Bộ máy quản lý của chính quyền tỉnh Phú Thọ về dịch vụ vận tải hành

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 57)

1.1 .Phát triển dịch vụ vận tải hành khách

2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với phát triển dịch vụ vận tải hành

2.3.1. Bộ máy quản lý của chính quyền tỉnh Phú Thọ về dịch vụ vận tải hành

- VTHK bằng xe buýt : kê khai giá cƣớc (đồng/lƣợt hành khách) trên các tuyến vận tải xe buýt của đơn vị theo quy định.

- VTHK bằng xe taxi : kê khai theo hình thức tính giá cƣớc của đơn vị. Cụ thể

là : giá cƣớc ki lô mét đầu, giá cƣớc của từng cự ly hay ki lô mét tiếp theo; giá cƣớc theo chuyến; giá cƣớc thời gian chờ đợi ...

Các đơn vị kinh doanh vận tải sau khi tính toán mọi chi phí của đơn vị, thì thực hiện giá cƣớc dƣới hình thức gửi văn bản kê khai giá cƣớc cho cơ quan tiếp nhận kê khai giá, chờ chấp thuận của Bộ Tài chính.

Tất cả các đơn vị kinh doanh VTHK đều phải thực hiện niêm yết giá cƣớc, thông báo công khai và không đƣợc thu cao hơn giá cƣớc niêm yết.

Theo đánh giá chung, giá phí các dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đƣợc thực hiện khá nghiêm túc theo quy định của tỉnh và nhà nƣớc. Tuy nhiên vẫn có những bất cập xảy ra khi các doanh nghiệp điểu chỉnh giá khi giá xăng tăng nhƣng khi giá xăng giảm lại không có động thái giảm gây thiệt thòi cho ngƣời dân.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với phát triển dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ khách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.3.1. Bộ máy quản lý của chính quyền tỉnh Phú Thọ về dịch vụ vận tải hành khách khách

Khái quát về cơ cấu bộ máy QLNN về dịch vụ vận tải hành khách hiện nay

Bộ máy QLNN về dịch vụ vận tải hành khách tại tỉnh Phú Thọ đƣợc phân cấp theo quy định của Bộ GTVT bao gồm: Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, Sở giao thông vận tải tỉnh, công an tỉnh. Đƣợc thể hiện cụ thể ở các sơ đồ sau:

UBND Tỉnh

Hoạt động vận tải trên địa bàn

Chủ Phƣơng Dịch vụ vận Các yếu tố tiện và phƣơng chuyển kỹ thuật tiện vận tải kho bãi

Hình 2.1.Bộ máy quản lý nhà nƣớc về vận tải ở địa phƣơng

Tại Phú Thọ, Sở GTVT là cơ quan tham mƣu giúp Bộ GTVT, UBND tỉnh QLNN về vận tải hành khách ở địa phƣơng. Hiện Sở gồm có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và hệ thống phòng ban nhƣ sau:

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sở giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ

UBND các Sở GTVT Các Sở có liên huyện, thành phố quan

BGĐ SỞ GTVT

Văn phòng Sở Thanh tra

sở

Phòng Quản lý giao thông

P.Quản lý vận tải, phƣơng tiện và ngƣời lái

P. Thẩm định và Quản lý chất lƣợng công trình giao thông;

P. Kế hoạch - Tài chính

Phòng Quản lý Phƣơng tiện, vận tải, ngƣời lái là phòng quản lý chung cả quản lý vận tải và quản lý ngƣời lái, phƣơng tiện. Phòng có 06 biên chế chính thức, hoạt động dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Sở có chuyên môn về vận tải.

Tại Sở GTVT, số lƣợng cán bộ đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành Vận tải hành khách cũng đạt tỷ lệ rất thấp. Lực lƣợng cán bộ vừa thiếu, vừa không có chuyên môn phù hợp đã gây rất nhiều khó khăn trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản QLNN về Vận tải hành khách tại tỉnh Phú Thọ.

Vì vậy, việc tăng cƣờng hoàn thiện bộ máy tổ chức, bổ sung và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vận tải, nhất là đối với Sở GTVT là hết sức cần thiết để có thể thực hiện tốt việc đổi mới công tác QLNN và phát triển lực lƣợng vận tải hành khách tại địa phƣơng theo hƣớng hiện đại với chất lƣợng dịch vụ ngày càng cao.

2.3.2. Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch về dịch vụ vận tải hành khách tại tỉnh Phú Thọ

Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, chiến lƣợc phát triển vùng, lãnh thổ, chiến lƣợc phát triển giao thông vận tải của cả nƣớc và vùng; căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng và địa phƣơng, xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch quản lý nhà nƣớc cho giao thông vận tải nói chung và cho dịch vụ vận tải hành khách nói riêng, tạo bƣớc đi phù hợp với điều kiện chung của vùng và địa phƣơng, có xét đến mối quan hệ của vận tải hành khách trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Xây dựng các chiến lƣợc về mạng lƣới tuyến, quản lý nhu cầu vận chuyển, quy hoạch về phƣơng tiện vận tải, các khu vực hỗ trợ cho hoạt động vận tải.

Về cơ chế chính sách quản lý tại địa phƣơng tham mƣu xây dựng trên cơ sở tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ khai thác theo hƣớng xã hội hóa cao, đảm bảo cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tƣ và khai thác kinh doanh hiệu quả nhƣ quy định điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ trên địa bàn tỉnh; quy định về vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy trên địa bàn tỉnh; quy định hoạt động vận tải ô tô trong đô thị và tỷ

lệ phƣơng tiện VTHK đáp ứng nhu cầu đi lại của ngƣời dân trên địa bàn tỉnh; quy định mức thu giá dịch vụ xe ra vào các bến xe trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; kiểm soát việc thực hiện cƣớc phí vận tải khách, đặc biệt trong các dịp lễ tết đảm bảo bình ổn, không tăng đột biến…

Về quy hoạch vận tải địa phƣơng đƣợc phân cấp: tham mƣu xây dựng quy hoạch các lĩnh vực liên quan vận tải tại địa phƣơng phù hợp với qui hoạch, kế hoạch, mục tiêu phát triển của tỉnh và của Bộ GTVT, ngoài mục tiêu phát triển và nguồn lực thực hiện mục tiêu cần phải xác định lộ trình thực hiện những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển của hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài nhƣ qui hoạch bến xe khách; qui hoạch giao thông tỉnh; qui hoạch các tuyến vận tải liên tỉnh; qui hoạch các tuyến xe buýt…. Phải đảm bảo các qui hoạch có tính khả thi.

Trên cơ sở các quy hoạch đã phê duyệt, tuyên truyền, khuyến khích, hƣớng dẫn để mọi cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu nghiên cứu tham gia đầu tƣ xây dựng, khai thác. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan quan tâm, rà soát kiểm tra đôn đốc việc thực hiện qui hoạch, đảm bảo đúng nội dung và thời gian đã đƣợc phê duyệt.

Việc xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch về quản lý nhà nƣớc đối với dịch vụ vận tải hành khách tại tỉnh Phú Thọ đƣợc nêu rõ trong quyết định số 3294/QĐ-UBND ngày 20/10/2011 về Phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020 và định hƣớng đến năm 2030 với quan điểm, mục tiêu nhƣ sau:

Việc tổ chức xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, chính sách, kế hoạch về vận tải hành khách đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đƣợc thực hiện dựa trên những quan điểm nhƣ sau:

Phát triển dịch vụ vận tải hành khách là nhiệm vụ quan trọng, chiến lƣợc để phát triển giao thông đô thị, nhằm xây dựng một tỉnh Phú Thọ văn minh, hiện đại, xứng tầm quốc gia, nhà nƣớc phát huy vai trò quản lý hoạt động xe buýt theo đúng quy định của pháp luật. Phục vụ nhu cầu đi lại ngày một tăng cao của ngƣời dân nhất là trong dịp lễ hội đền Hùng.

Phát triển vận tải hành khách phải đảm bảo đồng bộ giữa mạng lƣới tuyến với mạng lƣới giao thông của địa phƣơng; và các tỉnh lân cận, các tuyến xe phải kết nối đƣợc với nhau và với các phƣơng thức vận tải khách khác trong và ngoài đô thị; đảm bảo thuận tiện cho đi lại của nhân dân;

Phát triển vận tải hành khách theo nguyên tắc cung cấp dẫn đầu, nhằm khuyến khích nhân dân đi lại bằng cả phƣơng tiện công cộng, tạo ra cơ cấu giao thông hợp lý;

Phát triển vận tải hành khách làm khâu trung tâm để xây dựng một hệ thống vận tải khách hoàn chỉnh, mang tính hiện đại và đồng bộ; phát huy lợi thế so với phƣơng tiện giao thông cá nhân, từng bƣớc thích ứng với sự phát triển giao thông vận tải của địa phƣơng và của cả nƣớc.

Phát triển vận tải hành khách bằng nguồn lực nhà nƣớc là cơ bản, kết hợp với huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế khác theo hƣớng nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, trong đó ngân sách nhà nƣớc dùng để đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật xe buýt, bến bãi, trạm dừng nghỉ của các tuyến cố định, quản lý chặt chẽ dịch vụ taxi, có cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động đối với các tuyến đƣợc mở mới, tuyến có số lƣợng ngƣời sử dụng xe buýt còn thấp, chƣa đủ để kinh doanh có lãi; bảo đảm phát triển bền vững, hiệu quả, thiết thực; khuyến khích sử dụng phƣơng tiện thân thiện với môi trƣờng, phục vụ văn minh.

Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật; kiên quyết không để tái diễn tình trạng "xe dù, bến cóc".

Có phƣơng án tận dụng năng lực vận tải hành khách bằng đƣờng sắt để phát huy thế mạnh vốn có, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo an toàn giao thông đƣờng sắt trên địa bàn.

Chiến lƣợc và mục tiêu phát triển nhƣ sau:

Quy hoạch phát triển dịch vụ vận tải hành khách tại Phú Thọ đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 nhằm xây dựng mạng lƣới vận tải hành khách theo tuyến cố định, taxi và xe buýt phù hợp, đáp ứng nhu cầu đi lại của ngƣời dân, hạn chế sử

dụng các phƣơng tiện cá nhân, góp phần giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh.

Phấn đấu nâng tỷ lệ ngƣời dân sử dụng phƣơng tiện giao thông công cộng bằng xe buýt. Cung cấp dịch vụ thuận lợi, phƣơng tiện giao thông công cộng đạt tiêu chuẩn chất lƣợng tốt, văn minh, hiện đại để nhân dân và khách du lịch có thêm phƣơng tiện đi lại thuận lợi.

Xây dựng khung thể chế xã hội hóa dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt làm cơ sở lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ chất lƣợng cao và tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực vận tải hành khách đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030.

Chấn chỉnh việc chấp hành các quy định về kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của lái xe và doanh nghiệp cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ phục vụ hành khách

Phấn đấu đến năm 2020, VTHKCC bằng xe buýt đáp ứng khoảng 7- 8% nhu cầu đi lại của dân cƣ đô thị tỉnh Phú Thọ. Đến năm 2030, đáp ứng khoảng 14 - 15% nhu cầu đi lại của dân cƣ đô thị tỉnh Phú Thọ;

Xây dựng mạng lƣới tuyến xe buýt hợp lý từ trung tâm thành phố Việt Trì đến trung tâm các huyện; giữa trung tâm các huyện với nhau và kết nối giữa tỉnh Phú Thọ với các tỉnh lân cận;

Điều chỉnh mạng lƣới tuyến VTHK công cộng bằng xe buýt hiện tại cho phù hợp với yêu cầu mới của tỉnh, tăng mức độ phủ rộng của mạng lƣới tuyến vận tải hành khách nhằm làm tăng khả năng tiếp cận của ngƣời tham gia giao thông với dịch vụ vận tải hành khách, giảm mức độ trùng tuyến;

Hình thành mạng lƣới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đƣờng bộ thống nhất và hợp lý trên phạm vi cả nƣớc, đồng bộ với kết cấu hạ tầng, có quy mô phù hợp và đảm bảo kết nối với từng vùng, từng địa phƣơng và kết nối với các phƣơng thức vận tải hành khách khác, tạo thuận lợi đi lại cho nhân dân.

Cụ thể, một trong những văn bản đƣợc ban hành nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ của dịch vụ vận tải hành khách chính là Quyết định số: 3027/QĐ-UBND ngày 04/12/2014 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ về việc Phê duyệt Quy hoạch

mạng lƣới tuyến vận tải hành khách cố dịnh nội tỉnh; Quy hoạch vị trí điểm dừng, đón trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định đối với hệ thống đƣờng bộ và Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Trong văn bản thể hiện rõ các nội dung nhƣ sau:

* Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh

Phát triển mạng lƣới tuyến gồm 03 giai đoạn:

- Giai đoạn đến năm 2015: 08 tuyến là các tuyến hiện đang hoạt động

Tuyến 01: BX Việt Trì – BX Ấm Thƣợng (70 Km)

Tuyến 02: BX Việt Trì – BX Hiền Lƣơng (85 Km)

Tuyến 03: BX Việt Trì – BX Thanh Sơn (55 Km)

Tuyến 04: BX Phú Thọ - BX Đề Ngữ (100 Km)

Tuyến 05: BX Phú Thọ - BX Thanh Thủy (65 Km)

Tuyến 06: BX Việt Trì – BX Thanh Sơn (80 Km) Tuyến 07: BX Phú Thọ - BX Thanh Sơn (80 Km)

Tuyến 08: BX Việt Trì – BX Thanh Thủy (55 Km)

- Giai đoạn 2016 - 2020: 09 tuyến (Điều chỉnh 01 tuyến và bổ sung thêm 01 tuyến mới)

Tuyến 08: BX Việt Trì – BX Tinh Nhuệ (70 Km)

Tuyến 09: BX Phú Thọ - BX Hiền Lƣơng (50 Km)

- Giai đoạn 2021 - 2025: 11 tuyến (Bổ sung 02 tuyến mới)

Tuyến 10: BX Đoan Hùng – BX Thanh Ba (55 Km)

Tuyến 11: BX Ấm Thƣợng – BX Tân Sơn (85 Km)

* Quy hoạch vị trí điểm dừng đón trả khách phục vụ tuyến cố định

Quy hoạch 51 vị trí cơ bản dành cho các điểm dừng đón trả khách. Trong thực tế triển khai xây dựng, khai thác, tùy theo điều kiện cụ thể có thể lựa chọn vị trí mới đảm bảo không cách vị trí cơ bản (trƣớc hoặc sau) tối đa 500 mét.

Vị trí cơ bản đƣợc nêu chi tiết trong thuyết minh gửi kèm theo.

*. Quy hoạch phát triển vận tải hành khách Taxi

- Quy mô đoàn phương tiện

Giai đoạn 2016 – 2020 : có từ 760 xe – 840 xe

Giai đoạn 2021 – 2025 : có từ 1040 xe – 1140 xe

- Điểm dừng đỗ

Ƣu tiên bố trí tích hợp tại các bến xe liên tỉnh và điểm đầu cuối của các tuyến xe buýt.

Xem xét bố trí làn dành riêng phục vụ đỗ dừng cho xe con, xe Taxi tại các tuyến đƣờng có bề rộng từ 20 mét trở lên.

Khu vực tập kết, gara ƣu tiên bố trí ở khu vực vành đai, tránh tập trung áp lực giao thông cho khu vực Trung tâm.

* Cơ chế chính sách

Bổ sung và cụ thể hóa các quy định hiện hành về quản lý vận tải Taxi: Yêu cầu xe Taxi phải có đồng hồ tính cƣớc và in hóa đơn; logo; màu sơn; thiết bị giám sát hành trình…

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ xe Taxi hiện đại, thân thiện đối với ngƣời tàn tật và môi trƣờng.

Quy định yêu cầu về diện tích dành cho dừng đỗ xe Taxi trong xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng đƣờng bộ.

Xây dựng cơ quan quản lý chuyên môn về vận tải hành khách công cộng (gồm vận tải xe buýt và vận tải bằng xe taxi).

Cho phép phát triển loại hình xe trung chuyển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của vận tải tuyến cố định và hiệu quả khai thác của các điểm dừng.

Phối hợp trong đầu tƣ xây dựng điểm dừng tuyến cố định và điểm dừng xe buýt để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho hành khách trong chuyển đổi phƣơng thức.

Khuyến khích xã hội hóa đầu tƣ điểm dừng tuyến cố định. Cho phép xã hội hóa nhằm khuyến khích các doanh nghiệp khai thác và sử dụng diện tích để thực hiện các dịch vụ phục vụ hành khách. Đề nghị các Sở, Ngành liên quan, cơ quan thông tin, báo chí tạo điều kiện thông tin rộng rãi tới ngƣời dân và doanh nghiệp vận tải đƣợc biết và đầu tƣ.

2.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)