Biện pháp sinh học được đánh giá bao gồm biện pháp bảo vệ thiên địch và sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc.
a) Bảo vệ thiên địch
Trong khu vực nghiên cứu đã xác định được 17 loài côn trùng thiên địch, ngoài ra đã ghi nhận được sự có mặt của nấm lục cương, nhện, ếch nhái, bò sát và chim. Quan hệ giữa sâu hại và thiên địch được thể hiện trong bảng 4-09.
Bảng 4.9: Quan hệ giữa sâu hại và thiên địch của chúng
TT Sâu hại Thiên địch
1 Các loài Châu chấu
Các loài bọ ngựa
Bọ xít ăn sâu, ban miêu Nấm bạch cương Bò sát, ếch nhái, chim 2 Các loài bọ xít Nhện 3 Vòi voi nhỏ Nấm bạch cương Bọ xít ăn sâu Chim 4 Các loại rệp Bọ rùa
Trong tự nhiên thiên địch phát sinh cùng với sâu hại, tuy nhiên mật độ thiên địch thường không lớn, ngay cả khi sâu hại đã có số lượng tương đối lớn, khi mật độ sâu hại thấp mật độ thiên địch cũng thường rất thấp. Vì vậy cần có các biện pháp bảo vệ thiên địch thích hợp thông qua các hoạt động:
- Nghiên cứu kỹ về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài thiên địch và sâu hại để có được biện pháp quản lý hợp lý.
- Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về tính tích cực của các loài thiên địch.
- Tuyên truyền bằng hình ảnh tờ rơi về các loài thiên địch.
- Bảo vệ cây bụi, thảm tươi nhất là đối với các cây có hoa nở vào dịp xuất hiện pha trưởng thành của thiên địch.
b) Biện pháp sử dụng thuốc thảo mộc
Kết quả thí nghiệm sử dụng dịch chiết lá xoan bảo vệ măng được thể hiện trong bảng 4.10.
Bảng 4.10: Kết quả sử dụng thuốc thảo mộc bảo vệ măng Chỉ tiêu
Lần ĐT
Ô phun thuốc Ô đối chứng
Hvn (m) Doo (cm) Măng bị sâu Hvn (m) Doo (cm) Măng bị sâu Số cây % Số cây % Trước khi sử dụng 0,33 5.56 0 0 0,34 5.60 0 0 Lần 1 0,79 5.58 5 5.55 0,75 5.55 15 17.04 Lần 2 1,40 5.40 9 10.00 1,45 5.60 21 28.86 Lần 3 1,90 5.45 17 18.88 1,90 5.46 23 26.13
Từ bảng trên cho thấy: - Hiệu quả phòng trừ
Qua ba lần điều tra cho thấy sau khi sử dụng thuốc thảo mộc thì tỷ lệ măng bị sâu hại đã giảm so với ô đối chứng, đối với số cây xử lý thuốc thì tỷ lệ cây bị hại biến động từ 5.55% - 18.88%, trong khi đó ở ô đối chứng tỷ lệ biến động từ 17.04% - 26.13%.
Để tăng hiệu quả của thuốc khi sử dụng cần chú ý, tránh dùng thuốc lúc trời nắng to, có mưa, và tránh đưa thuốc vào những nơi không cần thiết. Nên sử dụng thuốc vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc là một hướng phòng trừ sâu hại có hiệu quả tốt cả về sinh thái lẫn môi trường, đây cũng là loại thuốc tiêu diệt được nhiều côn trùng gây hại khá nhanh, không độc hại với người và vật nuôi, an toàn dễ chế biến. Tuy nhiên cần có những nghiên cứu sâu hơn để có cơ sở khoa học nhằm áp dụng phương pháp này trong lâm nghiệp.