phân phối trữ hàng, phân phối và cổ động cho sản phẩm của công ty.
+ Doanh nghiệp sử dụng khuyến mãi là công cụ để tạo ra phản ứng mua nhanh hơn và mạnh hơn. Khuyến mãi có thể được sử dụng để sản phẩm được chú ý và nâng cao mức bán đang sút giảm. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn, tuy nhiên không hiệu quả khi xây dựng sự ưa thích nhãn hiệu lâu dài.
- Quan hệ công chúng (hay PR) được định nghĩa là chức năng quản lý để
đánh giá thái độ của công chúng, liên kết chính sách của các tổ chức với lợi ích xã hội, thực hiện chương trình hoạt động để đạt được sự hiểu biết và sự chấp nhận của công chúng. PR mang mục tiêu nhằm thiết lập và duy trì ấn tượng tích cực của các nhóm công chúng về công ty. Hình thức thường sử dụng họp báo, tổ
chức sự kiện, cung cấp thông tin để báo chí đưa tin về sản phẩm hoặc công ty, tham gia vào các hoạt động cộng đồng như: trợ cấp, đóng góp quỹ xã hội, tài trợ cho sự kiện đặt biệt,… để tăng cường hình ảnh công ty. Một trong những hình thức của PR hiện nay được sử dụng nhiều nhất đó chính là có mặt tại các trang báo mạng lớn, được nhiều người đọc và tin tưởng.
- Bán hàng cá nhân là sự giao tiếp mặt đối mặt của nhân viên bán hàng với khách hàng tiềm năng để trình bày, giới thiệu và bán sản phẩm. Ưu điểm của công cụ này là tạo sự chú ý của mỗi khách hàng và chuyển tải nhiều thông tin. Giữa người bán và người mua có một sự tương tác linh hoạt, thích ứng cho những yêu cầu riêng biệt của khách hàng và có thể dẫn đến hành vi mua hàng. Đây là những việc mà quảng cáo không thể làm được. Nhân viên bán hàng cũng có thể thuyết phục và giải quyết thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra, bán hàng cá nhân có thể thiết lập và phát triển những mối quan hệ bán hàng. Tuy nhiên, trong thực tế,đối với người tiêu dùng cuối cùng, bán hàng cá nhân có một hình ảnh xấu. Hoạt động này trong marketing tích hơp bị cho là thiếu trung thực và dùng nhiều kỹ thuật thúc ép khánh hàng. Hơn nữa, bán hàng cá nhân đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, cách ứng xử tình hướng chuyên nghiệp và chi phí bỏ ra vô cùng tốn kém.