3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt
3.2.1. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thu BHXH
Khi thu nhập của người dân được nâng lên, trình độ dân trí và sự hiểu biểu của người lao động về bảo hiểm xã hội thì nhu cầu tham gia BHXH càng cao, yêu cầu về chất lượng dịch vụ hành chính liên quan tới bảo hiểm xã hội cũng ngày càng cao. Do đó, trong giải quyết thủ tục hành chính liên quan tới BHXH, BHXH Cẩm
khê cần phải đổi mới phong cách phục vụ, đẩy nhanh tốc độ giải quyết giải quyết thủ tục,…. Muốn vậy, các giải pháp mà BHXH huyện Cẩm Khê cần thực hiện bao gồm:
Từ những quy định chung của Luật bảo hiểm xã hội, thông tư, nghị định, bảo hiểm xã hội có thể xây dựng quy trình nghiệp vụ phù hợp với đăc điểm của cơ quan mình, làm cho hoạt động bảo hiểm xã hội được trở lên dễ dàng, thuận tiện hơn.
Thực hiện tốt cơ chế “một cửa” theo tiến trình cải cách TTHC, giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà, đổi mới phong cách phục vụ, kiên quyết loại bỏ các phong cách hành chính trước đây. Cán bộ ở bộ phận một cửa không chỉ cần nắm vững nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải có thái độ nhã nhặn, lịch sự, thao tác nhanh nhẹ,…. Thực tế tại các cơ quan BHXH khác nói chung và tại BHXH huyện Cẩm Khê nói riêng, vẫn còn những cán bộ bảo hiểm chưa nắm rõ kiến thức, kỹ năng, chưa nắm bắt được khoa học công nghệ hiện đại nên giải quyết các nghiệp vụ chưa thực sự tốt. Do vậy, thời gian tới, công tác đào tạo cần được chú trọng hơn nữa, chuyển dịch theo hướng đào tạo theo nhu cầu công việc thực tế thông qua các lớp tập huấn, đào tạo bổ túc, đặc biệt là bộ phận một cửa.
“Tăng cường đổi mới cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hoá công sở, trang bị đầy đủ máy tính có kết nối mạng internet nhằm tăng hiệu quả quản lý thông tin, xử lý công việc, tính toán, giải quyết chế độ trên máy tính. Tiến hành tin học hoá, trang bị lại và đầy đủ hệ thống máy vi tính mới, hiện đại hơn nhằm nâng cao hiệu quả lưu trữ hồ sơ, thông tin, cách thức xử lý công việc hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Máy tính phải được kết nối phần mềm quản lý thu, soạn thảo văn bản mẫu để khi cần giải quyết công việc được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.”
3.2.2. Công tác lập kế hoạch về quản lý thu BHXH bắt buộc
Tổ chức thực hiện BHXH một cách khoa học với tinh thần trách nhiệm của những cán bộ thu nói riêng cũng như tất cả các cán bộ BHXH huyên Cẩm Khê nói chung luôn là hoàn thành xuất sắc, vượt dự tính số thu, năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng cao. Để hoàn thành kết quả được giao cần phải lên kế hoạch cụ thể và từng bước đưa kế hoạch vào lộ trình thực hiện.
hoàn thành nhiệm vụ thu quỹ BHXH bắt buộc trên từng địa bạn, theo từng khu vực. Việc chia lộ trình để thực hiện kế hoạch là hết sức hợp lý, khi nhìn vào lộ trình thực hiện BHXH các cấp sẽ bớt thấy lo khi nhìn vào con số quá lớn.
Việc thực hiện này đảm bảo việc theo dõi nộp BHXH của từng đơn vị chính xác, xác định được việc chậm nộp, trốn nộp BHXH của từng đơn vị có SDLĐ.
Đối với BHXH cấp tỉnh, sau khi giao kế hoạch thu đầu năm cho BHXH cấp huyện thu xong sẽ chia giai đoạn thực hiện kế hoạch thu thành 4 giai đoạn tương đương với 4 Quý để lấy báo cáo từ đơn vị cấp dưới. BHXH huyện Cẩm Khê sau khi nhận kế hoạch sẽ phân bổ kế hoạch thu theo 12 tháng cho cán bộ thu. Việc lấy báo cáo theo quý sẽ giúp cho BHXH tỉnh nắm được con số tình hình thu tại địa bàn đồng thời có cách hỗ trợ BHXH các cấp dưới nếu như có nguy cơ không hoàn thành kế hoạch đồng thời nắm được con số các đơn vị chây ỳ trên địa bàn để có cách xử lý vi phạm. Trong 4 giai đoạn theo dõi các đơn vị trích nộp BHXH, BHXH tỉnh sẽ căn cứ vào kết quả nộp để tính toán cho giai đoạn tiếp theo đảm bảo việc thu đủ, hạn chế tối đa tình trạng nộp muộn và trốn nộp BHXH. Trong các giai đoạn thì 2 giai đoạn đầu tiên tương đương với Quý I, Quý II BHXH tỉnh sẽ có kế hoạch thu triệt để, thu tối đa nhằm tránh việc dồn cuối năm khi mà các đơn vị SDLĐ không kịp thu tiền hang trả chậm từ việc kinh doanh của mình đồng thời cuối năm là giai đoạn thường chi tiêu nhiều hơn.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch thu BHXH công tác đánh giá tình hình kết quả thu và khả năng thu, truy thu là yếu tố quyết định đến việc đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu được giao hay không. Nếu việc đánh giá kết quả thu không hiệu quả sẽ dẫn đến việc thu nộp muộn từ các đơn vị, không đảm hoàn thành kết quả thu được giao.
3.2.3. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện các chính sách về quản lý thu BHXH BHXH
- Tăng cường quản lý đối tượng tham gia BHXH: là tăng cường số NLĐ tham gia các bảo hiểm bắt buộc này. Vậy cần thực một số biện pháp như sau:
+ Tăng cường vận động, công tác thông tin, tuyên truyền các kiến thức về BHXH rộng rãi đến với NLĐ, nâng cao hiểu biết của họ khi tham gia BHXH, cho
biết những quyền lợi những thủ tục những thông tin cần thiết cho NLĐ. Đặc biệt vận động thêm các đối tượng tham gia BHXH tham gia các tổ chức xã hội, đây là kênh thông tin tốt để thay đổi quan điểm không đúng của NLĐ về các chính sách xã hội đã được nhà nước quy định.
+ Phối hợp các với các cơ quan quản lý địa phương để nắm chắc về số lượng lao động tại các đơn vị SDLĐ để từ đó nắm chắc được số lao động phải đóng BHXH trên địa bàn và tích cực tuyên truyền cho những đối tượng chưa tham gia thì tích cực tham gia để nhận được lợi ích hợp pháp của mình.
+ Kiểm tra khảo sát, xác định chính xác đóng bảo hiểm tại các DN như: chủ động kiểm tra khảo sát các đợn vị SDLĐ, bám sát các đơn vị mới hoạt động, vận động và hướng dẫn các đơn vị này thực hiện đóng bảo hiểm bắt buộc cho NLĐ của mình.
+ Chủ động xây dựng các kế hoạch phối hợp liên ngành như Phòng Lao động Thương bịnh và Xã hội huyện Cẩm Khê, các ban quản lý khu công nghiệp... cung cấp tình hình SDLĐ nhằm sớm quản lý được đối tượng thu bào hiểm, phát hiện được các DN đang tìm cách trốn đóng bảo hiểm.
+ Thường xuyên tập huấn, tuyên truyền và tiếp xúc với NLĐ về các lĩnh vực BHXH bắt buộc mà người tham gia quan tâm, những khóa tập huấn này dựa trên những kiến thức cập nhật, những thông tin mới về tình hình thực tế, các quy trình quy định mà nhà nước đang ban hành và áp dụng.
- Giải pháp làm giảm tình trạng nợ đọng:
Ngành BHXH cần có chế tài xử phạt nặng đối với DN trốn đóng BHXH cho NLĐ. Từ đó, NSDLĐ sẽ không dám trốn đóng bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội hiện nay là rất lớn, đặc biệt một số DN tình trạng này có xu hướng kéo dài trong nhiều năm, mặc dù cán bộ viên chức Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm Khê đã có nhiều cố gắng đôn đốc thu hồi nợ đọng nhưng nó vẫn ở mức cao so với các khu vực khác. Để giảm nợ đọng BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi về BHXH cho NLĐ, BHXH huyện Cẩm Khê sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đọng tại những DN thời gian nợ kéo dài bằng các biện pháp sau:
+ Cơ quan BHXH tăng cường đối chiếu số thu-nộp BHXH với DN; theo dõi, đôn đốc và gửi thông báo số nợ đến DN định kỳ 15 ngày/1lần. Đồng thời cử cán bộ thu xuống kiểm tra, đối chiếu quỹ lương và tình hình công tác thu nộp của đơn vị sử dụng lao động. Lập biển bản đối chiếu số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN gửi cho cơ quan thanh tra chuyên ngành BHXH để thực hiện chức năng thanh tra theo quy định.
+ Tăng cường phối hợp với các ban ngành tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật BHXH của các DN; nhất là, đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác liên ngành kiểm tra thực hiện pháp luật BHXH. Qua đó kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để làm cơ sở thực hiện việc buộc trích nộp tiền từ tài khoản tiền gửi của DN tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện.
+ Kiên quyết tổ chức khởi kiện ra tòa đối với các đơn vị cố tình chây ỳ, trốn đóng BHXH.
+ Tạo điều kiện thuận lợi, nhất là cải cách thủ tục, hành chính để rút ngắn thời gian làm việc với cơ quan BHXH cho DN; kịp thời giải quyết các chế độ chính sách về BHXH cho NLĐ tại các DN thực hiện tốt công tác thu nộp BHXH.
+ Tăng cường phối hợp các, ban, ngành, cơ quan truyền thông đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHXH nhất là đối với các chủ SDLĐ và NLĐ.
Với các giải pháp trên, cùng với sự phối hợp và vào cuộc của hệ thống chính trị, chắc chắn số nợ BHXH tại các DN trong thời gian tới sẽ giảm, qua đó bảo đảm quyền lợi cho NLĐ tại các DN.
Đây được xem là mục tiêu chiến lược, cơ bản, cả trước mắt và về lâu dài nên BHXH huyện cần phải đề ra những biện pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện, cụ thể:
Quản lý chặt chẽ NLĐ và người SDLĐ:
- Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện cần nhanh chóng nắm bắt và báo cáo về tình hình biến động lao độngtrên địa bàn. Đặc biệt, không phân biệt giám sát đối với các đơn vị sử dụng lao động và các nhóm lao động quản lý. Trường hợp có sự biến động lớn hay đặc biệt cần nhanh chóng tham mưu với UBND tỉnh Phú Thọ
- Triển khai tốt Luật Lao động mới sửa đổi.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với chi cục thuế, tổ chức công đoàn,.... để nắm đầy đủ số lượng đơn vị sử dụng lao động và số lao động trên địa bàn. Nhanh chóng nắm bắt những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, trốn tránh đóng bảo hiểm xã hội.
Mở rộng đối tượng tham gia BHXH:
Đây là giải pháp có tính chất sống còn đối với hoạt động BHXH, mục đích của BHXH là bảo đảm đời sống cho Người lao động nói riêng nhưng mục đích lớn nhất là giải quyết tốt các vấn đề mà xã hội đặt ra.
Như vậy, mở rộng đối tượng tham gia BHXH là một biện pháp hữu hiệu đảm bảo được nguồn thu để chi trả để chi trả cho thế hệ nghỉ hưu hiện tại và các đối tượng khác. Vấn đề ở đây là mở rộng thế nào, trên cơ sở nào, có tiêu chí gì không, kinh nghiệm thực tế thế nào, hoặc có thể mở rộng đối tượng bằng mọi giá, mọi lúc, mọi nơi hay không.
Số lao động ký hợp đồng lao động thời vụ, hợp đồng lao động dưới 3 tháng và không ký hợp đồng lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH hiện nay. Vì vậy, các doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở này để lách luật, ký HĐLĐ với NLĐ dưới các hình thức trên để trốn đóng BHXH. Thiết nghĩ, những đối tượng này là những đối tượng làm các công việc tay chân, nặng nhọc, tiền lương tiền công thấp và không ổn định, cho nên những lao động này là đối tượng rất cần được bảo vệ.
3.2.4. Phối kết hợp với các ban ngành liên quan trong quá trình thực hiện
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành sẽ giúp ngành BHXH thực hiện tốt nguyên tắc của công tác thu đó là: thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, tránh tình trạng sảy ra thất thu. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Cần tăng cường hoạt động, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý hành chính và các cơ quan khác với nhau. Đồng thời cần phối hợp giữa việc điều tra dân số, lao động việc làm tại địa bàn huyện sẽ cung cấp thông tin cho BHXH huyện. Giúp BHXH nắm được một cách chính xác các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện cho việc theo dõi quản lý cũng như tăng cường mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
Việc phối hợp của Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước trong việc chuyển tiền thu và kiểm tra lại tổng quỹ lương xác minh chính xác số liệu của các đơn vị cung cấp, việc triển khai chế độ chính sách mới cần sự quan tâm của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân, phòng văn hoá thông tin huyện. Sự phối hợp của phòng Lao động- Thương binh- Xã hội huyện trong việc đối chiếu các đối tượng tăng giảm BHYT. Góp phần vào việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện, trong đó nghiệp vụ thu BHXH, BHYT thúc đẩy hoạt động của ngành BHXH có hiệu quả. Vì vậy chúng ta không ngừng đẩy mạnh việc thực hiện giải pháp này.
Cần phối hợp giữa việc điều tra dân số, lao động việc làm tại địa bàn huyện sẽ cung cấp thông tin cho BHXH huyện.Tăng cuờng phối hợp với cơ quan cấp giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh cho DN để có thông tin về biến động tăng, giảm số lượng DN trên địa bàn quản lý.
Kết hợp với cơ quan báo chí tổ chức báo, đài các hành vi tiêu cực sẽ được lên án, phê phán, đồng thời các hành vi tích cực sẽ được tuyên dương trước công luận. Trao đổi thông tin giữa cơ quan BHXH với cơ quan thuế để thống nhất mức lương.
Kết hợp với Ngân hàng thương mai, Kho bạc Nhà nước phong toả tài khoản khi cần thiết đối với các đơn vị nợ BHXH dài hạn, kết hợp với Toà án nhân dân trong việc xử lý vi phạm pháp luật về BHXH bằng hình thức khởi kiện, với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân hoặc Hội Cựu chiến binh để tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH.
3.2.5. Đẩy mạnh triển khai và thực hiện các chính sách liên quan đến BHXH bắt buộc
Phát triển ngành bảo hiểm bền vững trong điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn đòi hỏi cơ chế, chính sách phù hợp, sự năng động, tích cực của những người làm công tác BHXH, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan. Để tăng tỷ lệ bao phủ BHXH bắt buộc ở địa phương theo kế hoạch, BHXH trên địa bàn huyện đang thực hiện các giải pháp, trong đó chú trọng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. BHXH huyện đã và đang chú trọng tuyên truyền trực tiếp đến các đối tượng thuộc nhóm phải tham gia BHXH bắt buộc; đồng thời tiếp tục mở rộng hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT phát huy vai trò của những tổ chức đoàn thể, cá nhân có uy tín trong các khu dân cư để vận động người dân tham gia.
Hướng tới phát triển BHXH bắt buộc toàn dân bền vững trên địa bàn, BHXH huyện tiếp tục quan tâm đầu tư đổi mới, tăng cường công tác truyền thông; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong giám định, quản lý quỹ thu BHXH bắt buộc; nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng phục vụ, trong đó tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của chính sách BHXH bắt buộc trong cuộc sống cộng đồng. Cụ thể:
- Phải đưa vào HĐLĐ các điều khoản về BHXH một cách rõ ràng để người