Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý sâu hại trúc sào (phyllostachys pubescens mazel ex h de lehaie) tại huyện bảo lạc, cao bằng​ (Trang 33 - 36)

3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động, việc làm

Theo số liệu thống kê năm 2012 toàn huyện Bảo Lạc có 8.905 hộ với 48.920 nhân khẩu (bình quân 5,4 người/1 hộ), Mật độ dân số bình quân 53 người/km2 nhưng phân bố không đồng đều, mật độ cao nhất là thị trấn Bảo Lạc 403 người/km2, nơi thấp nhất là xã Hồng An có 20 người/km2, Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,40% năm 2012

Về dân tộc: Toàn huyện có 7 dân tộc chính, một số dân tộc khác và mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng. Trong đó dân tộc tày 13.748 người chiếm 28,10%; dân tộc Dao 11.865 người chiếm 24,25%; dân tộc Nùng 11.295 người chiếm 23,09%; dân tộc Mông 7.608 người chiếm 15,55%; dân tộc Sán chỉ 2.355 người chiếm 4,81%; dân tộc Lô Lô 1.290 người chiếm 2,63%; dân tộc kinh 412 người chiếm 0,84%; dân tộc khác 347 người chiếm 0,71%.

3.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất lâm nghiệp

- Công tác trồng rừng, do có chương trình 237 và dự án 661 nên công tác trồng rừng đạt được tiến bộ. Đặc biệt năm 2009 đã trồng được 35.690 cây phân tán, 25.000 cây sa mộc, 8.050 cây hồi...

- Công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng, cũng do có 2 chương trình, dự án nêu trên nên đã đạt được nhiều tiến bộ với việc khoán quản lý bảo vệ trên 3 nghìn ha rừng. Ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng cao thông qua nhiều hình thức

truyền thông công cộng, kẻ vẽ pa nô, áp phích, mở hội nghị tập huấn, tổ chức diễn tập phòng chống và chữa cháy rừng cho các cơ quan, đơn vị, các cơ sở xã, thị trấn.

Đã xây dựng quy chế gắn rõ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng của chủ rừng và các đơn vị cơ sở. Hàng năm tổ chức ký cam kết giữa các chủ dự án, UBND các xã, thị trấn với UBND huyện về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Thành lập các đội chuyên trách bảo vệ rừng tại các xã, thị trấn; thành lập các chốt kiểm tra kiểm soát lâm sản tại một số xã nhằm hạn chế các hoạt động khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn huyện. Kiện toàn bộ máy kiểm lâm, xác định rõ quy chế hoạt động và chịu trách nhiệm của cán bộ kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm.

Hiện nay, tình trạng khai thác buôn bán lâm sản, phá rừng làm nương rẫy trái phép đã giảm, diện tích rừng trên địa bàn liên tục tăng từ 45.000 ha năm 2009 đến năm 2012 tăng lên 60.000 ha, đạt 90% kế hoạch; độ che phủ tăng từ 48% năm 2009 đến năm 2012 tăng lên 51%.

Những năm trước đây, do nhiều nguyên nhân nên tài nguyên rừng ngày càng suy giảm nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Một trong những nguyên nhân là chưa có quy hoạch nương rẫy luân canh cố định nên nạn phá rừng làm nương rẫy còn bừa bãi. Công tác trồng rừng chưa đi đôi với việc chăm sóc và bảo vệ nên hiệu quả của trồng rừng rất thấp.

Từ khi có chủ trương của Nhà nước tăng cường giao đất, giao rừng cho nông dân theo Quyết định 327/CP và dự án 661 của Thủ tướng Chính phủ thì diện tích rừng của huyện đã được phục hồi theo hướng tích cực độ che phủ rừng ngày càng được nâng cao. Phong trào trồng rừng bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan, đất trống đồi trọc dần được phủ xanh bằng cây bản địa, cây nguyên liệu. Do đó đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, khả năng phòng hộ môi trường.

Qua điều tra bổ sung, diễn biến rừng trong từ năm 2009 đến năm 2012 thì tài nguyên rừng huyện Bảo Lạc được tăng lên liên tục, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Diễn biến tài nguyên rừng huyện Bảo Lạc giai đoạn 2009-20012 TT Loại rừng ĐVT Năm 2005 2009 2012 1 Rừng tự nhiên Ha 40.592 44.135 43.792 2 Rừng trồng Ha 325 901 1.687 Tổng cộng Ha 40.917 45.036 45.479

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lạc)

Qua số liệu trên chúng ta thấy được diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2000 - 2005: diện tích rừng tăng trên 5 nghìn ha, trong đó chủ yếu là tăng diện tích rừng tự nhiên. Giai đoạn 2009 - 2012, diện tích rừng vẫn tăng tuy nhiên diện tích rừng tự nhiên lại giảm còn diện tích rừng trồng tăng khá.

Nguyên nhân đối với rừng tự nhiên: Chủ yếu suy giảm rừng là do kinh phí

cho công tác quản lý bảo vệ rừng hạn hẹp, các trang thiết bị PCCCR thiếu đồng bộ, hiệu quả kinh tế trước mắt của rừng tự nhiên kém. Hơn nữa do nạn phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, lấy củi...đã làm suy giảm tài rừng tự nhiên. Mặt tích cực là nhân dân và chỉnh quyền địa phương đã tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng.

Nguyên nhân đối với rừng trồng: Do huyện đã thực hiện chủ trương của

Đảng và Nhà nước, tích cực vận động nhân dân trồng rừng. Các dự án 327, 661, dự án Pam... góp phần quan trọng nâng cao diện tích rừng trồng trong huyện. Hiện nay, rừng trồng kinh tế đã được nhiều tổ chức, hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư. Tuy nhiên chất lượng rừng trồng chưa cao, rừng phòng hộ đơn điệu loài, tập đoàn cây trồng bản địa nghèo nàn, chưa thực hiện đa dạng hóa cây trồng đối với rừng phòng hộ.

3.4.3. Đánh giá về độ che phủ của rừng

Trong những năm qua do có tập trung cao trong công tác bảo vệ rừng, xây dựng vốn rừng nên độ che phủ của rừng ngày càng tăng, độ che phủ của rừng hiện nay đạt 51% so với 45% vào năm 2009.

Hướng những năm tới cần phải đẩy mạnh trồng rừng tập trung, ưu tiên việc khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, nhằm tăng diện tích rừng phòng hộ, mới đảm bảo độ an toàn về mặt môi trường sinh thái, hạn chế những điều kiện bất lợi về thời tiết và thiên tai, phục vụ phát triển KT - XH bền vững.

Do Bảo Lạc là huyện miền núi, trong số 17 xã và 1 thị trấn thì có trên 10 xã đặc biệt khó khăn, do khan hiếm quĩ đất nông nghiệp, nên phần lớn cuộc sống của người dân các xã trên phụ thuộc vào khai thác các nguồn lâm sản từ rừng. Những giá trị này cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu, đánh giá đầy đủ

Bảng 3.2: Sản phẩm lâm sản chủ yếu huyện Bảo Lạc năm 2012

TT Sản phẩm Đơn vị Năm 2009 1 Gỗ M3 >800 2 Củi Ster 12.000 3 Trúc sào Nghìn cây 50.000 4 Hoàng tinh Tấn 10 5 Hà thủ ô Tấn 15 6. Măng 20

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý sâu hại trúc sào (phyllostachys pubescens mazel ex h de lehaie) tại huyện bảo lạc, cao bằng​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)