Tăng cường công tác tổ chức thực hiện các chính sách về quản lý thu BHXH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 77)

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt

3.2.3. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện các chính sách về quản lý thu BHXH

Việc chia lộ trình để thực hiện kế hoạch là hết sức hợp lý, khi nhìn vào lộ trình thực hiện BHXH các cấp sẽ bớt thấy lo khi nhìn vào con số quá lớn.

Việc thực hiện này đảm bảo việc theo dõi nộp BHXH của từng đơn vị chính xác, xác định được việc chậm nộp, trốn nộp BHXH của từng đơn vị có SDLĐ.

Đối với BHXH cấp tỉnh, sau khi giao kế hoạch thu đầu năm cho BHXH cấp huyện thu xong sẽ chia giai đoạn thực hiện kế hoạch thu thành 4 giai đoạn tương đương với 4 Quý để lấy báo cáo từ đơn vị cấp dưới. BHXH huyện Cẩm Khê sau khi nhận kế hoạch sẽ phân bổ kế hoạch thu theo 12 tháng cho cán bộ thu. Việc lấy báo cáo theo quý sẽ giúp cho BHXH tỉnh nắm được con số tình hình thu tại địa bàn đồng thời có cách hỗ trợ BHXH các cấp dưới nếu như có nguy cơ không hoàn thành kế hoạch đồng thời nắm được con số các đơn vị chây ỳ trên địa bàn để có cách xử lý vi phạm. Trong 4 giai đoạn theo dõi các đơn vị trích nộp BHXH, BHXH tỉnh sẽ căn cứ vào kết quả nộp để tính toán cho giai đoạn tiếp theo đảm bảo việc thu đủ, hạn chế tối đa tình trạng nộp muộn và trốn nộp BHXH. Trong các giai đoạn thì 2 giai đoạn đầu tiên tương đương với Quý I, Quý II BHXH tỉnh sẽ có kế hoạch thu triệt để, thu tối đa nhằm tránh việc dồn cuối năm khi mà các đơn vị SDLĐ không kịp thu tiền hang trả chậm từ việc kinh doanh của mình đồng thời cuối năm là giai đoạn thường chi tiêu nhiều hơn.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch thu BHXH công tác đánh giá tình hình kết quả thu và khả năng thu, truy thu là yếu tố quyết định đến việc đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu được giao hay không. Nếu việc đánh giá kết quả thu không hiệu quả sẽ dẫn đến việc thu nộp muộn từ các đơn vị, không đảm hoàn thành kết quả thu được giao.

3.2.3. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện các chính sách về quản lý thu BHXH BHXH

- Tăng cường quản lý đối tượng tham gia BHXH: là tăng cường số NLĐ tham gia các bảo hiểm bắt buộc này. Vậy cần thực một số biện pháp như sau:

+ Tăng cường vận động, công tác thông tin, tuyên truyền các kiến thức về BHXH rộng rãi đến với NLĐ, nâng cao hiểu biết của họ khi tham gia BHXH, cho

biết những quyền lợi những thủ tục những thông tin cần thiết cho NLĐ. Đặc biệt vận động thêm các đối tượng tham gia BHXH tham gia các tổ chức xã hội, đây là kênh thông tin tốt để thay đổi quan điểm không đúng của NLĐ về các chính sách xã hội đã được nhà nước quy định.

+ Phối hợp các với các cơ quan quản lý địa phương để nắm chắc về số lượng lao động tại các đơn vị SDLĐ để từ đó nắm chắc được số lao động phải đóng BHXH trên địa bàn và tích cực tuyên truyền cho những đối tượng chưa tham gia thì tích cực tham gia để nhận được lợi ích hợp pháp của mình.

+ Kiểm tra khảo sát, xác định chính xác đóng bảo hiểm tại các DN như: chủ động kiểm tra khảo sát các đợn vị SDLĐ, bám sát các đơn vị mới hoạt động, vận động và hướng dẫn các đơn vị này thực hiện đóng bảo hiểm bắt buộc cho NLĐ của mình.

+ Chủ động xây dựng các kế hoạch phối hợp liên ngành như Phòng Lao động Thương bịnh và Xã hội huyện Cẩm Khê, các ban quản lý khu công nghiệp... cung cấp tình hình SDLĐ nhằm sớm quản lý được đối tượng thu bào hiểm, phát hiện được các DN đang tìm cách trốn đóng bảo hiểm.

+ Thường xuyên tập huấn, tuyên truyền và tiếp xúc với NLĐ về các lĩnh vực BHXH bắt buộc mà người tham gia quan tâm, những khóa tập huấn này dựa trên những kiến thức cập nhật, những thông tin mới về tình hình thực tế, các quy trình quy định mà nhà nước đang ban hành và áp dụng.

- Giải pháp làm giảm tình trạng nợ đọng:

Ngành BHXH cần có chế tài xử phạt nặng đối với DN trốn đóng BHXH cho NLĐ. Từ đó, NSDLĐ sẽ không dám trốn đóng bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội hiện nay là rất lớn, đặc biệt một số DN tình trạng này có xu hướng kéo dài trong nhiều năm, mặc dù cán bộ viên chức Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm Khê đã có nhiều cố gắng đôn đốc thu hồi nợ đọng nhưng nó vẫn ở mức cao so với các khu vực khác. Để giảm nợ đọng BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi về BHXH cho NLĐ, BHXH huyện Cẩm Khê sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đọng tại những DN thời gian nợ kéo dài bằng các biện pháp sau:

+ Cơ quan BHXH tăng cường đối chiếu số thu-nộp BHXH với DN; theo dõi, đôn đốc và gửi thông báo số nợ đến DN định kỳ 15 ngày/1lần. Đồng thời cử cán bộ thu xuống kiểm tra, đối chiếu quỹ lương và tình hình công tác thu nộp của đơn vị sử dụng lao động. Lập biển bản đối chiếu số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN gửi cho cơ quan thanh tra chuyên ngành BHXH để thực hiện chức năng thanh tra theo quy định.

+ Tăng cường phối hợp với các ban ngành tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật BHXH của các DN; nhất là, đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác liên ngành kiểm tra thực hiện pháp luật BHXH. Qua đó kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để làm cơ sở thực hiện việc buộc trích nộp tiền từ tài khoản tiền gửi của DN tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện.

+ Kiên quyết tổ chức khởi kiện ra tòa đối với các đơn vị cố tình chây ỳ, trốn đóng BHXH.

+ Tạo điều kiện thuận lợi, nhất là cải cách thủ tục, hành chính để rút ngắn thời gian làm việc với cơ quan BHXH cho DN; kịp thời giải quyết các chế độ chính sách về BHXH cho NLĐ tại các DN thực hiện tốt công tác thu nộp BHXH.

+ Tăng cường phối hợp các, ban, ngành, cơ quan truyền thông đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHXH nhất là đối với các chủ SDLĐ và NLĐ.

Với các giải pháp trên, cùng với sự phối hợp và vào cuộc của hệ thống chính trị, chắc chắn số nợ BHXH tại các DN trong thời gian tới sẽ giảm, qua đó bảo đảm quyền lợi cho NLĐ tại các DN.

Đây được xem là mục tiêu chiến lược, cơ bản, cả trước mắt và về lâu dài nên BHXH huyện cần phải đề ra những biện pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện, cụ thể:

Quản lý chặt chẽ NLĐ và người SDLĐ:

- Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện cần nhanh chóng nắm bắt và báo cáo về tình hình biến động lao độngtrên địa bàn. Đặc biệt, không phân biệt giám sát đối với các đơn vị sử dụng lao động và các nhóm lao động quản lý. Trường hợp có sự biến động lớn hay đặc biệt cần nhanh chóng tham mưu với UBND tỉnh Phú Thọ

- Triển khai tốt Luật Lao động mới sửa đổi.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với chi cục thuế, tổ chức công đoàn,.... để nắm đầy đủ số lượng đơn vị sử dụng lao động và số lao động trên địa bàn. Nhanh chóng nắm bắt những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, trốn tránh đóng bảo hiểm xã hội.

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH:

Đây là giải pháp có tính chất sống còn đối với hoạt động BHXH, mục đích của BHXH là bảo đảm đời sống cho Người lao động nói riêng nhưng mục đích lớn nhất là giải quyết tốt các vấn đề mà xã hội đặt ra.

Như vậy, mở rộng đối tượng tham gia BHXH là một biện pháp hữu hiệu đảm bảo được nguồn thu để chi trả để chi trả cho thế hệ nghỉ hưu hiện tại và các đối tượng khác. Vấn đề ở đây là mở rộng thế nào, trên cơ sở nào, có tiêu chí gì không, kinh nghiệm thực tế thế nào, hoặc có thể mở rộng đối tượng bằng mọi giá, mọi lúc, mọi nơi hay không.

Số lao động ký hợp đồng lao động thời vụ, hợp đồng lao động dưới 3 tháng và không ký hợp đồng lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH hiện nay. Vì vậy, các doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở này để lách luật, ký HĐLĐ với NLĐ dưới các hình thức trên để trốn đóng BHXH. Thiết nghĩ, những đối tượng này là những đối tượng làm các công việc tay chân, nặng nhọc, tiền lương tiền công thấp và không ổn định, cho nên những lao động này là đối tượng rất cần được bảo vệ.

3.2.4. Phối kết hợp với các ban ngành liên quan trong quá trình thực hiện

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành sẽ giúp ngành BHXH thực hiện tốt nguyên tắc của công tác thu đó là: thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, tránh tình trạng sảy ra thất thu. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Cần tăng cường hoạt động, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý hành chính và các cơ quan khác với nhau. Đồng thời cần phối hợp giữa việc điều tra dân số, lao động việc làm tại địa bàn huyện sẽ cung cấp thông tin cho BHXH huyện. Giúp BHXH nắm được một cách chính xác các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện cho việc theo dõi quản lý cũng như tăng cường mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

Việc phối hợp của Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước trong việc chuyển tiền thu và kiểm tra lại tổng quỹ lương xác minh chính xác số liệu của các đơn vị cung cấp, việc triển khai chế độ chính sách mới cần sự quan tâm của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân, phòng văn hoá thông tin huyện. Sự phối hợp của phòng Lao động- Thương binh- Xã hội huyện trong việc đối chiếu các đối tượng tăng giảm BHYT. Góp phần vào việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện, trong đó nghiệp vụ thu BHXH, BHYT thúc đẩy hoạt động của ngành BHXH có hiệu quả. Vì vậy chúng ta không ngừng đẩy mạnh việc thực hiện giải pháp này.

Cần phối hợp giữa việc điều tra dân số, lao động việc làm tại địa bàn huyện sẽ cung cấp thông tin cho BHXH huyện.Tăng cuờng phối hợp với cơ quan cấp giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh cho DN để có thông tin về biến động tăng, giảm số lượng DN trên địa bàn quản lý.

Kết hợp với cơ quan báo chí tổ chức báo, đài các hành vi tiêu cực sẽ được lên án, phê phán, đồng thời các hành vi tích cực sẽ được tuyên dương trước công luận. Trao đổi thông tin giữa cơ quan BHXH với cơ quan thuế để thống nhất mức lương.

Kết hợp với Ngân hàng thương mai, Kho bạc Nhà nước phong toả tài khoản khi cần thiết đối với các đơn vị nợ BHXH dài hạn, kết hợp với Toà án nhân dân trong việc xử lý vi phạm pháp luật về BHXH bằng hình thức khởi kiện, với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân hoặc Hội Cựu chiến binh để tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH.

3.2.5. Đẩy mạnh triển khai và thực hiện các chính sách liên quan đến BHXH bắt buộc

Phát triển ngành bảo hiểm bền vững trong điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn đòi hỏi cơ chế, chính sách phù hợp, sự năng động, tích cực của những người làm công tác BHXH, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan. Để tăng tỷ lệ bao phủ BHXH bắt buộc ở địa phương theo kế hoạch, BHXH trên địa bàn huyện đang thực hiện các giải pháp, trong đó chú trọng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. BHXH huyện đã và đang chú trọng tuyên truyền trực tiếp đến các đối tượng thuộc nhóm phải tham gia BHXH bắt buộc; đồng thời tiếp tục mở rộng hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT phát huy vai trò của những tổ chức đoàn thể, cá nhân có uy tín trong các khu dân cư để vận động người dân tham gia.

Hướng tới phát triển BHXH bắt buộc toàn dân bền vững trên địa bàn, BHXH huyện tiếp tục quan tâm đầu tư đổi mới, tăng cường công tác truyền thông; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong giám định, quản lý quỹ thu BHXH bắt buộc; nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng phục vụ, trong đó tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của chính sách BHXH bắt buộc trong cuộc sống cộng đồng. Cụ thể:

- Phải đưa vào HĐLĐ các điều khoản về BHXH một cách rõ ràng để người lao động ý thức được trách nhiệm của mình và doanh nghiệp trong việc tham gia BHXH; cần phân tách cụ thể cấp, ngành quản lý của các doanh nghiệp về nơi sản xuất kinh doanh và số lượng lao động sử dụng, HĐLĐ, thang lương, bẳng lương. Đây chính là yếu tố cơ bản để BHXH có cơ sở khai thác, phát triển BHXH đến với người lao động và kiểm tra việc thực hiện BHXH đối với người lao động.

- Theo Điều 216 Bộ luật Hình sự (sửa đổi) quy định, “người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ sáu tháng trở lên, đã bị xửa phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, phạm tội thì bị phạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc bị phạt từ 2 – 7 năm tù.” (Quốc Hội)

Mức xử phạt hiện nay còn thấp cho nên nhiều doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt để khỏi phải đóng BHXH. Do vậy, chính phủ nên sớm ban hành đồng bộ quy định về chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm. Cơ quan BHXH chưa có chức năng thanh tra, xử phạt đối với các đơn vị vi phạm về BHXH, thanh tra lao động có chức năng nhưng lại không thường xuyên kiểm tra, thanh tra kịp thời, có những trường hợp phát hiện vi phạm thì chủ yếu chỉ nhắc nhở hoặc xử phạt ở mức thấp.

3.2.6. Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc

Ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất ngày càng được quan tâm vì thấy rõ lợi ích và tầm quan trọng của nó mang lại. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho việc quản lý và trao đổi thông tin giữa các thành viên được

nhanh chóng, chính xác và dễ dàng hơn. Thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cán bộ giảm bớt được nhiều công việc, quản lý số liệu tốt hơn. Các cán bộ sử dụng thành thạo máy vi tính trong nghiệp cụ chuyên môn của mình sẽ đáp ứng nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao của ngành. Hơn nữa việc ứng dụng phần mềm còn giúp cán bộ thu hoàn thành báo cáo theo định kỳ một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó giúp BHXH tỉnh nắm rõ tình hình thực hiện công tác thu BHXH tại huyện thông qua đó có thể đưa ra phương hướng chỉ đạo phù hợp.

Xét trên phạm vi cả nước, hơn “87% người dân tham gia BHYT, trên 14 triệu người tham gia BHXH, và tiến tới thực hiện BHXH toàn dân theo tinh thần cải cách chính sách BHXH đã được Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 xác định – để nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia và hưởng BHXH, BHYT, hơn lúc nào hết, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa BHXH đã trở thành yêu cầu cấp thiết.”

Những năm gần đây, ứng dụng CNTT trong ngành bảo hiểm xã hội đang được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả: Hệ thống lưu trữ hồ sơ điện tử ngành BHXH để

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)