3.3.1. Về điều kiện tự nhiên a. Thuận lợi a. Thuận lợi
- Huyện Bảo Lạc có vị trí là cửa ngõ của tỉnh Cao Bằng nhìn ra các tỉnh bạn, có đường quốc lộ 34 chạy qua và có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 47,5 km. Đây là những điều kiện tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế của huyện, của tỉnh phát triển tạo ra sự đột biến về tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế và dịch vụ.
- Có điều kiện tự nhiên thích hợp với nhiều loài cây trồng nông lâm nghiệp, cây công nghiệp. Đặc biệt quỹ đất trống có thể đưa vào phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi còn khá lớn.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với diện tích đất lâm nghiệp là 84.501 ha, với hệ thực vật đa dạng thuận lợi cho sự phát triển rừng kinh tế.
b. Khó khăn
- Là vùng đặc biệt khó khăn, địa hình cao dốc, độ chia cắt mạnh, nhiều núi đá, thời tiết khắn nghiệt, thiên tai, hạn hán thường xuyên là nhân tố bất lộ cho hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống nhân dân trong vùng.
- Đất đai đồi núi nhiều vùng bị xói mòn rửa trôi mạnh, vì vậy trong công tác trồng rừng phải có sự lựa chọn giống cây trồng và sự đầu tư thích hợp thì rừng trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt.
- Quỹ đất dành cho canh tác cây nông nghiệp ít, manh mún và mức đầu tư cao nên khó thu hút đầu tư nước ngoài hay trong nước.
3.3.2. Về điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội a. Thuận lợi a. Thuận lợi
- Là huyện miền núi biên giới nên được trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư và hỗ trợ các cấp chính quyền cơ sở.
- Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, phương tiện... đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người lao động, phục vụ yêu cầu sản xuất trên địa bàn một cách thuận tiện nhanh chóng.
- Nhân dân có kinh nghiệm canh tác trên đất dốc. Nguồn nhân lực dồi dào, cần cù trong lao động đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển nông lâm nghiệp.
- Có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc, nếu được quan tâm đúng mức thì ngành chăn nuôi sẽ thự sự là chỗ dựa để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp.
b. Khó khăn
- Nền kinh tế cơ bản vẫn mang tính thuần nông, chất lượng phát triển, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp.
- Trình độ dân trí chưa cao, lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao.
- Thu nhập của người dân trong địa bàn rất thấp, đời sống của bà con dân tộc còn đói nghèo bắt buộc họ phải vào rừng để kiếm kế sinh nhai. Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng, đến công tác phát triển rừng bền vững
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Tình hình sâu hại tại khu vực nghiên cứu
4.1.1. Thành phần sâu hại Trúc sào
Thành phần loài phản ánh số lượng loài và mức độ phong phú của côn trùng trong một khu vực nhất định. Tại khu vực Bảo Lạc, Cao Bằng đã xây dựng được danh sách loài sâu hại Trúc sào, thể hiện trong Bảng 4-1.
Bảng 4.1: Danh lục sâu hại Trúc sào tại Bảo Lạc, Cao Bằng
TT Tên Việt Nam Tên Khoa học Pha sâu Tác hại
I BỘ CÁNH BẰNG ISOPTERA
(1) Họ Mối Termitidae
1 Mối đất Isoptera -;+ Hại rễ,
hại thân
II BỘ CÁNH THẲNG ORTHOPTERA
(2) Họ Châu chấu Caelifera
2 Châu chấu tre lưng vàng Ceracris kiangsu Tsai + Hại lá
3 Châu chấu tre lưng xanh Ceracris nigricornis Walker + Hại lá
4 Châu chấu tre đùi vằn Schistocera sp. + Hại lá
(3) Họ Dế mèn Gryllidae
5 Dế mèn nâu nhỏ Gryllus testaceus Walker + Hại rễ
(4) Họ Dế dũi Grylotalpidae
6 Dế Dũi Gryllotalpa orientalis
Burmeister + Hại rễ
III BỘ CÁNH ĐỀU HOMOPTERA
(5) Họ Rệp sáp lõm Asterolecaniidae
7 Rệp sáp tre Bambusaspishemisphaerica
Kuwana + Hút dịch
(6) Họ Rệp muội Aphididae
TT Tên Việt Nam Tên Khoa học Pha sâu Tác hại IV BỘ CÁNH NỬA cứng HEMIPTERA
(7) Họ Bọ xít mép Coreidae
9 Bọ xít trúc sào Notobitus montanus Hsiao + Hút dịch
(8) Họ Bọ xít dài Lygaeidae
10 Bọ xít dài Pirkimerus japonicus Hidaka + Hút dịch
V BỘ CÁNH CỨNG COLEOPTERA
(9) Họ Mọt dài Bostrychidae
11 Mọt tre Dinoderus minutus Fabricius + Hại thân
(10) Họ Xén tóc Cerambycidae
12 Xén tóc vân hổ Chlorophorus annularis Fab. + Hại thân
(11) Họ Vòi Voi Curculionidae
13 Vòi voi nhỏ Otidognathus davidis Fab. + Hại măng
(12) Họ Bọ Hung Scarabecidae
14 Bọ hung nâu lớn Holotrichia sauteri Mauser Hại rễ
VI BỘ CÁNH VẨY LEPIDOPTERA
(13) Họ Ngài sáng Pyralidae
15 Sâu cuốn lá Algedonia coclesalis Walker - Hại lá
(14) Họ Ngài gai (Bọ nẹt) Limacodidae
16 Bọ nẹt hai màu Pasara bicolor Walker - Hại lá
VI BỘ CÁNH MÀNG HYMENOPTERA (15) Họ Ong Eurytomidae 17 Ong đục cành Aiolomorphus rhopaloides Walker -;+ Hại lá, cành
VII BỘ HAI CÁNH DIPTERA
(16) Họ Ruồi Anthomi Anthomyiidae
18 Ruồi hại măng trúc sào Pegomya phyllostachys Fan - Hại măng Ghi chú: - Sâu non ; + Trưởng thành
Kết quả từ bảng 4.1 cho thấy, trong khu vực nghiên cứu có 18 loài sâu hại Trúc sào, thuộc 16 họ và 7 bộ. Mặc dù sự phát sinh của sâu hại Trúc sào không nghiêm trọng nhưng thành phần loài sâu hại khá đa dạng. Một số loài có thể trở nên nguy hiểm như châu chấu, sâu cuốn lá, vòi voi, rệp muội, ruồi.
Trong Bảng 4-1 thể hiện rõ ở hầu hết các họ côn trùng chỉ mới phát hiện được 1 loài sâu hại Trúc sào, riêng họ Châu chấu đã tìm thấy 3 loài sâu hại, chiếm 16,67% tổng số loài. Số liệu thống kê số loài theo loại tác hại được thể hiện trong Bảng 4-2.
Bảng 4.2: Tỷ lệ % số loài sâu hại Trúc sào của các nhóm sâu hại
TT Nhóm sâu hại Số loài Tỷ lệ %
1 Hại lá 6 33,33 2 Hại rễ 4 22,22 3 Hút dịch cây 4 22,22 4 Hại thân 3 16,67 5 Hại măng 2 11,11 6 Hại cành 1 5,56
Như vậy khoảng 1/3 số loài là sâu hại hại lá, gần một phần tư số loài là sâu hại rễ hoặc hút dịch cây. Một số loài sâu hại có thể tấn công nhiều bộ phận khác nhau của cây, ví dụ nhóm hút dịch (rệp, bọ xít) hại các bộ phận còn non của cây như chồi non, lá non, măng, mối có thể vừa hại rễ vừa hại thân, ong đục cành mới đầu hại lá cây.
4.1.2. Tình hình phát sinh của sâu hại Trúc sào
Công tác điều tra sâu hại Trúc sào được thực hiện trong 4 đợt như sau: Đợt I: Tháng 4 năm 2013
Đợt II; Tháng 5 năm 2013 Đợt III; Tháng 6 năm 2013 Đợt IV; Tháng 7 năm 2013
Kết quả điều tra được thể hiện trong Bảng 4.3
Bảng 4.3: Kết quả điều tra sâu hại Trúc sào tại Bảo Lạc, Cao Bằng
TT Loài côn trùng
Mật độ sâu hại (con/m2) Số lần xuất hiện Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 TB
1 Châu chấu tre lưng vàng 0,42 0,54 0,41 0,34 0,43 4
2 Châu chấu tre lưng xanh 0,38 0,34 0,33 0,46 0,38 4
3 Bọ hung nâu lớn 0,32 0,30 0,49 0,37 0,37 4
4 Dế dũi 0,28 0,48 0,26 0,39 0,35 4
5 Bọ xít trúc sào 0,30 0,24 0,26 0,31 0,28 4
6 Dế mèn nâu nhỏ 0,24 0,27 0,22 0,38 0,28 4
7 Rồi hại măng trúc 0,22 0,38 0,27 0,24 0,28 4
8 Châu chấu đùi vằn 0,12 0,18 0,02 0,12 0,11 4
9 Mối đất 1,96 1,90 1,57 1,36 3 10 Mọt tre 0,13 0,13 0,13 0,10 3 11 Xén tóc vân hổ 0,04 0,05 0,05 0,04 3 12 Rệp sáp tre 0,14 0,19 0,08 2 13 Ong đục cành 0,14 0,11 0,06 2 14 Bọ xít dài 0,11 0,12 0,06 2 15 Bọ nẹt hai màu 0,13 0,08 0,05 2 16 Sâu cuốn lá 0,07 0,06 0,03 2 17 Vòi voi nhỏ 0,01 0,02 0,01 2 18 Rệp muội tre 0,59 0,15 3
Số liệu trong Bảng 4.3 đã được sắp xếp theo số lần bắt gặp loài sâu hại, sau đó là mật độ trung bình của sâu hại sau 4 lần điều tra. Nhìn chung mật độ
sâu hại khá thấp, vì thế ít thấy biểu hiện cây bị hại. Tuy nhiên một số khá đông các loài sâu hại xuất hiện thường xuyên, đó là 11 loài, trong đó có 8 loài xuất hiện ở cả bốn lần điều tra, ba loài xuất hiện ¾ lần điều tra. Mật độ cao nhất ở Châu chấu tre lưng vàng cũng chỉ đạt trung bình 0,43 con/cây. Số liệu cho thấy tình hình sâu hại Trúc sào hiện nay là chưa nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu của tổ chức Mạng lưới tre trúc và song mây thế giới (INBAR) sâu hại chủ yếu của trúc sào như sau:
Bảng 4.4: Danh sách các loài sâu hại Trúc sào chủ yếu theo INBAR Stt Loài sâu hại Chủ yếu/thứ yếu Loại sâu hại
1 Algedonia [Pyrausta] coclesalis Chủ yếu Hại lá
2 Allobremeria plurilineata Chủ yếu Hại lá
3 Brtona funeralis Chủ yếu Hại lá
4 Ceracris kiangsu Chủ yếu Hại lá
5 Eutomostethus nigritus Chủ yếu Hại lá
6 Loudonta dispar Chủ yếu Hại lá
7 Hippotiscus dorsalis Chủ yếu Hút dịch
8 Kuwanaspis howarai Chủ yếu Hút dịch
9 Kuwanaspis pseudoleucaspis Chủ yếu Hút dịch
10 Mecistoscolis scitetoides Chủ yếu Hút dịch
11 Schizotetranychus bambusae Chủ yếu Hút dịch
12 Oligia apameoidis Chủ yếu Hại măng
13 Oligia vulgaris Chủ yếu Hại măng
14 Oligia vulnerata Chủ yếu Hại măng
15 Otidognathus davidis Chủ yếu Hại măng 16 Aiolomorphus rhopaloides Chủ yếu Đục cành 17 Chlorophorus annularis Chủ yếu Hại thân
18 Dinoderus japonicus Chủ yếu Hại thân
19 Dinoderus minutus Chủ yếu Hại thân
20 Dinoderus ocellaris Chủ yếu Hại thân
Như vậy so với tiêu chí của INBAR tại khu vực nghiên cứu có sáu loài sâu hại chủ yếu là:
1. Algedonia [Pyrausta] coclesalis Sâu cuốn lá
2. Ceracris kiangsu Châu chấu tre lưng vàng
3. Otidognathus davidis Vòi voi nhỏ
4. Aiolomorphus rhopaloides Ong đục cành
5. Chlorophorus annularis Xén tóc vân hổ
6. Dinoderus minutus Mọt tre
Tuy nhiên căn cứ vào mức độ xuất hiện của sâu hại Trúc sào trong thời gian nghiên cứu một số loài khác cần được quan tâm như: Châu chấu tre lưng xanh, Bọ xít trúc sào, Ruồi hại măng trúc và Bọ nẹt hai màu.
4.2. Đặc điểm nhận biết các loài sâu hại trúc sào
4.2.1. Các loài châu chấu
a) Châu chấu tre lưng vàng (Ceracris kiangsu Tsai)
Dài 30-41mm, con đực 27-36mm. Toàn thân màu xanh vàng. Đầu hơi nhọn, râu đầu hình sợi chỉ có 26 đốt màu vàng, 2 đốt cuối màu vàng nhạt. Mảnh lưng ngực trước có 3 đường vân ngang màu nâu đen. Đốt đùi chân sau to, màu xanh vàng, cuối đốt đùi có 2 vòng màu xanh đen; Đốt ống chân màu xanh đen, có 2 hàng gai. Khi không bay cánh xếp lại trên lưng tạo ra một đường sọc vàng nên có tên là “Châu chấu tre lưng vàng”.
b) Châu chấu tre lưng xanh (Ceracris nigricornis Walker)
Hình thái gần giống với Châu chấu tre lưng vàng, điểm khác biệt cơ bản là lưng có sọc màu xanh lục.
c) Châu chấu tre đùi vằn (Schistocera sp.)
Kích thước nhỏ hơn hai loài châu chấu kể trên. Đốt đùi chân sau và một số bộ phận khác có hai loại vân màu xen kẽ nên có dạng “vằn”.
4.2.2. Các loài dế
Đặc điểm nhận biết các loài dế được tham khảo từ tài liệu “Bảo vệ thực vật”, giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp (2004).
a) Dế mèn nâu nhỏ (Gryllus testaceusWalker)
Dài từ 18-20mm, màu nâu nhạt hay màu nâu đen. Đầu có 2 mắt đơn nằm ở đỉnh đầu. Chân sau là chân nhẩy có đốt ống hơi bẹt, hai bên có 14 gai, cuối đốt ống có 4 cựa, các bàn chân đều có 3 đốt. Cánh trên xếp vuông hai bên thân. Con cái có ống đẻ trứng hình ngọn giáo dài hơn cánh sau.
b) Dế Dũi (Gryllotalpa orientalis Burmeister)
Thân dài từ 30-40 mm, màu nâu vàng hay mầu nâu sẫm. Đầu nhỏ hình tam giác có 2 mắt đơn ở đỉnh đầu. Râu đầu hình sợi chỉ ngắn hơn thân. Mảnh lưng ngực trước hình trụ, ở giữa có một vết lõm hình trái tim ngược màu nâu nhạt. Chân trước là chân đào bới, chân sau có đốt đùi to khoẻ, mép ngoài đốt ống có 4 gai, các bàn chân có 3 đốt. Cánh trước rất ngắn, cánh sau khi không bay xếp lại như cái quạt giấy. Ống đẻ trứng không lộ ra ngoài, bụng có 2 lông đuôi dài.
4.2.3. Các loài rệp
a) Rệp sáp tre (Bambusaspis hemisphaerica Kuwana)
Rệp cái có nắp sáp dạng bán cầu, dài 2,5-3mm, màu xanh vàng. Mỗi năm xuất hiện hai lần.
b) Muội tre (Oregma bambusae Buckton)
Rệp cái không cánh thân dài 1,65 -3,12mm, hình trứng, màu nâu tím nhạt
ra đằng trước. Mắt kép do 3 mắt nhỏ tạo thành, màu đen, không có mắt đơn, vòi hút ngắn, râu đầu ngắn với 4 đốt màu đen nhạt, đốt cuối đen hơn. Chân ngắn màu đen nhạt.
Rệp cái có cánh thân dài 2,00-3,85mm, hình trứng tròn, màu đen, đầu nhẵn, trán không lồi. Mắt kép to, màu đỏ, có 3 mắt đơn . Râu đầu ngắn, 5 đốt.
4.2.4. Các loài bọ xít
a) Bọ xít trúc sào (Notobitus montanus Hsiao)
Trưởng thành: Dài 20,5-22,5mm, rộng 5,5-6,0mm. Màu nâu đen, có lông tơ màu vàng nâu bao phủ.
1 2 3
1. Trưởng thành; 2. - 3. Ấu trùng
Hình 4.2: Bọ xít trúc sào (Notobitus monatus Hsiao)
(Ảnh: Nguyễn Thế Nhã)
b) Bọ xít dài (Pirkimerus japonicus Hidaka)
Trưởng thành có dạng dài 8-9mm, màu đen với nhiều lông màu vàng. Ấu trùng màu vàng nâu, có mảnh lưng ngực trước màu đen, dài 7-8mm. Năm có bốn thế hệ, hại măng và thân khí sinh non. Trứng được đẻ thành đám.
Hình 4.3: Bọ xít dài: a) ấu trùng; b) trứng
4.2.5. Mọt tre (Dinoderus minutus Fabricius)
+ Mọt trưởng thành dài từ 2-3,4mm, màu nâu hồng hoặc nâu đen. Râu đầu hình chùy có 10 đốt, 3 đốt chùy có lông màu vàng. Mảnh lưng ngực trước hơi nhô cao có chiều dài gần bằng chiều rộng, bề mặt có những chấm tròn xếp xít nhau. Phía trước của mảnh lưng ngực trước có những hàng gai xù xì. Ở phần gần đường ghép cánh có các chấm xếp thành hàng, hai bên mép cánh các chấm không tạo thành hàng. Giữa các hàng chấm có lông màu vàng lưa thưa.
4.2.6. Xén tóc vân hổ (Chlorophorus annularis Fab.)
Dài 8,5-18,2mm, cánh trước rộng 2,4-4,2mm, khi mới vũ hóa màu xanh vàng, sau đó dần biến thành màu nâu vàng. Đầu màu xanh, đỉnh đầu có lông vàng, hai bên má có lông màu trắng. Mắt kép màu nâu sẫm, bên ngoài mắt kép có 4 chấm đen. Râu đầu 11 đốt, màu vàng đỏ. Ngực trước hình cầu, mép sau cuốn màu đen. Cánh cứng phủ lông vàng đen, giữa có 1 đốm đen tròn, cuối có 1 đốm đen hơi tròn uốn xuống dưới. Mặt bụng màu đen, hai bên ngực giữa và bụng phủ lông nhung màu trắng.
Hình 4.4: Xén tóc vân hổ (trái), Vòi voi nhỏ (giữa), Bọ hung nâu lớn (phải)
4.2.7. Vòi voi nhỏ (Otidognathus davidis Fab.)
Trưởng thành dài 15-17mm, màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Trên mảnh lưng ngực trước có vệt màu đen. Mỗi năm có một thế hệ, hại măng.
Sâu trưởng thành: Con cái dài 14,5-21,8mm, con đực dài 12,4-19,6mm.
Con cái khi mới vũ hoá màu trắng sữa, con đực màu vàng đỏ, đầu màu đen, bụng hình bầu dục, màu đen, vòi dạng ống hơi cong màu đen. Vòi con cái dài 5,4-8,4mm, nhỏ, bề mặt, nhẵn bóng. Vòi con đực dài 4,4-7,5mm, thô ngắn, có gai lồi lên. Râu đầu dạng đầu gối, đốt cuống dài 3mm, roi râu đầu có 7 đốt, đốt cuối phình to dạng giầy, đế giày màu vàng gỉ sắt. Mảnh lưng ngực trước lồi lên hình cầu, chính giữa có một vệt đen
Trứng hình bầu dục dài, hơi cong, dài 3,1mm, rộng 1,1mm.
Sâu non mới nở dài 3mm, màu trắng sữa, da mềm. Sâu non tuổi cuối dài
20,80mm, màu vàng, đầu màu nâu đỏ, miệng màu đen, rất sắc, thân nhiều nếp nhăn, lỗ thở không rõ rệt.
Nhộng dài 16-22mm, khi mới hóa nhộng màu trắng sữa sau biến dần
thành màu vàng nhạt. Kén đất dài 23,5 -27,6mm
4.2.8. Bọ hung nâu lớn (Holotrichia sauteri Mauser)
Trưởng thành dài 22-24mm, chiều rộng ngang ngực 11-13mm. Toàn thân
màu nâu sẫm hoặc màu nâu nhạt. Mặt bụng của đốt ngực giữa và đốt ngực sau