Đánh giá hiệu quả QLNN đối với đầu tư xây dựng KCHT từ nguồn vốn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ giai đoạn 2021 2025 (Trang 32 - 35)

6. Kết cấu của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.5. Đánh giá hiệu quả QLNN đối với đầu tư xây dựng KCHT từ nguồn vốn

đủ theo quy định để xuất quỹ NSNN chi trả theo yêu cầu của chủ đầu tư đối với các khoản kinh phí thực hiện dự án. Công tác quyết toán vốn đầu tư được thực hiện nhằm đánh giá toàn bộ kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản tăng thêm, đánh giá việc thực hiện các quy định của Nhà nước và xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan đơn vị liên quan.

Tuy nhiên, hạn chế khó khăn trong QLNN đối với cả hai “khâu” nêu trên đều căn cứ trên hồ sơ đề nghị thanh toán và hồ sơ đề nghị quyết toán A - B giữa chủ đầu tư với các đơn vị có liên quan. Bởi vậy, việc soát xét, tìm ra những khoản chi phí được hợp lý hóa trên hồ sơ so với thực tế đầu tư công trình là khó khăn cho các cơ quan quản lý trực tiếp đối với hai khâu này. Từ đó, gây ra việc phải thu hồi các khoản đã thanh toán, quyết toán sau thanh tra, kiểm tra thực tế hiện trường của cơ quan chức năng, nhưng nhiều khoản sau thanh toán không thu hồi được sau nhiều năm, gây thất thoát lãng phí NSNN và giảm hiệu lực hiệu quả QLNN theo quy định.

1.1.5. Đánh giá hiệu quả QLNN đối với đầu tư xây dựng KCHT từ nguồn vốn NSNN vốn NSNN

1.1.5.1. Hiệu quả quản lý Nhà nước

ngược lại. Tính hiệu quả được đánh giá ở hai góc độ: Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội.

- Hiệu quả tài chính với các chỉ tiêu như: Giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ suất thu lợi nội tại IRR, thời gian thu hồi vốn T… Tuy nhiên, các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN với đặc thù đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng, cần thiết có sự tham gia của Nhà nước thường không có khả năng thu hồi vốn hoặc hiệu quả tài chính thường không cao. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả chi NSNN cho một dự án đầu tư, thường đánh giá hiệu quả KT - XH của dự án đầu tư đó.

- Hiệu quả KT - XH: Dưới góc độ vĩ mô, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chi NSNN đối với các dự án đầu tư KCHT thường bao gồm: Chỉ tiêu giá trị gia tăng của dự án, chỉ tiêu thu hút lao động của dự án, khả năng tác động đến thu - chi NSNN, khả năng sử dụng nguyên vật liệu trong nước, tác động thúc đẩy sự phát triển của các ngành, đối tượng liên quan.

1.1.5.2. Chỉ tiêu chủ yếu

(1) - Số lượng công trình được xây dựng và mức độ đáp ứng mục tiêu KT-XH

Để đảm bảo các mục tiêu phát triển KT - XH của tỉnh, các mục tiêu đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, các cơ quan Nhà nước phải xây dựng, lựa chọn đầu tư các dự án nhằm đảm bảo các mục tiêu, kế hoạch, chiến lược đề ra.

Số lượng các công trình đối với từng ngành, lĩnh vực không chỉ đảm bảo các điều kiện phát triển cần thiết cho mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đó mà hơn thế phải đảm bảo nhiều mục tiêu hơn trong công cuộc phát triển KT - XH của tỉnh.

Minh chứng thực tế, việc khảo sát, lựa chọn danh mục dự án công trình đầu tư, ưu tiên thu hút các nguồn lực để đầu tư một công trình kè thủy lợi kết hợp đường giao thông liên huyện, không chỉ đảm bảo mục tiêu giảm nguy cơ thiên tai, sạt lở bờ vở sông gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người dân, đồng thời đảm bảo mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn các huyện, thành, thị, từ đó tác động đến các mục tiêu phát triển

kinh tế, phát triển các ngành du lịch - dịch vụ, không ngừng nâng cao đời sống người dân trên địa bàn.

Số lượng các công trình được xem xét ở đây cả về quy mô, mục tiêu, mức độ đáp ứng mục tiêu phát triển KT - XH. Số lượng công trình nhiều nhưng nhỏ lẻ, manh mún, không có tính liên kết vùng miền, địa phương cũng sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu, hiệu quả đầu tư từ nguồn NSNN. Song nếu lựa chọn các dự án đa mục tiêu với quy mô quá lớn, thời gian đầu tư dài mà không kịp thời quan tâm đến các dự án có ảnh hưởng trực tiếp hoặc đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân thì sẽ khó khăn trong việc tuyên truyền vận động người dân trong vùng dự án cũng như việc đảm bảo các mục tiêu cụ thể, các điều kiện phát triển KT - XH đã đề ra.

(2) - Tỷ lệ vốn đầu tư trở thành tài sản

Đây là chỉ tiêu phản ánh cụ thể kết quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN, hạn chế các công trình dở dang, không hình thành tài sản, không được bàn giao khai thác sử dụng theo mục tiêu dự án.

Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện kết quả đầu tư lớn, hiệu quả đầu tư được kiểm soát tốt. Ngược lại, càng nhiều khoản được đầu tư mà không hình thành tài sản càng tăng thêm mức độ lãng phí, kém hiệu quả trong công tác QLNN.

Cụ thể một số trường hợp như: Vốn đầu tư từ nguồn vốn NSNN đã bố trí để thực hiện khảo sát, lập dự án đầu tư nhưng dự án lại không được duyệt, không do lỗi của chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn, nhưng vẫn phải thực hiện thanh toán, quyết toán vốn đầu tư có liên quan, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư; hoặc đã quyết định đầu tư dự án nhưng không hoàn thành đầu tư, ngay cả với các hạng mục độc lập để bàn giao đưa vào sử dụng, từ đó không đảm bảo mục tiêu ban đầu của dự án, gây ra tổn thất cho ngân sách và xã hội…

(3) - Tỷ lệ thất thoát, lãng phí vốn

Tỷ lệ này thường được đánh giá, xem xét trên kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi đầu tư XDCB, phát hiện các chi phí không hợp pháp, hợp

lý, hợp lệ, từ đó kiến nghị xử lý thu hồi NSNN, tịch thu tài sản, phong tỏa tài khoản bảo lãnh, cam kết thực hiện hợp đồng…

Hạn chế của việc xem xét đánh giá này là cũng chỉ dựa trên chọn mẫu các dự án đầu tư trong phạm vi, đối tượng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, không phải là tổng thể khách quan nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư XDCB thực sự chính xác.

(4) - Tỷ lệ công trình dự án chậm tiến độ, phải giãn, hoãn, xác định điểm dừng kỹ thuật

Tỷ lệ này được đánh giá trên cơ sở các dự án chậm tiến độ, phải giãn, hoãn, dừng kỹ thuật trên tổng số các dự án được đầu tư trong kỳ. Tuy nhiên, việc xác định cụ thể mức độ thiệt hại, tổn thất kinh tế, tổn thất xã hội trong việc chậm tiến độ, giãn hoãn, dừng kỹ thuật nêu trên là tương đối khó đánh giá, lượng hóa một cách cụ thể, chính xác.

(5) - Mức độ nợ đọng vốn xây dựng cơ bản

Mức độ nợ đọng XDCB sẽ gây ảnh hưởng lớn đến rủi ro tài chính đối với mỗi cấp ngân sách. Trường hợp không xác định được cụ thể lộ trình xử lý sẽ ảnh hưởng đến khả năng cân đối thu chi ngân sách hàng năm, nguồn lực đầu tư cho các công trình dự án cấp thiết khác.

Mặt khác trong thực tế, khi không xác định được nguồn lực từ NSNN, việc huy động “ vốn ứng trước” của doanh nghiệp để đầu tư thực hiện dự án đã được duyệt sẽ gây ra nhiều áp lực trong điều hành, quản lý, nhiều trường hợp là thao túng, không minh bạch, thất thoát, lãng phí (như phải chỉ định thầu thi công, hoặc đấu thầu nhưng thiếu minh bạch, hồ sơ dự thầu trúng thầu còn nhiều sai sót)

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ giai đoạn 2021 2025 (Trang 32 - 35)