1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc hội bắt buộc
1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Thanh Ba
Từ khi được thành lập tới nay qua quá trình xây dựng và phát triển, bảo hiểm xã hội huyện Thanh Ba đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ như hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, giảm thiểu số tiền nợ đọng trong kỳ, mở rộng và thu hút thêm nhiều đối tượng tham gia BHXH.
Để có được kết quả như trên, huyện đã có những giải pháp rất thiết thực trong công tác quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc phải kể đến như:
- Xây dựng kế hạch dự trù của các cơ sở khám chữa bệnh, cấp phát giấy nghỉ ốm hưởng BHXH theo mẫu mới ngay từ ngày 01/01/2016.
- Công tác nghiệp vụ thường xuyên như chính sách, cấp sổ, kiểm tra, ... là những nhiệm vụ thường xuyên, được phân công theo quy chế đã đề ra, nhằm mọi hoạt động song song cùng thực hiện đảm bảo nhiệm vụ, hoàn thành kế hoạch, giữ vững an ninh, an toàn cơ quan, giữ vững đoàn kết.
- Xây dựng, giao kế hoạch thu ngay từ đầu nằm trên cơ sở kế hoạch của BHXH huyện.
- Ngoài số đơn vị lao động đang quản lý tham gia BHXH, huyện không ngừng mở rộng đối tượng thu BHXH bắt buộc. Truy thu số lao động, nắm bắt diễn biến tiền lương, lao động nhất là tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị theo mùa vụ,
- Phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, công nhân viên chức, luân chuyển vị trí làm việc đúng quy định, đúng sở trường.
- Rà soát và xác định nợ đọng của các đơn vị trên địa bàn huyện, có giải pháp tháo gỡ khó khăn nếu đơn vị không thực hiện, có biện pháp báo cáo, tham mưu UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, xử phạt theo quy định và xây dựng kế hoạch khởi kiện ra toàn những đơn vị trây ì không nộp BHXH bắt buộc theo đúng quy định hoặc thời gian nợ đọng kéo dài.
- Ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin và phối hợp các cơ quan liên ngành để tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện luật BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động cũng như các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn.
- Đẩy mạnh tuyên truyền bằng bản tin, truyền thanh, truyền hình tại các cấp ủy đảng chính quyền xã, thị trấn.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Hạ Hòa
BHXH huyện Hạ Hòa đã có thời gian hoạt động khá lâu. Trên điều kiện thực tiễn của huyện và nhiệm vụ được bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ giao thực hiện, thì BHXH huyện Hạ Hòa cũng đã làm tốt các nhiệm vụ cơ bản của BHXH.
Trong việc xây dựng chính sách thu BHXH huyện Hạ Hòa thực hiện chính sách BHXH theo nguyên tắc có đóng có hưởng, cộng đồng chia sẻ rủi ro; từ đó đã làm thay đổi nhận thức của NLĐ trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng nộp BHXH, đồng thời góp phần xóa đi ranh giới giữa NLĐ làm việc trong khu vực Nhà nước với “những NLĐ làm việc trong các thành phần kinh tế khác. Thực hiện công tác thu BHXH đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị SDLĐ, NLĐ trong việc thực hiện chính sách BHXH. Qua đó, là dịp để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về BHXH đến NLĐ, người SDLĐ.”
“Nhờ thực hiện các chính sách này mà BHXH Hạ Hòa đã có kết quả về số đơn vị SDLĐ và NLĐ tham gia BHXH ngày càng tăng. Đã xây dựng và hoàn chỉnh được hệ thống bảng biểu, thống kê số liệu, tình hình công tác thu BHXH áp dụng trong toàn huyện. Hệ thống tiêu thức quản lý thu đã được xây dựng phù hợp với yêu cầu quản lý thực tế tại huyện.”
“Các bước triển khai trong quy trình thu BHXH đã được chuyên môn hoá ở cơ quan BHXH huyện Hạ hòa, giảm bớt những thủ tục rườm rà, đảm bảo việc chuyển tiền thu một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Các bước đặt ra trong quy trình thu BHXH cũng tương đối toàn diện, đảm bảo việc thực hiện thu BHXH và đối chiếu số thu BHXH cho NLĐ. Đội ngũ cán bộ BHXH nói chung và bộ phận cán bộ làm công tác thu BHXH nói riêng đã từng bước được rèn luyện và trưởng thành hơn về phẩm chất chính trị, am hiểu chính sách liên quan đến chế độ BHXH,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao và tích luỹ được những kinh nghiệm quản lý nhất định.”
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Cẩm Khê
- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong
công tác bảo hiểm xã hội.
“Thực hiện phương châm cấp ủy Đảng và chính quyền tổ chức thực hiện, cơ quan BHXH làm tham mưu, có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu quan tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác BHXH mà trọng tâm là khắc phục nợ đọng BHXH và phát triển đối tượng tham gia.”
- Mở rộng diện tham gia bảo hiểm xã hội là tối cần thiết.
BHXH giữ vai trò trụ cột chính trong hệ thống chính sách an sinh xã hội và tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên khả năng tham gia BHXH tự nguyện của các đối tượng lao động là khác nhau. Đối tượng lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp và nông thôn nhìn chung khả năng tham gia thấp.
Về mặt phương pháp luận, bất kỳ chính sách BHXH nào, chính sách là điều kiện cần, thì điều kiện thực hiện là điều kiện đủ của nó. Nói một cách cụ thể, nghiên cứu chính sách để mở rộng đối tượng tham gia cho lao động ngoài quốc doanh là chúng ta nghiên cứu điều kiện đủ của nó để khi Nhà nước ban hành chính sách BHXH tự nguyện cho đối tượng này thì nó có thể thành hiện thực và đi vào cuộc sống.
Hơn nữa thu nhập của người lao động ở nông thôn thường theo mùa vụ và bằng hiện vật nên không thể thực hiện đóng BHXH hàng tháng như đối với lao động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, không nên quy định mức đóng cụ thể, cần đưa ra khung mức đóng phù hợp, linh hoạt trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Với phương thức đóng có thể linh hoạt đóng theo tháng, theo mùa vụ, hàng năm hoặc một lần.
- “Công tác dự báo phải đi trước một bước để có những căn cứ khoa học, số
liệu sát thực, nhằm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu một cách vững chắc, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời thường xuyên có sự điều
chỉnh đề dự báo sát với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhằm đảm bảo thu đúng, đủ kịp thời, không bỏ sót nguồn thu.”
- Cơ quan bảo hiểm xã hội phải chủ động các biện pháp công tác, đặc biệt coi trọng năng lực xây dựng các phương án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tin tưởng, phấn khởi và yên tâm đóng BHXH bắt buộc. Từ đó, việc tham gia bảo hiểm xã hội không còn là bắt buộc mà là tự nguyện tham gia.
- Tạo ra sự thống nhất hành động giữa các bên liên quan là yếu tố quan trọng quyết định thành công của công tác BHXH.
Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương và nhiều văn bản quy định cụ thể về việc xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động, nhưng chưa có sự thống nhất cao giữa các ngành, các cấp, nhất là ở các địa phương. Bên cạnh một số địa phương tích cực chỉ đạo đối với công tác này, thì vẫn còn một số địa phương chưa đặt vấn đề đúng mức nên việc triển khai chính sách này gặp nhiều khó khăn.
Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, cần xây dựng những đề án cụ thể mang tính khả thi được các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
Bảo hiểm xã hội đối với một số đối tượng còn là chính sách tương đối mới. Trong khi đó, Nhà nước chưa có chương trình phổ biến rộng rãi để mọi người dân hiểu và thực hiện. Nhìn chung công tác tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện còn chưa thống nhất, đồng bộ và rộng khắp.
- Cần tính đến rủi ro trong thực thi chính sách BHXH.
Nguyên tắc hoạt động và phát triển của BHXH là có đóng có hưởng trên cơ sở đảm bảo cân đối quỹ tồn tại. Nhưng do mức tham gia đóng bảo hiểm xã hội của một số đối tượng (lao động nông thôn) là rất thấp trong khi thời gian nghỉ hưởng lại tương đối dài. Vì vậy việc bảo tồn tăng trưởng và sự hỗ trợ từ các nguồn khác là cần thiết.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ