2.3. Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Cẩm Khê,
2.3.8. Thanh tra, kiểm tra việc thu nộp Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Công tác kiểm tra được thực hiện nhằm xác định xem quá trình quản lý đối tượng tham gia, quản lý quỹ lương của các đơn vị và quản lý tiền thu BHXH có được thực hiện đúng quy định hay không. Công tác thanh kiểm tra được tiến hành trong nội bộ của cơ quan BHXH, nội bộ của đơn vị SDLĐ theo định kỳ: quý, 6 tháng đầu năm, 9 tháng, một năm.
Trong những năm qua, công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thu BHXH trên địa bàn huyện Cẩm Khê đã từng bước đi vào nề nếp.
Bảng 2.6. Tình hình kiểm tra đóng BHXH của BHXH huyện Cẩm Khê
Đvt: lần Năm Chỉ tiêu Hình thức 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 (%) So sánh 2018/2017 (%) Kiểm tra định kỳ 17 21 25 23,53 19,04 Kiểm tra đột xuất 8 10 9 25,0 (10,0)
Kiểm tra liên ngành 3 4 4 33,3 0
Tổng cộng 28 35 38 25,0 8,57
(Nguồn: BHXH huyện Cẩm Khê, 2016 - 2018)
Từ năm 2016 đến 2018, BHXH huyện Cẩm Khê tổ chức và phối hợp với các ban ngành tiến hành 101 cuộc kiểm tra. Qua quá trình kiểm tra công tác thu tại BHXH huyện Cẩm Khê nhận thấy vẫn còn những tồn tại vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH và tiến hành xử phạt theo nghị định 135/2007/NĐ-CP và nghị định 86/2010/ NĐ-CP ngày 13/8/2010: Năm 2016 qua kiểm tra Đoàn đã xử phạt 04 đơn vị với số tiền 11.000.000 đồng; xử phạt một số đơn vị có số nợ đọng lớn và kéo dài với số tiền là 35.400.000 đồng. Truy thu số tiền 28.760.000 đồng do tính sai, thiếu của người lao động. Năm 2018 qua kiểm tra đoàn xử phạt 5 đơn vị với số tiền
25.725.000 đồng. Truy thu số tiền 172.900.000 đồng do phụ cấp chức vụ lãnh đạo Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn trong các cơ sở giáo dục theo Thông tư số 33/2005/TT - BGD & ĐT.
Công tác thanh tra, kiểm tra đã giúp cơ quan BHXH huyện phát hiện ra các hành vi vi phạm. Lỗi phổ biến nhất là các doanh nghiệp kê khai chưa chính xác số lao động, mức lương làm căn cứ tính BHXH cũng không đúng thực tiễn,….
Kết quả thực hiện truy thu nợ đọng BHXH bắt buộc:
Nhận thức rõ vai trò của hoạt động truy thu nợ đọng BHXH, trong những năm qua cán bộ phụ trách thu BHXH của huyện Cẩm Khê đã nỗ lực cố gắng hoàn thành mục tiêu đề ra.
Với phương châm thu đúng, thu đủ, tích cực mở rộng đối tượng tham gia BHXH nhằm tăng nguồn thu BHXH. Tình hình thu, nộp BHXH thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.7. Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Cẩm Khê giai đoạn 2016-2018 Đvt: triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%)
Số tiền BHXH phải thu 14.222 19.944 24.543 40,2 23,1
Số tiền BHXH đã thu 15.083 20.552 22.781 36,3 10,8
Số tiền nợ đọng 861 1.158 1.762 34,5 52,1
Tỉ lệ nợ đọng 6,06 5,81 7,18 - -
(Nguồn: BHXH huyện Cẩm Khê, 2016 - 2018)
Trong thời gian qua, việc không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật BHXH về trích nộp BHXH, nợ đọng, chiếm dụng tiền đóng BHXH vẫn diễn ra. Tình hình nợ đọng BHXH qua các năm còn khá cao, năm 2016 số nợ là 861 triệu đồng (6,06%). Năm 2018 số nợ là 1.762 triệu đồng (7,18%). Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh nên nợ đọng tiền đóng BHXH kéo dài, một số đơn vị, doanh nghiệp vẫn còn chây ì nợ đóng BHXH, trốn đóng BHXH.
“Phân tích nguyên nhân làm gia tăng tình trạng nợ đọng BHXH, ta thấy rằng: do cơ chế chính sách như chế tài xử lý vi phạm còn nhiều bất cập (mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp); do quy định mức lãi suất chậm đóng thấp hơn mức lãi vay ngân hàng nên đại bộ phận doanh nghiệp cố tình nợ BHXH chấp nhận phạt để chiếm dụng quỹ, cơ quan BHXH không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm do đó khi kiểm tra phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm chỉ nhắc nhở.”
“Bên cạnh đó còn do tình hình kinh tế xã hội thời gian qua gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm, sản xuất đình đốn,...; mặt khác còn do nguyên nhân chủ quan từ phía chủ sử dụng lao động và người lao động. Nhận thức về trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT của người sử dụng lao động còn hạn chế nhất là khu vực ngoài nhà nước; việc ký kết hợp đồng lao động chưa được thực hiện đầy đủ, theo mùa vụ để trốn đóng BHXH; tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng thấp hơn mức thực trả.”
Để ngăn chặn được hành vi này đòi hỏi công tác quản lý thu phải nâng cao hơn nữa đặc biệt đối với từng chuyên quản thu của doanh nghiệp, phải thường xuyên nắm bắt được tình hình tăng giảm lao động, quỹ lương tham gia BHXH của doanh nghiệp đăng ký ban đầu với phòng Lao động Thương binh và Xã hội, “nếu phát hiện có những dấu hiệu bất thường có thể yêu cầu doanh nghiệp cho kiểm tra thực tế lao động đang làm việc để sớm phát hiện các hành vi trục lợi quỹ như đã phân tích ở trên. Sau khi kiểm tra nếu thực tế có hiện tượng trục lợi quỹ BHXH có thể đề nghị cho thoái thu số tiền đã tham gia và truy thu số tiền đã thanh toán để hoàn lại quỹ.”