4.3.1. Ảnh hưởng của địa hình dưới mật độ sâu hại chủ yếu
Tại khu vực nghiên cứu rừng trồng thuần loài Trúc sào tập trung chủ yếu ở các vị trí chân đồi và sườn đồi. Để thấy được sự ảnh hưởng của độ cao đến các loài sâu hại đã chọn 2 ô tiêu chuẩn điển hình là ô số 11 và 12 có cùng đặc điểm và cùng hướng phơi. Kết quả thu được như sau:
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của vị trí độ cao tới mật độ sâu hại chủ yếu Loài sâu
Vị trí
Châu chấu lưng vàng
Châu chấu
lưng xanh Vòi voi nhỏ Bọ xít tre
Bọ nẹt xanh
Sườn đồi 0,17 0,34 0,24 0,18 0,45
Chân đồi 0,40 0,85 0,54 0,30 0,71
Ở tất cả năm loài sâu hại mật độ ở chân đồi đều cao hơn ở sườn đồi.
Kêt quả kiểm tra độ chênh lệch mật độ bằng tiêu chuẩn U được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.5: Kiểm tra sự chênh lệch mật độ sâu hại
Stt Loài côn trùng U
1 Châu chấu lưng xanh 3,84
2 Vòi voi nhỏ 5,00
3 Bọ xít tre 4,23
4 Châu chấu lưng vàng 4,08
Ở cả năm loài sâu hại giá trị U đều lớn hơn 1,96 cho thấy mật độ sâu hại có sự khác nhau rõ rệt.
Nếu coi đặc điểm sinh trưởng của cây thức ăn là nguyên nhân của sự khác nhau này thì các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính gốc (D00), chiều cao vút ngọn (HVN) cũng phải có sự khác nhau rõ ràng. Kết quả so sánh sinh trưởng của Trúc sào như sau:
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của địa hình đến sinh trưởng Trúc sào
Chỉ tiêu Vị trí
Chiều cao HVN Đường kính D00
S2 U S2 U
Sườn đồi 1,611 5,067 1,724 3,485
Chân đồi 5,49 1,957
Kết quả từ bảng trên cho thấy giá trị U của đường kính là 3,854cm và của chiều cao là 5,067m đều có giá trị lớn và lớn hơn rất nhiều so với 1,96, điều này chứng tỏ sinh trưởng của cây trồng trên các vị trí địa hình có sự khác biệt rất lớn.
Sự khác nhau này theo tôi là do tầng đất ở vị trí trên đồi thường có độ dầy lớn hơn các vị trí sườn đồi nên cây trúc sào ở vị trí này thường phát triển tốt hơn và thảm thực bì cũng tốt hơn và là nơi cư trú và đẻ trứng của nhiều loài côn trùng do đó dẫn đến số lượng côn trùng ở các vị trí chân đồi thường lớn hơn vị trí sườn đồi.
4.3.2. Quan hệ của sâu hại với môi trường đất
Đất là hoàn cảnh sống của nhiều loài côn trùng, có khoảng 95% số loài côn trùng có liên quan với môi trường của đất.
Theo kết quả nghiên cứu ở phần trước cho thấy tầng đất ở vị trí chân đồi dầy và tốt hơn do vậy rừng trồng trúc sào ở đây tốt hơn vì vậy đã tạo điều kiện về thức ăn và chỗ trú ngụ thuận lợi cho các loài côn trùng gây hại.
Các loài sâu hại thường lựa chọn môi trường thuận lợi để sinh trưởng phát triển, châu chấu thường đẻ trứng ở hướng nam nơi có đất xốp, thực bì thưa, trong môi trường đất thịt nhẹ pha cát khô thì trứng thường nở sớm hơn. Vòi voi vào nhộng qua đông trong đất vào những năm vụ măng ít mưa thì sâu trưởng thành xuất hiện sớm hơn.
4.3.3. Các loài thiên địch của sâu hại Trúc sào
Để sử dụng thiên địch trong phòng trừ sâu hại ta cần nắm rõ thành phần, mật độ và đặc điểm sinh học của chúng. Tại khu vực nghiên cứu đã điều tra được các loài thiên địch như sau:
Bảng 4.7: Danh lục các loài thiên địch sâu hại Trúc sào
Stt Tên Việt Nam Tên khoa học Vai trò
BI BỘ BỌ NGỰA MANTODEA
H1 Họ Bọ ngựa thường Mantidae
1 Bọ ngựa cổ bành Deroplatys sp. Bắt mồi
2 Bọ ngựa xanh bụng rộng Hierodula patellifera Serville Bắt mồi 3 Bọ ngựa Trung Quốc Tenodera sinenssis Saussure Bắt mồi
BII BỘ CÁNH NỬA CỨNG HEMIPTERA
H2 Họ Bọ xít ăn sâu Reduviidae
4 Bọ xít bắt mồi Harpactor sp. Bắt mồi
BIII BỘ CÁNH CỨNG COLEOPTERA
H3 Họ Bọ chân chạy Carabidae
5 Bọ chân chạy đen Chlaenius nigricans Wiedemann Bắt mồi
6 Bọ rùa hai chấm Adalia bipunctata Linnaeus, 1758 Bắt mồi 7 Bọ rùa lớn 10 chấm Anisolemnia dilatata (Fabricius) Bắt mồi 8 Bọ rùa đai ngang Coccinella trifasciata Linnaeus Bắt mồi 9 Bọ rùa khác màu Leis axyridis (Pallas) Bắt mồi 10 Bọ rùa đỏ to Rodolia rufopilosa Mulsant Bắt mồi
H5 Họ Ban miêu Meloidae
11 Ban miêu đen Epicauta sp. Bắt mồi
BIV BỘ CÁNH MÀNG HYMENOPTERA
H6 Họ Kiến Formicidae
12 Kiến cong bụng Cremastogaster travancoresis Forel Bắt mồi
13 Kiến đen Formica sp. Bắt mồi
H7 Họ Ong tấm đen Scelionidae
14 Ong tấm đen Telenomus sp. Ký sinh
H8 Họ Ong mắt đỏ Trichogrammatidae
15 Ong mắt đỏ Trichogramma sp. Ký sinh
H9 Họ Ong kén Braconidae
16 Ong kén nhung Apanteles sp. Ký sinh
BV BỘ HAI CÁNH DIPTERA
H10 Họ Ruồi ký sinh Tachinidae
Ngoài các loài côn trùng thiên địch còn có nấm bạch cương (Beauveria
bassiana), nấm lục cương (Metarrhizium sp.) và động vật khác như nhện, bò sát,
ếch nhái và chim.