Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý sâu hại trúc sào (phyllostachys pubescens mazel ex h de lehaie) tại huyện bảo lạc, cao bằng​ (Trang 30 - 33)

3.1.1. Vị trí địa lý

Bảo lạc là huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía tây tỉnh Cao Bằng, trung tâm thị trấn Bảo Lạc cách thị xã Cao Bằng 128 Km theo đường quốc lộ 34.

Có toạ độ địa lý: Từ 205 0 31’ đến 105 0 kinh độ Đông. Từ 22 0 34’ đến 23 0 08’ vĩ độ Bắc.

3.1.2. Địa hình, địa mạo

Bảo Lạc có địa hình phổ biến là núi trung bình, núi thấp uốn nếp bị chia cắt mạnh, xen kẽ là các thung lũng và bồn địa nhỏ hẹp, có độ cao trung bình so với mực nươc biển là 1.000m.

3.1.3. Khí hậu

Khí hậu của Bảo Lạc là sự kết hợp khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa và tính chất khí hậu vùng cao cận nhiệt đới. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 tập trung 90% lượng mưa cả năm, khí hậu ẩm và dịu mát; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp. Mùa khô thường xuất hiện sương muối vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Mùa mưa khí hậu nóng ẩm nhiệt độ trung bình 26 0C, mùa khô lạnh nhiệt độ trung bình 18,8 0C. Do có sự chênh lệch về độ cao giữa 2 vùng nên hình thành tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới gồm các xã như: Xuân Trường, Hồng An, Huy Giáp, Đình Phùng… Thời tiết ở các xã này không phù hợp với việc cach tác 2 vụ lúa vì lượng mưa trung bình hàng năm thấp khoảng từ 1.200 - 1.400mm.

Nhìn chung, thời tiết và khí hậu của huyện thích hợp với sự phát triển đa dạng về sinh học, đặc biệt là thảm thực vật tự nhiên, các loại cây lâu năm, cây chịu hạn. Tuy nhiên do đặc điểm lượng mưa tập trung trong thời gian ngắn nên

khi bố trí cây trồng cần tính đến việc hạn chế rửa trôi, giữ ẩm cho đất, bố trí các cây trồng có tính chịu hạn cao do lượng mưa trung bình của huyện thấp.

3.1.3.1. Chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,4oC, trong đó nhiệt độ năm cao nhất từ khoảng 40oC, thấp nhất khoảng 3oC. Mùa khô nhiệt độ bình quân dao động 16 - 20oC (vùng núi cao 20oC), mùa mưa nhiệt độ bình quân dao động từ 23 - 25oC.

Tháng nóng nhất là tháng 4 nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên 35oC (ngày có nhiệt độ cao nhất 40oC); tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 nhiệt độ trung bình xuống 3oC. Vùng núi cao và vùng thấp trũng nhiệt độ cũng chỉ hạ thấp hơn so với vùng khác từ 4- 5oC.

3.1.3.2. Chế độ mưa ẩm

Lượng mưa trong năm có sự khác biệt giữa các tiểu vùng trong huyện, do sự phân hóa phức tạp của địa hình, lượng mưa chênh lệch nhau từ 500 - 600mm có khi lên tới 1.000mm. Lượng mưa trung bình năm từ 1.800mm - 2.000mm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Tháng mưa nhiểu nhất vào tháng 8,9; tháng mưa ít nhất vào tháng 1,2.

Độ ẩm không khí trung bình 84%, trong đó các khu vực trong huyện độ ẩm đều đạt trên 80%. Vùng có lượng mưa trung bình năm lớn là vùng có trị số độ ẩm trung bình năm cao và ngược lại. Độ bốc hơi vào mùa khô trung bình 14,6 - 15,7mm/ngày, độ bốc hơi mùa mưa trung bình 1,5 - 1,7mm/ngày.

3.1.3.3. Chế độ gió

Hướng gió thịnh hành vào mùa mưa là gió Tây Nam, mùa khô là gió Đông Bắc, tốc độ gió tương đối lớn (2,4 - 2,5m/s) làm tăng khả năng bốc, thoát hơi nước trong các tháng mùa khô, độ ẩm đất xuống đến độ ẩm cây héo, cây trồng bị chết nếu không có các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất và tài nguyên nước.

3.1.4. Tài nguyên rừng

Toàn huyện hiện có 84.501 ha rừng, chiếm 91,92% tổng diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã Cốc Pàng, Xuân Trường, Sơn Lộ và Hồng Trị.

- Thực vật: Thảm thực vật rất đa dạng và phong phú được phân bổ ở tất cả

các xã. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, Nghiến, gụ… đã góp phần ổn định sinh thái, giữ nước đầu nguồn, hạn chế quá trình xói mòn đất, duy trì cảnh quan và bảo vệ môi trường.

- Động vật: Liền kề với Khu bảo tồn thiên nhiên Phja Oắc thuộc huyện

Nguyên Bình, rừng của huyện có nhiều loại thú quý hiếm như: Lợn rừng, Khỉ vàng, Cầy hương, Cầy mực, Tê Tê, Sóc, Nhím..., các loại bò sát (Hổ mang chúa, Hổ mang, Cạp nong, Cạp nia, Rắn ráo, Trăn đất, Tắc kè, Ba ba trơn) và động vật móng guốc (Hươu, Nai)

3.1.5. Thực trạng môi trường

3.1.5.1. Môi trường nước

Nhìn chung môi trường nước huyện Bảo Lạc chưa có dấu hiệu suy giảm đáng kể. Tuy nhiên nguồn nước mặt cung cấp cho sinh hoạt chịu tác động trực tiếp của tự nhiên, con người, động vật nên nhiều nơi không đảm bảo vệ sinh.

Các khu vực dân cư tập trung như thị trấn Bảo Lạc có mức độ đô thị hóa mạnh hơn, sông suối chảy qua các khu vực này có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ cao, hàm lượng Amonia và một số chất dinh dưỡng khác trong nước khá cao.

3.1.5.2. Môi trường không khí và tiếng ồn

Mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn tại Bảo Lạc là không đáng kể do hoạt động công nghiệp trong huyện chưa phát triển, mức độ đô thị hóa còn thấp. Khả năng tiềm ẩn gây ô nhiễm không khí do chất lượng đường giao thông còn kém.

3.1.5.3. Môi trường đất

Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất huyện Bảo Lạc là việc sử dụng không hợp lý phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và kích thích sinh trưởng.

Ngoài ra, việc canh tác thiếu hợp lý các loại cây trồng trên các vùng sinh thái đặc thù của vùng đông bắc cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa, bạc màu và rửa trôi.

Chất thải từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất chưa được xử lý thích hợp là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất tại địa phương. Bên cạnh đó, cần chú ý hơn tới những điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vì là những nơi thường gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý sâu hại trúc sào (phyllostachys pubescens mazel ex h de lehaie) tại huyện bảo lạc, cao bằng​ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)