Quản lý tổ chức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 62)

2.3. Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Cẩm Khê,

2.3.6. Quản lý tổ chức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.3.6.1. Tổ chức thu

Tại BHXH huyện Cẩm Khê, Bộ phận thu có nhiệm vụ thu BHXH của các đơn vị do Giám đốc BHXH huyện giao. Hiện nay, BHXH trực tiếp quản lý 120 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Số doanh nghiệp này được phân cho 6 cán bộ làm công tác thu để quản lý.

6 cán bộ làm công tác thu có nhiệm vụ chính sau: - Khai thác đơn vị đăng ký tham gia BHXH lần đầu.

- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký đóng BHXH từ bộ phận một cửa, kiểm tra sổ BHXH, hồ sơ cá nhân, hợp đồng lao động, quyết định tiếp nhận, bảng thanh toán lương của đơn vị, mức đóng và tỷ lệ đóng của các đối tượng đăng ký đóng BHXH.

- Hoàn thiện hồ sơ, trình lãnh đạo ký, xin mã đơn vị.

- Lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT theo danh sách đăng ký đóng của đơn vị vào phần mềm máy tính.

- Hoàn thiện tờ khai cấp sổ BHXH (đối với những trường hợp chưa được cấp sổ BHXH), trình lãnh đạo ký, chuyển bộ phận in sổ, làm biên bản giao nhận số lượng sổ BHXH với đơn vị.

- Vào sổ theo dõi bàn giao hồ sơ đăng ký mới, thẻ BHYT, sổ BHXH (nếu có) chuyển xuống bộ phận một cửa để trả lại đơn vị theo đúng thời hạn quy định.

2.3.6.2. Quản lý tiền thu

Cuối mỗi quý BHXH huyện Cẩm Khê có trách nhiệm xác định số chênh lệch thừa, thiếu và thông báo với các đơn vị tham gia BHXH bắt buộc. Các giao dịch được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng là ngân hàng NN&PTNT huyện Cẩm Khê và kho bạc Nhà nước huyện Cẩm Khê. Đồng thời những giao dịch được

thực hiện trong nghiệp vụ này bao gồm: các chứng từ kế toán có liên quan đến thu chi được BHXH huyện Cẩm Khê quản lý một cách chặt chẽ, vào sổ chi tiết của bộ phận thu, cán bộ kế toán có trách nhiệm quản lý và lưu giữ các chứng từ này (trên chứng từ có xác nhận đầy đủ là chữ ký của những người trực tiếp tham gia).

2.3.6.3. Thông tin, báo cáo

Theo chỉ đạo của Giám đốc BHXH tỉnh Phú Thọ, Giám đốc BHXH huyện Cẩm Khê chỉ đạo cán bộ công chức, viên chức thực hiện 04 chế độ báo cáo trong năm là: Báo cáo tuần trước 8h ngày thứ sáu hàng tuần; Báo cáo tháng ngày 20 hàng tháng; Quyết toán hàng quý vào khoảng giữa tháng đầu quý sau theo lịch của BHXH tỉnh Phú Thọ; Quyết toán cuối năm vào những ngày đầu tháng thứ nhất của năm sau. Thực hiện chế độ báo cáo theo các Mẫu biểu: Mẫu số B01, Mẫu 07, C69, C83.

2.3.7. Thực trạng công tác kế hoạch thu BHXH bắt buộc

Quy trình lập kế hoạch thu BHXH từ các DN của BHXH huyện Cẩm Khê bao gồm các bước:

- Bước 1: “Phân tích môi trường. BHXH huyện Cẩm Khê tiến hành phân tích các yếu tố môi trường, bao gồm môi trường bên trong và bên ngoài. Môi trường bên ngoài như thực trạng, số lượng các DN trên địa bàn huyện, chính sách thu BHXH bắt buộc của Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện… Môi trường bên trong như số lượng, chất lượng các chuyên viên, cán bộ thu BHXH của BHXH huyện, hệ thống thông tin, tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc từ các DN giai đoạn kế hoạch trước…”

- Bước 2: “Xác định mục tiêu cụ thể cho giai đoạn kế hoạch. Trên cơ sở phân tích cả môi trường bên trong và bên ngoài, BHXH huyện Cẩm Khê xác định mục tiêu cụ thể cho giai đoạn kế hoạch. Thông thường, BHXH huyện Cẩm Khê cụ thể hóa các mục tiêu thu BHXH bắt buộc từ các đối tượng thành các chỉ tiêu về số lượng các đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc, số lượng người lao động làm việc trong các DN tham gia đóng BHXH bắt buộc, số tiền BHXH bắt buộc thu được từ các đối tượng.”

- Bước 3: Xây dựng các giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

Khê trình kế hoạch lên BHXH tỉnh Phú Thọ. Căn cứ vào kế hoạch thu BHXH bắt buộc mà BHXH huyện Cẩm Khê trình lên, BHXH tỉnh Phú Thọ xem xét tính khả thi, lợi ích của kế hoạch, so sánh với kế hoạch các địa phương khác và thông qua kế hoạch, giao dự toán thu BHXH cho BHXH huyện Cẩm Khê.”

Hàng năm BHXH tỉnh Phú Thọ phân bổ kế hoạch giao số thu về BHXH huyện Cẩm Khê. Tại BHXH huyện Cẩm Khê lập kế hoạch thu hàng tháng dựa trên nguồn thu thực tế đang quản lý, mà có những kiến nghị với BHXH tỉnh Phú Thọ để điều chỉnh số kế hoạch thu cho sát với thực tế.

Kết quả thực hiện thu BHXH bắt buộc:

Bảng 2.5. Kết quả thực hiện kế hoạch thu BHXH huyện Cẩm Khê giai đoạn 2016 - 2018 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Kế hoạch thu BHXH 113.222 129.944 134.543 Thực hiện thu BHXH 107.361 125.841 135.929 TĐ tăng số thu BHXH - 18.480 10.088 Tỉ lệ HTKH 94,82 96,84 101,03

(Nguồn: BHXH huyện Cẩm Khê, 2016 - 2018)

Số tiền mà BHXH huyện Cẩm Khê thu được cũng tăng nhanh qua các năm, giai đoạn 2016-2018 tăng 28.568 triệu đồng với tốc độ tăng bình quân là 12,6%/ năm. Số thu BHXH của các khối, loại hình đều tăng. Số tiền thu từ khối hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số thu BHXH bắt buộc. Giai đoạn 2016-2018, BHXH huyện Cẩm Khê luôn hoàn thành tương đối tốt kế hoạch thu BHXH bắt buộc mà BHXH tỉnh Phú Thọ giao do một số lý do khách quan và chủ quan nhất định mà tại 2 năm 2016 và 2017, BHXH huyện Cẩm Khê chưa đạt được 100% kế hoạch thu đã đề ra. Tuy nhiên, trong riêng năm 2018, BHXH huyện Cẩm Khê thực hiện vượt kế hoạch được giao với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tương ứng là 104,03%.

Có được kết quả như trên là do trong thời gian qua Bảo hiểm xã họi huyện đã đẩy mạnh triển khai cải cách TTHC. Do đó, các thủ tục trong giải quyết chế độ

chính sách bảo hiểm xã hội ngày càng đơn giản, nhanh chóng nhờ ứng dụng các tiến bộ của KHCN, CNTT. Thủ tục giấy tờ trong quá trình giải quyết các chế độ ngày càng đơn giản, quy trình nghiệp vụ tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho người thụ hưởng, dễ thực hiện, đơn giản hơn giảm khối lượng công việc. Do đó, các khiếu nại, góp ý của NLĐ và NSDLĐ ngày càng giảm.

2.3.8. Thanh tra, kiểm tra việc thu nộp Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Công tác kiểm tra được thực hiện nhằm xác định xem quá trình quản lý đối tượng tham gia, quản lý quỹ lương của các đơn vị và quản lý tiền thu BHXH có được thực hiện đúng quy định hay không. Công tác thanh kiểm tra được tiến hành trong nội bộ của cơ quan BHXH, nội bộ của đơn vị SDLĐ theo định kỳ: quý, 6 tháng đầu năm, 9 tháng, một năm.

Trong những năm qua, công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thu BHXH trên địa bàn huyện Cẩm Khê đã từng bước đi vào nề nếp.

Bảng 2.6. Tình hình kiểm tra đóng BHXH của BHXH huyện Cẩm Khê

Đvt: lần Năm Chỉ tiêu Hình thức 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 (%) So sánh 2018/2017 (%) Kiểm tra định kỳ 17 21 25 23,53 19,04 Kiểm tra đột xuất 8 10 9 25,0 (10,0)

Kiểm tra liên ngành 3 4 4 33,3 0

Tổng cộng 28 35 38 25,0 8,57

(Nguồn: BHXH huyện Cẩm Khê, 2016 - 2018)

Từ năm 2016 đến 2018, BHXH huyện Cẩm Khê tổ chức và phối hợp với các ban ngành tiến hành 101 cuộc kiểm tra. Qua quá trình kiểm tra công tác thu tại BHXH huyện Cẩm Khê nhận thấy vẫn còn những tồn tại vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH và tiến hành xử phạt theo nghị định 135/2007/NĐ-CP và nghị định 86/2010/ NĐ-CP ngày 13/8/2010: Năm 2016 qua kiểm tra Đoàn đã xử phạt 04 đơn vị với số tiền 11.000.000 đồng; xử phạt một số đơn vị có số nợ đọng lớn và kéo dài với số tiền là 35.400.000 đồng. Truy thu số tiền 28.760.000 đồng do tính sai, thiếu của người lao động. Năm 2018 qua kiểm tra đoàn xử phạt 5 đơn vị với số tiền

25.725.000 đồng. Truy thu số tiền 172.900.000 đồng do phụ cấp chức vụ lãnh đạo Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn trong các cơ sở giáo dục theo Thông tư số 33/2005/TT - BGD & ĐT.

Công tác thanh tra, kiểm tra đã giúp cơ quan BHXH huyện phát hiện ra các hành vi vi phạm. Lỗi phổ biến nhất là các doanh nghiệp kê khai chưa chính xác số lao động, mức lương làm căn cứ tính BHXH cũng không đúng thực tiễn,….

Kết quả thực hiện truy thu nợ đọng BHXH bắt buộc:

Nhận thức rõ vai trò của hoạt động truy thu nợ đọng BHXH, trong những năm qua cán bộ phụ trách thu BHXH của huyện Cẩm Khê đã nỗ lực cố gắng hoàn thành mục tiêu đề ra.

Với phương châm thu đúng, thu đủ, tích cực mở rộng đối tượng tham gia BHXH nhằm tăng nguồn thu BHXH. Tình hình thu, nộp BHXH thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.7. Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Cẩm Khê giai đoạn 2016-2018 Đvt: triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%)

Số tiền BHXH phải thu 14.222 19.944 24.543 40,2 23,1

Số tiền BHXH đã thu 15.083 20.552 22.781 36,3 10,8

Số tiền nợ đọng 861 1.158 1.762 34,5 52,1

Tỉ lệ nợ đọng 6,06 5,81 7,18 - -

(Nguồn: BHXH huyện Cẩm Khê, 2016 - 2018)

Trong thời gian qua, việc không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật BHXH về trích nộp BHXH, nợ đọng, chiếm dụng tiền đóng BHXH vẫn diễn ra. Tình hình nợ đọng BHXH qua các năm còn khá cao, năm 2016 số nợ là 861 triệu đồng (6,06%). Năm 2018 số nợ là 1.762 triệu đồng (7,18%). Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh nên nợ đọng tiền đóng BHXH kéo dài, một số đơn vị, doanh nghiệp vẫn còn chây ì nợ đóng BHXH, trốn đóng BHXH.

“Phân tích nguyên nhân làm gia tăng tình trạng nợ đọng BHXH, ta thấy rằng: do cơ chế chính sách như chế tài xử lý vi phạm còn nhiều bất cập (mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp); do quy định mức lãi suất chậm đóng thấp hơn mức lãi vay ngân hàng nên đại bộ phận doanh nghiệp cố tình nợ BHXH chấp nhận phạt để chiếm dụng quỹ, cơ quan BHXH không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm do đó khi kiểm tra phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm chỉ nhắc nhở.”

“Bên cạnh đó còn do tình hình kinh tế xã hội thời gian qua gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm, sản xuất đình đốn,...; mặt khác còn do nguyên nhân chủ quan từ phía chủ sử dụng lao động và người lao động. Nhận thức về trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT của người sử dụng lao động còn hạn chế nhất là khu vực ngoài nhà nước; việc ký kết hợp đồng lao động chưa được thực hiện đầy đủ, theo mùa vụ để trốn đóng BHXH; tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng thấp hơn mức thực trả.”

Để ngăn chặn được hành vi này đòi hỏi công tác quản lý thu phải nâng cao hơn nữa đặc biệt đối với từng chuyên quản thu của doanh nghiệp, phải thường xuyên nắm bắt được tình hình tăng giảm lao động, quỹ lương tham gia BHXH của doanh nghiệp đăng ký ban đầu với phòng Lao động Thương binh và Xã hội, “nếu phát hiện có những dấu hiệu bất thường có thể yêu cầu doanh nghiệp cho kiểm tra thực tế lao động đang làm việc để sớm phát hiện các hành vi trục lợi quỹ như đã phân tích ở trên. Sau khi kiểm tra nếu thực tế có hiện tượng trục lợi quỹ BHXH có thể đề nghị cho thoái thu số tiền đã tham gia và truy thu số tiền đã thanh toán để hoàn lại quỹ.”

2.4. Đánh giá công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ Cẩm Khê, Phú Thọ

2.4.1 Hiệu quả quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ

Hiệu quả quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu sau:

Thứ nhất, số lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn. Qua bảng số liệu 2.2 thì thấy số lao động tham gia BHXHBB tăng lên qua các năm từ 5.785 người ở năm 2016, đến năm 2018 con số này đã đạt là 6.155 người.

Thứ hai, số thu BHXH bắt buộc qua các năm. Qua bảng 2.1 ta thấy số thu BHXH bắt buộc tăng lên qua các năm. Từ năm 2016 số thu là 107.361 triệu đồng lên mức 20.088 triệu đồng vào năm 2018.

Thứ ba, số nợ đóng BHXHBB trên địa bàn. Số liệu bảng 2.7 cho thấy, tình hình nợ đọng BHXH qua các năm còn khá cao, năm 2016 số nợ là 861 triệu đồng (6,06%). Năm 2018 số nợ là 1.762 triệu đồng (7,18%).

2.4.2. Những kết quả đạt được

- “Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc góp phần nào nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành các cấp, đơn vị SDLĐ đặc biệt là khối DN ngoài quốc doanh trong công tác thực hiện chính sách BHXH. Hiệu quả của công tác này được thể hiện qua tổng số người tham gia BHXH, tổng số đơn vị SDLĐ cũng như tổng số thu BHXH không ngừng tăng lên qua các năm.”

- Quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan BHXH huyện ngày càng hiện đại, khoa học, phát huy hiệu quả ngày càng cao. Do đó, đa phần các đơn vị sử dụng lao động đề có ý thức chấp hành quy định trong quản lý quy trình thu bảo hiểm. Thời gian đối chiếu cũng như nộp tiền hầu hết được đảm bảo khá kịp thời, công tác thanh toán chế độ BHXH cho người thụ hưởng cũng được thực hiện nhanh chóng.

- Cơ quan bảo hiểm xã hội đã thực hiện cơ chế “một cửa” trong quản lý và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội. Do đó, các thủ tục không cần thiết khi tham gia bảo hiểm xã hội, thanh toán các chế độ bảo hiểm xã hội cũng được lược bớt. Trong khi, cơ sở dữ liệu của ngành bảo hiểm cũng được tập trung hóa, hệ thống hóa để sử dụng chung trong các bộ phận khác có liên quan.

- “Có sự giám sát, phối hợp giữa các ban ngành liên quan trên địa bàn huyện trong quản lý các đơn vị, DN, tổ chức SDLĐ và NLĐ, hạn chế phần nào tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH làm cho hoạt động thu dần đi vào ổn định và phát triển.”

- Không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Giải quyết kịp thời đúng chế độ chính sách cho người lao động và các đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

2.4.3. Những hạn chế

- “Công tác quản lý thu BHXH tại địa bàn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng lách luật, trốn đóng, nợ đọng BHXH bắt buộc diễn ra khá phổ biến. Do đó việc quản lý đối tượng tham gia và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là rất phức tạp.”

- Việc mở rộng tham gia BHXH thuộc diện bắt buộc còn nhiều bất cập, số người tham gia BHXH bắt buộc vẫn nhỏ hơn số lượng người thuộc diện phải tham gia. Vẫn tồn tại những trường hợp NSDLĐ không đăng ký, trốn đóng BHXH bằng cách không kê khai lao động trong danh sách.

- “Địa bàn rộng, doanh nghiệp đông, lực lượng lao động lớn và lao động thực tế luôn biến động, nhất là ở các ngành dệt may, da giày, xây dựng không được ký kết hợp đồng lao động, khó nắm bắt kịp thời,... từ đó có tác động không ít đến quá trình quản lý thu BHXH.”

- Việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở cơ sở, các thành phần kinh tế khu vực ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn.

“Cơ quan BHXH cũng như các ban ngành chức năng có liên quan vẫn chưa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)