Xuất biện pháp phòng chống sâu hại trúc sào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý sâu hại trúc sào (phyllostachys pubescens mazel ex h de lehaie) tại huyện bảo lạc, cao bằng​ (Trang 59 - 63)

4.5.1. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Công tác trồng Trúc sào cần tuân thủ theo quy trình kỹ thuật, đúng mùa đảm bảo cây sống với tỷ lệ cao, sinh trưởng tốt, có sức đề kháng với sâu bệnh.

Trước khi trồng cần tiến hành xử lý đất, phát dọn thực bì vệ sinh rừng để tiêu diệt các loài sâu hại.

Tiến hành cuốc xới vun gốc để cây sinh trưởng tốt và ra măng sớm.

Trong thời gian nhất định tiến hành chăm sóc tỉa thưa, loại bỏ những cây sinh trưởng kém, tạo điều kiện cho cây ra măng sớm.

Thực hiện đúng các quy định về khai thác vào mùa măng, sau khi khai thác phải vệ sinh rừng.

4.5.2. Biện pháp sinh học

Điều tra thành phần các loài thiên địch của các loài sâu hại chủ yếu.

Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của các loài thiên địch và tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển.

Sử dụng lá xoan ta chiết xuất với tỉ lệ 1kg lá: 9lít nước sau đó cho thêm 25% nước xà phòng và quét dịch đó vào cây măng.

4.5.3. Biện pháp cơ giới vật lý

Kết hợp với việc điều tra sâu hại, cuốc xới đất, tỉa thưa cây sâu bệnh và phát dọn vệ sinh rừng thường xuyên.

Nếu có thể cần bọc tất cả các cây măng có chiều cao từ 25cm trở lên, khi bọc cần nhẹ nhàng để tránh làm cho túi bị rách, không nên khai thác măng tại khu vực đã bọc.

4.5.4. Biện pháp phòng chống một số loài sâu hại Trúc sào

4.5.4.1. Phòng chống châu chấu hại lá

Mặc dù các loài châu chấu chưa phát dịch tại khu vực nghiên cứu nhưng đây có thể xem là loài có khả năng phát dịch cao, mặt khác châu chấu đã phát dịch ở nhiều nơi, vì vậy cần có các biện pháp phòng trừ thích hợp, để hạn chế khả năng phát dịch của loài này.

Điều tra tiêu diệt trứng ở những nơi nhiều xác châu chấu trưởng thành, và nơi có nhiều sâu ban miêu tập trung.

Bảo vệ các loài thiên địch. Nếu gần nơi dân cư tiến hành thả gia cầm để tiêu diệt châu chấu.

Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc, nếu vào đầu tháng 4 khi sâu non xuất hiện cần tiến hành bắt giết, hoặc dùng thuốc hóa học để phòng trừ.

4.5.4.2. Phòng chống vòi voi nhỏ

Vòi voi là loài sâu hại măng nguy hiểm do vậy cần thường xuyên theo dõi, để áp dụng các biện pháp phòng trừ.

Trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 đây là khoảng thời gian có măng, trong giai đoạn này cần tiến hành điều tra theo dõi liên tục khi thấy sâu trưởng thành xuất hiện cần huy động nguồn lực để tiến hành bọc măng, đây là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ măng.

Đồng thời với biện pháp bọc măng cần huy động bắt sâu trưởng thành, khi thấy mật độ tăng có thể dùng thuốc thảo mộc.

4.5.4.3. Phòng chống bọ xít

Đây cũng là nhóm sâu hại nguy hiểm với cây trúc sào chúng có thể hút dịch của cây và măng làm cho cây sinh trưởng phát triển kém.

Bọ xít thường ở những nơi có độ ẩm cao ít ánh sáng, do vậy cần tỉa thưa, phát dọn thực bì cho quang đãng, tạo môi trường không thuận lợi cho bọ xít.

Áp dụng biện pháp bọc bảo vệ bằng các nguyên liệu sẵn có, để bọ xít không tiếp xúc và gây hại cho măng.

4.5.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu hại

- Xây dựng mạng lưới theoo dõi sâu hại từ cấp thôn bản trở lên, tổ chức tập huấn diễn tập về quản lý sâu hại tổng hợp.

- Tuyên truyền cho nhân dân về vai trò và lợi ích của công tác phòng trừ sâu hại một cách thường xuyên bằng hình ảnh, để nâng cao nhận thức về tác hại của côn trùng gây hại.

- Tổ chức xây dựng các mô hình quản lý sâu hại tổng hợp phù hợp với dân trí và trình độ xã hội.

- Xây dựng chính sách thu hút đầu tư các trương trình dự án trong và ngoài nước. Đầu tư hỗ trợ người dân trong công tác kinh doanh trúc sào như hỗ trợ giống, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm.

Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp sâu hại

Quản lý tổng hợp sâu hại cần phải tiến hành thường xuyên và có kế hoạch cụ thể. - Căn cứ vào tình hình sâu hại cụ thể của khu vực.

- Căn cứ vào đặc tính sinh học của các loài sâu hại chủ yếu. - Căn cứ đặc điểm của các trận dịch sâu hại (nếu có).

a) Chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư, kinh phí

Tổ chức lực lượng phòng trừ sâu hại tại địa phương là chủ rừng, mở lớp tập huấn nghiệp vụ phòng trừ sâu hại cho người dân địa phương.

Xây dựng quỹ phòng trừ sâu hại từ cấp thôn bản trở lên. Để có nguồn kinh phí thường xuyên cho công tác phòng trừ sâu hại.

b) Xây dựng mạng lưới điều tra, dự tính, dự báo

Địa phương cần có có cán bộ chuyên trách điều tra, dự tính, dự báo sâu hại vào từng thời điểm của năm.

Phối hợp với cơ quan chức năng như phòng bảo vệ thực vật của huyện… để bàn các biện pháp phòng trừ.

Xây dựng hệ thống các ô tiêu chuẩn nghiên cứu theo nguyên tắc chung của công tác điều tra sâu hại.

Tiến hành điều tra trên các cây tiêu chuẩn và các ô dạng bản.

c) Các biện pháp phòng trừ

- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh bao gồm: Lựa chọn cây trồng tốt, hạn chế sâu hại, trồng chăm sóc tỉa thưa, và khai thác đúng kỹ thuật.

- Biện pháp sinh học: Sử dụng thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá xoan ta, phun hoặc quét lên thân cây, bảo vệ nguồn thức ăn nơi cư chú cho các loài thiên địch. Như chim, nhện…

- Biện pháp bọc măng.

- Biện pháp hóa học: chỉ khi mật độ sâu hại tăng lên ta mới áp dụng biện pháp này đối với từng loài sâu hại nhất định.

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý sâu hại trúc sào (phyllostachys pubescens mazel ex h de lehaie) tại huyện bảo lạc, cao bằng​ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)