Khái quát về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 42 - 44)

1.1 .Phát triển dịch vụ vận tải hành khách

2.1. Khái quát về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Phú Thọ “có tọa độ địa lý 20055’ - 21043’ vĩ độ Bắc, 104048’ – 105027’ kinh độ Đông, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; Tây giáp tỉnh Sơn La; Nam giáp tỉnh Hoà Bình; Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang. Ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Diện tích chiếm 1,2% diện tích cả nƣớc và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc. Với vị trí ngã ba sông cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km, nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lƣu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc”.

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 độ C, lƣợng mƣa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tƣơng đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội

Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng. Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vƣơng (mùng 10 tháng

Ba âm lịch). Các dân tộc ít ngƣời cũng có những đặc trƣng văn hoá riêng của mình: ngƣời Mƣờng có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Ngƣời Việt có hát xoan, hát ghẹo...

Tại Phú Thọ, GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 37.5 triệu đồng trở lên. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GRDP) tăng 7.5% trở lên. Trong đó, giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 9.8%, dịch vụ tăng 7%, nông nghiệp tăng 3%. Giá trị xuất khẩu đạt 1.3 tỷ USD, tổng vốn đầu từ toàn xã hội đạt trên 26.2 nghìn tỷ đồng, tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 10.6% so với ƣớc thực hiện năm 2017, tỷ lệ đƣờng giao thông nông thôn đƣợc kiên cố hóa đạt 62.8%, toàn tỉnh có ít nhất 10 xã đạt nông thôn mới.

Tỷ lệ xã phƣờng, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 73.6%, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88.65%, tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 63.5% trở lên, số trƣờng đạt chuẩn quốc gia đạt từ 681 trƣờng trở lên

2.1.3. Đặc điểm giao thông vận tải

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải Phú Thọ thì Tỉnh là đầu mối giao thông quan trọng cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh và khu vực. Cụ thể nhƣ sau:

“ Đường bộ: Tuyến đƣờng cao tốc Nội Bài – Lào Cai (tốc độ tối đa 120km/h) qua tỉnh Phú Thọ có chiều dài trên 60km với 5 nút giao tại: Thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, huyện Cẩm Khê, huyện Hạ Hòa và thị xã Phú Thọ, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thuộc hành lang đƣờng bộ côn Minh – Hải Phòng đã mang lại những tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế – xã hội rất lớn. Tuyến đƣờng quốc lộ 2 (AH.14 – đƣờng bộ Châu Á số 14) nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Giang qua Tuyên Quang, Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội rồi nối với quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 1A đi cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và với quốc lô 18 đi cảng biển Cái Lân – Quảng Ninh (cảng biển). Quốc Lộ 32 từ Hà Nội qua Phú Thọ rồi đi Sơn La – Điện Biên – CHDCND Lào. Quốc lộ 32C từ Phú thọ đi Yên Bái, kết nối với các quốc lộ khác đi Lào Cai rồi sang Trung Quốc và tuyến đƣờng bộ Hồ Chí Minh qua tỉnh nối liền 3 miền đất nƣớc.”

“Đường sắt: Tuyến đƣờng sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đƣờng sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – TP Hồ chí Minh. Phú Thọ có 8 ga đƣợc đặt tại thành phố Việt Trì và các thị trấn khác trên địa bàn tỉnh, trong đó có ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 2 ga lớn rất thuận tiện cho việc đƣa đón khách và vận chuyển hàng hóa khối lƣợng lớn.”

“Đường thủy: Việt Trì “thành phố ngã ba sông” là hợp lƣu của 3 con sông lớn ở miền Bắc là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều đài vận tải đƣờng sông của tỉnh 235km, trong đó sông Hồng là 130km, sông Lô 63km, sông Đà 42km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc hội tụ về Phú Thọ rồi tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng sông Việt Trì là một trong 3 cảng lớn ở miền Bắc có công suất khai thác có thể đạt 1,0 triệu tấn/năm.”

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)