Giới thiệu chung về huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 41)

2.1. Giới thiệu chung về huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ và cơ quan Bảo hiểm xã hộ

2.1.1. Giới thiệu chung về huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

2.1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý

“Huyện Cẩm Khê nằm ở phía hữu ngạn sông Thao. Cách thủ đô Hà Nội 80 km và thành phố Việt Trì 40 km về phía tây bắc, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Thanh Ba; Phía tây giáp huyện Yên Lập; Phía nam giáp huyện Tam Nông; Phía bắc giáp với Hạ Hòa.” (Cổng thông tin điện tử huyện Cẩm Khê)

b. Địa hình

Huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi và gò đồi, ở giữa là các khu đồng trũng tạo thành vùng lòng chảo và vùng bán sơn địa, vùng gò đồi chiêm trũng. Độ cao trung bình so với mặt biển từ 20 – 290 m.

“Địa hình Cẩm Khê chia làm 2 vùng; vùng đồi núi chiếm 30% diện tích tự nhiên, vùng đồng bằng và vùng trũng chiếm 70% diện tích tự nhiên, Cẩm Khê là vùng đất phù sa cổ được bồi tụ lắng đọng bởi lưu vực sông Thao.” (Cổng thông tin điện tử huyện Cẩm Khê)

Trên địa bàn Cẩm Khê có 2 con sông Thao, sông Bứa và 4 ngòi lớn chảy qua.

c. Khí hậu

Cẩm Khê nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 84%, nhiệt độ trung bình từ 22,5- 23,5°C. Tổng lượng mưa trung bình từ 1.650 – 1.850 mm/năm (mùa mưa từ tháng 4 – 10, mùa khô từ tháng 11 – 3 năm sau).

d. Dân số

e. Tài nguyên

Tổng diện tích tự nhiên: 23.392,4 ha

Cẩm Khê là có đất sét trắng ở Thủy Trầm (trữ lượng khoảng 30.000m3); đất sét xi măng ở Tiên Lương (trữ lượng khoảng 20 triệu m3), Cấp Dẫn (trữ lượng khoảng 10 triệu m3); Cao Lanh ở Tiên Lương (trữ lượng khoảng 103 triệu m3) và than nâu ở Tiên Lương.

Huyện Cẩm Khê có 31 đơn vị hành chính và là nơi sinh sống của các dân tộc như: Dao, Cao Lan, Kinh…

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - về xã hội a. Dân số và lao động

Với tổng dân số trên 136 nghìn người hiện nay, Huyện đang là địa phương có dân số đông hàng đầu của Tỉnh.

b. Cơ sở hạ tầng

+ Đường điện: Đường dây 35KV, 110KV chạy gần vị trí quy hoạch Khu công nghiệp.

+ Cấp nước: Cung cấp 12.000m3/ngày.đêm phục vụ cho công nghiệp và sinh hoạt của lao động trong Khu công nghiệp.

+ Hệ thống xử lý nước thải: Quy hoạch và sẽ xây dựng công trình xử lý nước thải với công suất dự kiến 10.500m3/ngày.đêm.

+ Hệ thống trao đổi thông tin: Hệ thống thông tin liên lạc thông suốt được cung cấp bởi các nhà mạng như Viettel, VNPT.

+ Hệ thống giao thông nội bộ: đường trục chính rộng 44,5m, mặt đường hai bên dải phân cách rộng 11,25m; đường nội bộ khu công nghiệp mặt đường rộng 11,25m.

2.1.1.3. Tình hình tăng trưởng kinh tế - xã hội

Trong năm 2016, tổng nguồn vốn đầu tư huyện Cẩm Khê được phê duyệt 126,6 tỷ đồng. Trong đó vốn từ ngân sách Trung ương, tỉnh huyện, gần 70 tỷ đồng, vốn đầu tư chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững 25,7 tỷ đồng, vốn đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 32,8 tỷ đồng. Trong năm, UBND huyện đã giải ngân, quyết toán 75 công trình với tổng mức đầu tư 102,7 tỉ

đồng. Hạ tầng KT-XH được đầu tư phát triển khá nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản suất và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trên địa bàn.

Tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 7,4% (đạt so với chỉ tiêu đề ra); giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ chiếm 18,1% (so với chỉ tiêu cơ cấu tương ứng là 15,31%); nông - lâm nghiệp - thủy sản đạt 44,22% (so với chỉ tiêu là 48,14%); thương mại dịch vụ đạt 37,68% trong cơ cấu kinh tế (so với chỉ tiêu là 36,51%); giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 21,3 triệu đồng. Trong năm 2017, huyện đặt ra chỉ tiêu dự toán thu ngân sách là 49,1 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2017 đã thu được 57,3 tỉ đồng, đạt 117% so với dự toán pháp lệnh, đạt 113% so với cùng kỳ. Trong đó, có 7/9 nguồn thu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao, đó là: Thu ngoài quốc doanh, từ doanh nghiệp công nghiệp, sử dụng đất phi nông nghiệp, thu trước bạ, thu tiền thuê đất, sử dụng đất và thu ngân sách khác. Huyện tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, kêu gọi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện đã có 149 doanh nghiệp hoạt động; 4 doanh nghiệp được tỉnh chấp thuận đầu tư vào huyện với số vốn gần 100 tỉ đồng. Đây là nguồn lực quan trọng để giải quyết việc làm, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Năm 2018, KT- XH của huyện tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá, tốc độ giá trị tăng thêm đạt 8,04%; giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 24,6 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại – dịch vụ; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng có bước tăng trưởng nhanh. Hoạt động tín dụng, ngân hàng được quan tâm chỉ đạo đầu tư phát triển và phát huy hiệu quả. Công tác thu, chi ngân sách đảm bảo dự toán giao với tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 700 tỷ đồng, vượt 39,4% so dự toán giao. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm và phát triển với 66 trường đạt chuẩn quốc gia; có thêm 02 xã và 14 khu đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 52,7%, tăng 1,5% so cùng kỳ; tạo việc làm mới cho 4.500 lao động, lao động có việc làm thường xuyên đạt 97.4%; tỷ lệ hộ dùng nước sạch và nước hợp vệ sinh đạt 95.7%. Công tác an ninh quốc phòng ngày càng được củng cố vững chắc.

2.1.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Cẩm Khê

a. Thuận lợi

- BHXH huyện Cẩm Khê đã tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn cơ bản luật BHXH, BHYT đến hầu hết cơ quan, doanh nghiệp và tới người dân.

- Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007; Luật BHYT có hiệu lực thi hành từ 01/7/2009, công tác BHXH, BHYT nói chung, công tác thu BHXH, BHYT nói riêng đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đặc biệt được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo BHXH tỉnh cùng sự phối hợp của các phòng, BHXH các huyện, thị xã.

- Công tác thu BHXH, BHYT đã dần đi vào nề nếp, BHXH huyện Cẩm Khê, có truyền thống hoàn thành tốt nhiệm vụ thu.

b. Khó khăn

- Về cơ bản, BHXH huyện Cẩm Khê “nắm và xác định được khá chính xác số đối tượng tham gia BHXH thuộc các cơ quan, đơn vị khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Còn đối với khối doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chưa xác định được đầy đủ và thực chất không quản lý được số đối tượng này.”

- “Việc khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH còn hạn chế, nhất là đối tượng ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.”

- “Do công tác tuyên truyền, giáo dục, phối hợp giữa các cơ quan chức năng nắm số lao động phải tham gia BHXH chưa tốt, chủ doanh nghiệp cố tình không chấp hành đúng luật, né tránh trách nhiệm phải đóng BHXH.”

- Kinh tế nói chung của huyện Cẩm Khê chưa phát triển, huyện chưa cân đối được ngân sách, hỗ trợ mức đóng chậm và chưa chủ động.

- “Do trình độ hiểu biết pháp luật thấp, nhận thức chưa đầy đủ về nghĩa vụ và quyền lợi phải tham gia BHXH của người lao động, trong khi đó nhu cầu việc làm lại rất bức xúc nên hầu hết người lao động chỉ nghĩ trước mắt về tiền lương, tiền thưởng mà không quan tâm đến các quyền lợi khác về BHXH, BHYT,... Đồng thời việc quan tâm bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho người lao động ở hầu

hết khối doanh nghiệp tại các địa phương chưa cao; vai trò của tổ chức công đoàn tại những doanh nghiệp có tổ chức công đoàn chưa được phát huy, đó là chưa kể đến số lượng rất lớn khối doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn.”

- “Một phần khác cũng do chính sách BHXH chưa thật sự hấp dẫn khuyến khích người lao động tham gia BHXH (một số quy định trong việc giải quyết chế độ, chính sách còn có sự bất cập, thủ tục giấy tờ còn phiền hà,...).”

- “Công tác quản lý việc thu bảo hiểm xã hội tại tỉnh chủ yếu dựa trên cơ sở chỉ tiêu thu của bảo hiểm xã hội Việt Nam, chưa thực sự xuất phát từ việc quản lý đối tượng theo luật định.”

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)