Ảnh hưởng của địa hình dưới mật độ sâu hại chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý sâu hại trúc sào (phyllostachys pubescens mazel ex h de lehaie) tại huyện bảo lạc, cao bằng​ (Trang 52 - 53)

Tại khu vực nghiên cứu rừng trồng thuần loài Trúc sào tập trung chủ yếu ở các vị trí chân đồi và sườn đồi. Để thấy được sự ảnh hưởng của độ cao đến các loài sâu hại đã chọn 2 ô tiêu chuẩn điển hình là ô số 11 và 12 có cùng đặc điểm và cùng hướng phơi. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của vị trí độ cao tới mật độ sâu hại chủ yếu Loài sâu

Vị trí

Châu chấu lưng vàng

Châu chấu

lưng xanh Vòi voi nhỏ Bọ xít tre

Bọ nẹt xanh

Sườn đồi 0,17 0,34 0,24 0,18 0,45

Chân đồi 0,40 0,85 0,54 0,30 0,71

Ở tất cả năm loài sâu hại mật độ ở chân đồi đều cao hơn ở sườn đồi.

Kêt quả kiểm tra độ chênh lệch mật độ bằng tiêu chuẩn U được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.5: Kiểm tra sự chênh lệch mật độ sâu hại

Stt Loài côn trùng U

1 Châu chấu lưng xanh 3,84

2 Vòi voi nhỏ 5,00

3 Bọ xít tre 4,23

4 Châu chấu lưng vàng 4,08

Ở cả năm loài sâu hại giá trị U đều lớn hơn 1,96 cho thấy mật độ sâu hại có sự khác nhau rõ rệt.

Nếu coi đặc điểm sinh trưởng của cây thức ăn là nguyên nhân của sự khác nhau này thì các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính gốc (D00), chiều cao vút ngọn (HVN) cũng phải có sự khác nhau rõ ràng. Kết quả so sánh sinh trưởng của Trúc sào như sau:

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của địa hình đến sinh trưởng Trúc sào

Chỉ tiêu Vị trí

Chiều cao HVN Đường kính D00

S2 U S2 U

Sườn đồi 1,611 5,067 1,724 3,485

Chân đồi 5,49 1,957

Kết quả từ bảng trên cho thấy giá trị U của đường kính là 3,854cm và của chiều cao là 5,067m đều có giá trị lớn và lớn hơn rất nhiều so với 1,96, điều này chứng tỏ sinh trưởng của cây trồng trên các vị trí địa hình có sự khác biệt rất lớn.

Sự khác nhau này theo tôi là do tầng đất ở vị trí trên đồi thường có độ dầy lớn hơn các vị trí sườn đồi nên cây trúc sào ở vị trí này thường phát triển tốt hơn và thảm thực bì cũng tốt hơn và là nơi cư trú và đẻ trứng của nhiều loài côn trùng do đó dẫn đến số lượng côn trùng ở các vị trí chân đồi thường lớn hơn vị trí sườn đồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý sâu hại trúc sào (phyllostachys pubescens mazel ex h de lehaie) tại huyện bảo lạc, cao bằng​ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)