Biện pháp phòng chống một số loài sâu hại Trúc sào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý sâu hại trúc sào (phyllostachys pubescens mazel ex h de lehaie) tại huyện bảo lạc, cao bằng​ (Trang 60 - 61)

4.5.4.1. Phòng chống châu chấu hại lá

Mặc dù các loài châu chấu chưa phát dịch tại khu vực nghiên cứu nhưng đây có thể xem là loài có khả năng phát dịch cao, mặt khác châu chấu đã phát dịch ở nhiều nơi, vì vậy cần có các biện pháp phòng trừ thích hợp, để hạn chế khả năng phát dịch của loài này.

Điều tra tiêu diệt trứng ở những nơi nhiều xác châu chấu trưởng thành, và nơi có nhiều sâu ban miêu tập trung.

Bảo vệ các loài thiên địch. Nếu gần nơi dân cư tiến hành thả gia cầm để tiêu diệt châu chấu.

Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc, nếu vào đầu tháng 4 khi sâu non xuất hiện cần tiến hành bắt giết, hoặc dùng thuốc hóa học để phòng trừ.

4.5.4.2. Phòng chống vòi voi nhỏ

Vòi voi là loài sâu hại măng nguy hiểm do vậy cần thường xuyên theo dõi, để áp dụng các biện pháp phòng trừ.

Trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 đây là khoảng thời gian có măng, trong giai đoạn này cần tiến hành điều tra theo dõi liên tục khi thấy sâu trưởng thành xuất hiện cần huy động nguồn lực để tiến hành bọc măng, đây là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ măng.

Đồng thời với biện pháp bọc măng cần huy động bắt sâu trưởng thành, khi thấy mật độ tăng có thể dùng thuốc thảo mộc.

4.5.4.3. Phòng chống bọ xít

Đây cũng là nhóm sâu hại nguy hiểm với cây trúc sào chúng có thể hút dịch của cây và măng làm cho cây sinh trưởng phát triển kém.

Bọ xít thường ở những nơi có độ ẩm cao ít ánh sáng, do vậy cần tỉa thưa, phát dọn thực bì cho quang đãng, tạo môi trường không thuận lợi cho bọ xít.

Áp dụng biện pháp bọc bảo vệ bằng các nguyên liệu sẵn có, để bọ xít không tiếp xúc và gây hại cho măng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý sâu hại trúc sào (phyllostachys pubescens mazel ex h de lehaie) tại huyện bảo lạc, cao bằng​ (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)