Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển dịch vụ vận

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 86 - 91)

1.1 .Phát triển dịch vụ vận tải hành khách

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển dịch vụ vận

hành khách

3.2.1. Hoàn thiện đề xuất chiến lược quy hoạch chính sách về vận tải hành khách

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế - xã hội của tỉnh, tỉnh Phú Thọ là tỉnh công nghiệp phát triển nền kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH, thì sự quy hoạch phát triển mạng lƣới VTHK đi trƣớc một bƣớc là nhiệm vụ quan trọng của ngành GTVT mà Sở GTVT Phú Thọ là cơ quan QLNN có nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện.

Xét thấy sự cần thiết của sự phát triển mạng lƣới VTHK, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 29/04/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về Phê duyệt Đề cƣơng và kinh phí lập Quy hoạch phát triển mạng lƣới VTHK công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các vùng lân cận giai đoạn 2010-2020 và định hƣớng phát triển sau năm 2020 với mục đích là đô thị hóa thành phố, tỉnh thành trong sự phát triển hiện nay của cả nƣớc, tiến trình đô thị hóa thể hiện sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh – nó là kết quả tất yếu của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ hiện nay của Đảng, Nhà nƣớc và nghị quyết của tỉnh đảng bộ Tỉnh Phú Thọ.

Quy hoạch mạng lƣới giao thông nói chung quy hoạch mạng lƣới VTHK nói riêng là quy hoạch chuyên ngành, gồm quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch phƣơng tiện giao thông và quy hoạch vận tải đƣờng bộ. Quy hoạch mạng lƣới phải đƣợc lập trên cơ sở chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đồng bộ với quy hoạch của ngành, lĩnh vực.

Để cho công tác quy hoạch có thể thực hiện một cách khả thi thì trƣớc hết Sở cần thực hiện những công việc sau :

- Phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội : phân tích, đánh giá tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu tổng hợp của tỉnh trong giai đoạn vừa qua. Phát triển dân số, lực lƣợng lao động, mức sống của dân cƣ, số lƣợng công nhân, học sinh sinh viên là những dữ liệu đầu vào cho việc tính toán nhu cầu đi lại.

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh : xem xét chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cho công tác dự báo nhu cầu giao thông, xây dựng quy hoạch mạng lƣới VTHK.

- Nghiên cứu tình hình phát triển đô thị, khu tập trung dân cƣ, KCN, khu du

lịch phục vụ cho việc xây dựng mạng lƣới tuyến xe buýt, từ đó có thể thiết lập mạng lƣới tuyến phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh.

- Nghiên cứu nhu cầu VTHK công cộng bằng xe buýt thông qua việc xác định

thị trƣờng vận tải, phân tích đặc điểm nhu cầu đi lại của nhân dân để dự báo nhu cầu vận chuyển hành khách bằng xe buýt, đồng thời phân tích nhu cầu hành khách tiềm năng nhằm đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút hành khách đi lại bằng phƣơng tiện xe buýt.

- Xây dựng đƣợc hệ thống mạng lƣới giao thông, trong đó xây dựng làn đƣờng dành riêng cho xe khách, đặc biệt là xe buýt để phục vụ mạng lƣới VTHK công cộng bằng xe buýt trong nội ô thành phố và một số vùng ngoại ô.

Kế thừa quy hoạch phát triển mạng lƣới VTHK có sẵn, trong đó có quy hoạch mạng lƣới xe buýt thành phố Việt Trì, KCN và vùng phụ cận giai đoạn 2011-2020, lộ trình phát triển các tuyến sẽ phải đƣợc cân nhắc và tính toán phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các khu đô thị, KCN, khu du lịch … nhằm thỏa mãn nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận.

Về vấn đề trợ giá cho các doanh nghiệp kinh doanh VTHK công cộng bằng xe buýt, Sở cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau :

- Khuyến khích đƣợc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia vào lĩnh vực VTHK, gánh bớt một phần cho nhà nƣớc.

- Đặt giá vé ở mức độ thích hợp có lợi cho ngƣời dân khi sử dụng phƣơng tiện

vận tải công cộng.

- Hình thức và mức độ trợ giá phải phù hợp với khả năng kinh tế của đất nƣớc, của địa phƣơng, tránh lãng phí vì số tiền trợ giá rất lớn.

- Các chính sách trợ giá minh bạch, nhất quán trong suốt quá trình phát triển.

- Có tính đến sự phát triển hài hòa các loại hình vận tải trong hệ thống VTHK

Những nguyên tắc trên sẽ giúp cho việc trợ giá, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và giảm chi phí cho ngƣời tham gia giao thông.

3.2.2. Hoàn thiện Tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch chính sách về vận tải hành khách

Để thực hiện đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu, đƣờng lối đã đề ra trong quá trình quy hoạch về chính sách vận tải hành khách, đòi hỏi cán bộ phải lựa chọn đƣợc đội ngũ cán bộ giỏi, có trách nhiệm với công việc, tận tụy, phải lấy tiêu chuẩn cán bộ làm thƣớc đo thƣờng xuyên trong việc đánh giá, nhận xét cán bộ.

Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị là phải lấy lợi ích quốc gia, lợi ích của đơn vị làm mục tiêu phấn đấu, gƣơng mẫu về đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn phải đảm bảo theo yêu cầu, chú ý về ngoại ngữ, phải phấn đấu các lãnh đạo cấp Bộ, Tổng cục, Vụ khi đi họp hội, làm việc ở nƣớc ngoài không phải có ngƣời phiên dịch.

Phải xây dựng đội ngũ cán bộ phát xuất từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của ngành, của đơn vị trong từng giai đoạn cụ thể. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ phải gắn liền với việc xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý (phƣơng thức, lề lối làm việc).

Đối với nguồn nhân lực tham mƣu cho cơ quan quản lý là sở giao thông và ủy ban nhân dân tỉnh phải đƣợc đào tạo thêm về trình độ soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật. Cán bộ công chức lĩnh vực GTĐB của tỉnh đòi phải am hiểu pháp luật trong nƣớc, pháp luật của các nƣớc mà nƣớc ta có quan hệ về GTĐB, nắm bắt thực tế, thông thạo nhiều lĩnh vực có liên quan nhƣ tài chính, giá cả, lao động, môi trƣờng, ngân hàng, quan hệ quốc tế … nên đòi hỏi phải đƣợc đào tạo chuyên ngành, bồi dƣỡng thƣờng xuyên, cũng nhƣ tự nâng cao trình độ thì mới đáp ứng yêu cầu cho giai đoạn mới hiện nay, không ngừng nâng cao trách nhiệm các các bộ công chức trong ngành GTVT nói chung, các cán bộ QLNN về dịch vụ VTHK nói riêng.

Căn cứ nhu cầu đào tạo cán bộ mà xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dự báo dài hạn. Mục tiêu đào tạo cũng phải phát triển và đa dạng loại hình đào tạo, kể cả trong và ngoài nƣớc. Vì vậy, đối với Sở GTVT phải lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại

mang tính định hƣớng, dự báo phục vụ trực tiếp cho các phòng ban của sở. Việc đào tạo chuyên sâu và đào tạo lại nhằm tiến tới chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ công chức, chƣơng trình đào tạo phải đáp ứng đƣợc mục tiêu nâng cao chất lƣợng QLNN, chú trọng đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp phải đủ sức quản lý trong cơ chế thị trƣờng. Cần tranh thủ sự hỗ trợ của các nƣớc, các tổ chức quốc tế, tranh thủ học tập kinh nghiệm, phƣơng pháp, biện pháp, giải pháp tiên tiến trong QLNN.

Căn cứ sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng nhƣ sự phát triển ngành GTVT nói chung, phát triển lĩnh vực VTHK nói riêng, Sở GTVT Phú Thọ cũng cần phải có định hƣớng phát triển đào tạo, đào tạo lại cán bộ chuyên trách QLNN về VTHK, có chính sách ƣu đãi để tuyển dụng những ngƣời giỏi chiến lƣợc, những ngƣời có nhiều nhiệt huyết, từ đó họ có thể toàn tâm toàn lực để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình trong công tác quản lý. Vì chỉ có cán bộ giỏi, đầy nhiệt huyết thì mới mạnh dạn đề xuất nhiều biện pháp, công cụ, giải pháp hữu hiệu đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển mạnh, ngày càng nhiều cho việc điều hành và QLNN trong mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực VTHK của ngành GTVT có thể phát triển và đi đúng định hƣớng đó là phát triển bền vững lĩnh vực VTHK – là một lĩnh vực đi trƣớc thời đại, phải đƣợc phát triển trƣớc một bƣớc để cho các ngành, các lĩnh vực khác cùng phát triển, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh – CNH-HĐH theo định hƣớng XHCN.

Để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị, chức năng quản lý nhà nƣớc của Sở trong tình hình mới, cần kiện toàn cơ cấu bộ máy của Sở, có sự phân công trách nhiệm trong từng lĩnh vực cụ thể cho từng phòng, vì vậy Sở cần tách phòng Kế hoạch giao thông thành 2 phòng, đó là phòng Kế hoạch giao thông và phòng Thẩm định; phòng Vận tải phƣơng tiện và ngƣời lái tách thành 2 phòng, đó là phòng Vận tải phƣơng tiện và phòng Ngƣời lái. Phòng Vận tải phƣơng tiện cần cũng cố đội ngũ cán bộ trong công tác QLNN về VTHK để có thể quản lý chặt chẽ và tốt hơn trong tình hình mới hiện nay.

Bên cạnh đó, Sở cần phải chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính – cũng đã góp phần tăng cƣờng QLNN theo chiều sâu. Hiện nay, Sở đang xây dựng

quy trình theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 về QLNN về VTHK nhằm thuận lợi trong công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra các doanh nghiệp, HTX. Vì vậy, Sở cần nhanh chóng thực hiện việc QLNN đối với lĩnh vực VTHK theo quy trình tiêu chuẩn ISO.

Nâng cấp, cải tạo, xây mới một số bến xe chính quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp lớn, có kết nối thuận tiện với các phƣơng thức vận tải đƣờng thủy, đƣờng sắt tại Thái Nguyên, Bắc Cạn, ...đồng thời từng bƣớc nâng cấp, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ, thiết bị bốc xếp để nâng cao năng lực hàng hóa thông qua cảng. Xây dựng cơ sở hạ tầng bến xe, kho bãi và trang bị công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh, có thiết bị xếp dỡ hiện đại.

Các cơ quan của Sở giao thông vận tải và UBND tỉnh cần nghiên cứu Áp dụng triển khai cho doanh nghiệp thực hiện ứng dụng công nghệ để tối ƣu hóa điều hành và phục vụ hành khách. Hiện nay nhiều doanh nghiệp vận tải đã thay thế công tác bán vé truyền thống bằng hình thức bán vé trực tuyến qua mạng Internet bằng việc xây dựng website tích hợp phần mềm quản lý bán vé. Việc đầu tƣ phần mềm quản lý và website bán vé online cho chính nhà xe của mình sẽ thu hút một lƣợng lớn khách hàng qua mạng Internet. Cách làm này vừa có thể giúp các doanh ngiệp

quảng bá thƣơng hiệu, dễ dàng quản lý lại vừa có thể giảm chi phí, nhân công. Đối

với khách hàng, họ có thể chủ động tìm đƣợc xe, chọn chuyến đi, giờ đi, chỗ ngồi… một cách linh động ở mọi nơi, vào bất cứ khoảng thời gian nào mà không cần phải đến tận phòng vé, tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.

3.2.3. Hoàn thiện kiểm soát chiến lược quy hoạch chính sách về vận tải hành khách

“Tăng cƣờng và đổi mới công tác kiểm tra, kiểm soát; tập trung phân tích, xử lý. Thực hiện hình thức xử phạt những trƣờng hợp vi phạm thông qua hệ thống thiết bị quan sát bằng camera. Đội ngũ cán bộ Thanh tra đƣợc giao nhiệm vụ phải thực hiện đúng quyền hạn, nhiệm vụ đƣợc giao.”

“Thanh tra phải thƣờng xuyên và tăng cƣờng kiểm tra trên đƣờng nhằm lập lại trật tự ATGT, không nên thực hiện theo từng đợt và mang tính chiến dịch, chỉ đến tháng ATGT mới kiểm tra chặt. Cần kiểm tra chặt chẽ tại các điểm giao thông

tĩnh gồm : bến xe, các điểm đỗ xe bất hợp pháp, kiểm tra khi xe dừng đỗ, đón trả khách trên đƣờng, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm của tài xế cũng nhƣ các doanh nghiệp, HTX kinh doanh VTHK. Giám sát chặt chẽ các lực lƣợng kiểm tra trên đƣờng, ngăn chặn các hình thức lạm quyền, thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn để xử lý tiêu cực.”

Kiểm tra chặt chẽ sổ nhật trình, những xe xác nhận trong sổ nhật trình không đầy đủ, xác nhận sai, mất số trang, mất sổ phải xử lý theo quy định. Xử lý nghiêm những trƣờng hợp xe dù, xe cóc, xe buýt giả.

“Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 01/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, kiên quyết xử lý các phƣơng tiện xe khách vi phạm, các bến cóc trá hình và các điểm kinh doanh ăn uống có biểu hiện ép khách (kinh doanh kiểu cơm tù).

Thanh tra việc đăng ký hoạt động và hình thức hoạt động của các hãng Taxi đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, ngăn chặn xe taxi giả.

Thƣờng xuyên kiểm tra tất cả các tuyến đƣờng giao thông trên địa bàn tỉnh để kịp thời xử lý “điểm đen” cũng nhƣ sửa chữa các điểm hƣ hỏng để đảm bảo an toàn cho ngƣời và phƣơng tiện lƣu thông; phối hợp với các lực lƣợng để bảo vệ công trình giao thông, giải tỏa các vi phạm lấn chiếm lòng lề đƣờng, vĩa hè đô thị.

Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch lái xe tại các trƣờng, cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch theo quy định của Thông tƣ 07/2009/TT-

BGTVT ngày 19/06/2009 của Bộ GTVT.”

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)