Kinh nghiệm các địa phƣơng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 39 - 42)

1.1 .Phát triển dịch vụ vận tải hành khách

1.4. Kinh nghiệm các địa phƣơng

1.4.1. Kinh nghiệm các địa phương khác

a. Mô hình Trung tâm điều hành vận tải ở Đà Nẵng

Tại TP Đà Nẵng, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, lƣu lƣợng giao thông tại TP gia tăng nhanh chóng. Để phục vụ quản lý phƣơng tiện, giao thông trong đô thị và hoạt động KDVT của tỉnh, tỉnh đã lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông ở nhiều tuyến phố, vị trí quan trọng trên địa bàn TP. Cơ quan QLNN sẽ theo dõi, quản lý hoạt động vận tải của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải thông qua hệ thống thiết bị theo dõi gắn trên xe, hệ thống camera giám sát giao thông đô thị và phần mềm hỗ trợ. Theo đó, mọi hoạt động tình trạng hoạt động của phƣơng tiện trên đƣờng đều đƣợc truyền về trung tâm điều hành vận tải và đƣợc lƣu giữ trong 1 khoảng thời gian theo quy định, Trung tâm này sẽ giám sát từ xa, thƣờng xuyên, liên tục hoạt động của phƣơng tiện đăng ký, kịp thời phát hiện những xe vi phạm ATGT, những xe gặp sự cố, tai nạn...

b. Kinh nghiệm của Bắc Giang trong việc nâng cao chất lượng người lái

Nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng vận tải hành khách, thu hút ngƣời dân sử dụng các loại hình vận tải hành khách công cộng, tỉnh Bắc Giang rất chủ trọng vào việc nâng cao chất lƣợng ngƣời lái. Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ trong việc cấp

Giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, kiểm tra sức khỏe ngƣời lái định kỹ, Sở GTVT Bắc Giang chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải tổ chức định kỳ các buổi đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe. Những buổi tập huấn này nhằm tuyên truyền, cung cấp kiến thức, quy định của pháp luật về an toàn giao thông, về đảm bảo chất lƣợng dịch vụ vận tải, quy định, trách nhiệm, tinh thần trách nhiệm của ngƣời lái, nhân viên phục vụ đối với hành khách. Các buổi tập huấn đƣợc các doanh nghiệp tổ chức riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau. Tại các buổi tập huấn đều có sự tham gia nói chuyện, giám sát của cơ quan QLNN là Sở GTVT.

c. Quản lý, điều chuyển các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh về các Bến xe ngoại vi nội đô tại Hà Nội

Hà Nội có mạng lƣới vận tải tuyến cố định ngoài tỉnh rộng khắp cả nƣớc. Hầu nhƣ tất cả các tỉnh thành miền Bắc, miền Trung, một bộ phận các tỉnh miền Nam đều khai thác tuyến vận tải hành khách đến thủ đô Hà Nội. Điều này tạo cho Hà Nội áp rất lớn về khả năng đáp ứng của các Bến xe, áp lực về điều hành, quản lý vận tải hành khách tuyến cố định. Trƣớc đây, Hà Nội cho phép các tuyến VTHK tuyến cố định liên tỉnh về các Bến xe trong nội thành, chƣa có sự phân bổ, sàng lọc. Giao thông nội đô ngoài các phƣơng tiện cá nhân, các phƣơng tiện VTHKCC phục vụ trong đô thị, còn có hoạt động của các tuyến vận tải từ các tỉnh đi xuyên qua nội đô. Giao thông tại các Bến xe và khu vực gần Bến xe thƣờng xuyên ách tắc, quá tải. Từ cuối năm 2016, Sở GTVT Hà Nội đã báo cáo UBND TP cho phép điều chỉnh, phân bố lại hành trình các tuyến vận tải. Các tuyến VTHK tuyến cố định ngoài tỉnh đƣợc phân bổ theo đúng tuyến về các bến xe ngoại vi thành phố. Cụ thể: Các tuyến vận tải từ các tỉnh phía Bắc nhƣ Thái Nguyên, Yên Bái... về Bến xe Nam Thăng Long, bến xe Mỹ Đình. Các tuyến vận tải từ phía Nam nhƣ Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... về Bến xe Giáp Bát, bến xe Nƣớc Ngầm. Các tuyến vận tải từ phía Đông nhƣ Hải Dƣơng, Hải Phòng... về bến xe Gia Lâm. Các tuyến vận tải từ phía Tây... về bến xe Yên Nghĩa. Bỏ Bến xe Lƣơng Yên trong nội đô, chuyển các tuyến vận tải từ Bến xe Lƣơng Yên ra bến xe Gia Lâm, Nƣớc Ngầm. Bố trí hệ thống xe buýt kết nối giữa các bến xe ngoại vi TP và kết nối giữa các bến xe vào nội đô. Giải pháp này đã

chấm dứt các tuyến VTHK tuyến cố định nội tỉnh chạy xuyên qua nội đô, giảm ùn tắc, mất trật tự ATGT.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Tỉnh Phú Thọ

QLNN về phát triển dịch vụ vận tải hành khách tại Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng đang đi đúng hƣớng, theo kịp tình hình chung của thế giới. Trong những năm qua, quản lý dịch vụ vận tải đã có nhiều thay đổi theo hƣớng tích cực và đạt đƣợc những thành công nhất định:

Nƣớc ta đã xây dựng đƣợc hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để quản lý và phát triển vận tải ô tô tƣơng đối đầy đủ, phù hợp với điều kiện, đặc thù vận tải của đất nƣớc. Hệ thống này đã giúp cơ quan QLNN quản lý vận tải hành khách một cách đồng bộ, thống nhất trên nhiều mặt. Do đó để phát triển một cách toàn diện và có hệ thống dịch vụ vận tải hành khách đồng thời nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này, tỉnh Phú Thọ cần thực hiện:

- Tổ chức bộ máy quản lý tránh chồng chéo về chức năng.

- Tổ chức hợp lý hệ thống bến bãi, các trung tâm điều tiết giao thông.

- Nguồn ngân sách nhà nƣớc là tƣơng đối hạn hẹp, vì vậy muốn đầu tƣ phát triển dịch vụ vận tải hành khách tỉnh nên có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tƣ ngoài ngân sách.

- Ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển giao thông thông minh nhăm tăng tính hiệu quả hoạt động quản lý dịch vụ vận tải hành khách.

- Đƣa ra các chính sách khuyến khích, ƣu đãi nhƣ giảm các loại phí trƣớc và sau vận tải đƣờng dài, hỗ trợ cho việc mở mới các tuyến vận tải hành khách.

Chƣơng 2. Thực trạng Quản lý nhà nƣớc về phát triển dịch vụ vận tải hành khách tại tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)