6. Kết cấu của luận văn
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý của tỉnh Vĩnh Phúc
Kể từ khi tái lập tỉnh, từ xuất phát điểm thấp của một tỉnh nghèo, Vĩnh Phúc đã không ngừng bứt phá, từng bước tự chủ và phát triển mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách Quốc gia.
Có được thành công đó, không thể không kể đến kết quả định hướng thu hút đầu tư và quản lý sử dụng vốn đầu tư. Xác định được thế mạnh cũng như hạn chế của địa phương, bên cạnh việc mở rộng sản xuất nông nghiệp và du lịch, Vĩnh Phúc đã chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp với vai trò nền tảng để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh. Tỉnh đã xúc tiến xây dựng cơ sở hạ tầng và ban hành nhiều chính sách cởi mở, thuận lợi nhằm thu hút đầu tư, dành nhiều nguồn lực để phát triển KCHT ở các Khu, cụm công nghiệp: Kim Hoa, Cụm công nghiệp Khai Quang, Cụm công nghiệp Quang Minh… Đây đều là các khu công nghiệp nằm ở những vị trí địa lý thuận lợi nên nhanh chóng thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều dự án lớn cho tỉnh. Thông qua việc tập trung đầu tư và thu hút các đầu tư kinh doanh hạ tầng các Khu, cụm công nghiệp, Vĩnh Phúc đã không ngừng cải thiện, nâng cao được nguồn thu cho ngân sách để tái đầu tư cho chính các khu, cụm công nghiệp đó, cũng như đảm bảo đảm bảo nguồn lực đầu tư cho các dự án, công trình khác nhiệm vụ chi đầu tư của từng cấp ngân sách.
Vĩnh Phúc đặc biệt chú trọng đầu tư hệ thống giao thông đường bộ, được xác định là bộ phận quan trọng trong KCHT KT - XH của tỉnh, được đầu tư phát triển trước một bước nhằm tạo tiền đề, động lực phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, phát huy tối đa vị trí quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc Bộ, đặc biệt đối với thủ đô và các tuyến hành lang giao thông quốc tế.
Nhờ thành công nổi bật trong thu hút đầu tư, nền kinh tế Vĩnh Phúc đã có những phát triển vượt bậc, là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm luôn ở mức cao so với các tỉnh và cao hơn cả nước, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân địa phương.
Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc đã triển khai tương đối đồng bộ công tác quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, dành quỹ đất hợp lý, hiệu quả trong khai thác
nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án đầu tư để từ đó không ngừng lớn mạnh về nguồn lực ngân sách tỉnh, đảm bảo tốt cho các dự án đầu tư KCHT trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, Vĩnh Phúc đã khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, trong việc đầu tư phát triển du lịch, cung cấp các dịch vụ vui chơi, giải trí cho cư dân Thủ đô, thị trường du lịch có quy mô lớn và các vùng trong cả nước. Vĩnh Phúc đã chú trọng đầu tư KCHT phục vụ du lịch như: Vườn Quốc gia Tam Đảo, Khu du lịch Tam Đảo, các khu: Đại Lải, Đầm Vạc, Dị Nậu…. từ đó tiếp tục tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển KT - XH của tỉnh.
1.2.2. Kinh nghiệm từ tỉnh Hà Giang
Hà Giang là tỉnh miền núi cao, mật độ dân số còn thấp, nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau về văn hóa; Hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, giao thông chưa thuận lợi, thu nhập đầu người còn thấp, được xếp vào danh sách các tỉnh nghèo, tỉnh đặc biệt khó khăn của cả nước.
Thách thức luôn đặt ra cho Hà Giang là phải tận dụng tối đa lợi thế của tỉnh để huy động các nguồn lực bên trong và bên ngoài nhằm thu hút đầu tư phát triển lâu dài và bền vững, vừa phải giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách một cách hài hòa, hiệu quả. Vậy chính quyền và Nhân dân tỉnh Hà Giang đã giải quyết bài toán nêu trên như thế nào? Kinh nghiệm thực tiến trong QLNN đối với đầu tư xây dựng KCHT bằng nguồn vốn NSNN ra sao để đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong những năm gần đây?
Hà Giang đã phát huy tối đa, khai thác triệt để thế mạnh của vùng cao nguyên đá, thu hút rất nhiều nhà đầu tư lớn bằng các chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong 5 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều nhà đầu tư tên tuổi như Vingroup, Tập đoàn TH, Tập đoàn Banyan Tree… kêu gọi được nhiều tổ chức phi Chính phủ nước ngoài như Plan, Caritas/Thụy Sĩ, Vision Care/Hàn Quốc, triển khai các
chương trình, dự án ở các lĩnh vực y tế, giáo dục, phát triển KT - XH, tài nguyên môi trường, văn hóa, xây dựng năng lực tổ chức và hỗ trợ tư pháp.
Du lịch đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Hà Giang đã khai thác triệt để thế mạnh, quảng bá hình ảnh, đầu tư phát triển ngành du lịch, đồng thời tạo ra hiệu ứng lan tỏa sang các ngành dịch vụ khác trong tỉnh. Hà Giang cũng đã kết hợp khá hiệu quả giữa phát triển du lịch và công nghiệp khoáng sản và xây dựng thủy điện; đặc biệt là các công trình thủy điện vừa và nhỏ đang không ngừng lớn mạnh, dần trở thành trụ cột trong việc huy động và sử dụng vốn, đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Không chỉ vậy, với lợi thế địa lý giáp danh với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc, Hà Giang đã lấy đó là thế mạnh đột phá nhằm đầu tư và khai thác tối đa trong phát triển KT - XH của tỉnh, trong đó cửa khẩu Thanh Thủy là cửa khẩu quan trọng nhất và là cửa khẩu quốc gia duy nhất tại Hà Giang được thiết lập nhằm đẩy mạnh hợp tác, phát triển kinh tế biên mậu, thúc đẩy KT - XH có tính chiến lược, hiệu quả lâu dài.
Như vậy, bài học về đầu tư XDCB của tỉnh bạn được nhìn nhận dưới góc độ thu hút tối đa nguồn lực ngoài ngân sách vừa tăng nguồn thu cho ngân sách từ hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thế mạnh của tỉnh, vừa giảm chi ngân sách cho đầu tư phát triển các lĩnh vực nêu trên. Lựa chọn, ưu tiên các nguồn thu trong nước và các nguồn huy động hợp pháp khác cho đầu tư xây dựng các công trình dân sinh, phúc lợi xã hội, giải quyết tương đối hài hòa các vấn đề xã hội bên cạnh chính sách đầu tư phát triển.
Công tác QLNN về đầu tư phát triển đã làm tốt vai trò thiết lập, tạo môi trường đầu tư kinh doanh và cạnh tranh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, là giải pháp quan trọng, xương sống trong thu hút đầu tư dự án; Có lộ trình cụ thể trong việc thu hút và sử dụng vốn, những ưu đãi về cơ chế, chính sách một cách minh bạch, rõ ràng, có kế hoạch, tiêu chí lựa chọn các đối tác dự định
kêu gọi đầu tư, có hướng đi và cách làm tương đối bài bản trong phát triển du lịch, khai thác khoáng sản và đầu tư công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn, hứa hẹn mang đến những thành công hơn nữa đối với mảnh đất Hà Giang.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với tỉnh Phú Thọ
Từ việc nghiên cứu những thành công, kinh nghiệm giải quyết các vấn đề “mâu thuẫn” trong phát triển KT - XH, chiến lược đầu tư KCHT của các địa phương nêu trên, bài học được rút ra với tỉnh Phú Thọ theo góc nhìn của tác giả bao gồm:
- Tăng cường hoàn thiện luật pháp, chính sách về đầu tư, rà soát để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý, sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định theo hướng phù hợp, hiệu quả hơn, đặc biệt là việc nghiên cứu các điều kiện cụ thể, năng lực quản lý, vận hành để xây dựng, ban hành cơ chế phân cấp quản lý đầu tư hoặc một số cơ chế đặc thù cho phù hợp, hiệu quả.
- Chú trọng việc thực hiện đúng trình tự đầu tư xây dựng cũng như không ngừng hoàn thiện quy trình đầu tư gắn với nâng cao hiệu quả công tác QLNN về đầu tư xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư đến tổ chức triển khai thực hiện; Có giải pháp tập trung nguồn lực hoàn thành dự án, đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả công trình.
- Làm tốt công tác quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, dành quỹ đất hợp lý, hiệu quả nhằm khai thác tốt nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án đầu tư để từ đó không ngừng lớn mạnh về nguồn lực ngân sách địa phương, đảm bảo tốt cho các dự án đầu tư KCHT trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường thu hút tối đa nguồn lực ngoài NSNN. Lựa chọn, ưu tiên các nguồn thu trong nước và các nguồn huy động hợp pháp khác cho đầu tư xây dựng các công trình dân sinh, phúc lợi xã hội, giải quyết tương đối hài hòa các vấn đề xã hội bên cạnh chính sách đầu tư phát triển. Làm tốt vai trò thiết lập, tạo môi trường đầu tư kinh doanh và cạnh tranh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư; Có lộ trình cụ thể cho việc thu hút và sử dụng vốn, những ưu đãi
về cơ chế, chính sách một cách minh bạch, rõ ràng, có kế hoạch, tiêu chí lựa chọn các đối tác dự định kêu gọi đầu tư, có hướng đi và cách làm tương đối bài bản trong phát triển du lịch, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn.
- Quan tâm xây dựng, triển khai các giải pháp nhiệm vụ đặc thù, khắc phục triệt để những hạn chế tồn tại của địa phương, như: Cải tiến phương pháp giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm; Tích cực nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kỹ thuật thi công, lập dự toán và thẩm định thiết kế tổng dự toán, tính phù hợp với phát triển quy hoạch đô thị và kiến trúc hiện đại, phù hợp với công nghệ hiện đại, tiên tiến; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định vừa hồng vừa chuyên, giỏi nghiệp vụ và phẩm chất, đạo đức tốt; Quản lý chặt chẽ công tác đấu thầu đảm bảo tính minh bạch, công bằng; Quản lý tốt việc cấp phát và thanh toán vốn đầu tư; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư xây dựng.
Tiểu kết chương 1:
- Chương 1 đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bằng ngân sách nhà nước. Đặc điểm của QLNN đối với đầu tư xây dựng KCHT bằng NSNN trên địa bàn tỉnh, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với xây dựng KCHT bằng NSNN. Đánh giá được hiệu quả QLNN đối với xây dựng KCHT bằng NSNN trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tác giả đã xác định rõ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả QLNN đối với xây dựng KCHT bằng NSNN ở phạm vi cấp tỉnh.
- Rút ra được bài học kinh nghiệm về QLNN đối với xây dựng KCHT bằng NSNN phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn sắp tới.
Chương 2
THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCHT TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và ảnh hưởng trong công tác quản lý
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Phú Thọ là vùng đất lịch sử văn hóa lâu đời, trung tâm của nền văn hóa Lạc Việt thời đại các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Toàn tỉnh có hơn 1.500 di tích lịch sử - văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, 02 Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi ở khu vực phía Bắc đồng thời là tỉnh nằm trong quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội. Là khu vực trung tâm kết nối giao lưu giữa các Vùng Tây Bắc - Vùng Thủ đô Hà Nội - Vùng Đông Bắc. Phú Thọ có tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua, có hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, từ thành phố Việt Trì của tỉnh đi trung tâm Thủ đô Hà Nội chưa đến 80km, đi sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km, ngoài ra còn có các tuyến đường sắt quốc gia, đường thủy Quốc gia và nhiều tuyến quốc lộ, đường liên tỉnh đi qua (QL2, QL70, QL32,…).
Diện tích đất tự nhiên là 3.532,9 km², trong đó phần lớn là đồi núi chiếm hơn hai phần ba diện tích. Toàn tỉnh có 11 huyện, 01 thị xã và thành phố Việt Trì (đô thị loại I thuộc tỉnh) là đô thị trung tâm tỉnh. Dân số toàn tỉnh hiện có 1,46 triệu người, tỷ lệ dân số đô thị chiếm 18,1%, lao động trong độ tuổi trên 850.000 người. Trong những năm qua, tỉnh đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, phát triển mạnh các ngành du lịch, dịch vụ thương mại, từng bước phát triển các ngành công nghiệp, nâng
lên hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp. Giai đoạn 2016 - 2020, GRDP tăng bình quân 8,2%/năm, thu NSNN trên địa bàn trung bình hàng năm đạt trên 6.800 tỷ đồng.
2.1.1.2. Những ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên đối với công tác quản lý
- Với đặc điểm địa hình địa chất tương đối phức tạp, giữa các loại cấp đất, cấp địa hình khác nhau, nhìn chung các dự án đầu tư KCHT trên địa bàn tỉnh có khối lượng, chi phí khảo sát địa hình địa chất, khảo sát lập dự án đầu tư là tương đối lớn; Đến nay, tỉnh Phú Thọ không xây dựng, ban hành suất đầu tư các dự án công trình để áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh (chỉ công bố đơn giá XDCB, lắp đặt, đơn giá ca máy, đơn giá khảo sát trung bình 02 năm/lần)
- Phát huy đặc điểm địa hình thuận lợi là trung tâm vùng, tỉnh Phú Thọ chú trọng đầu tư các công trình dự án kết nối giao thông, du lịch, y tế, giáo dục... với các tỉnh, thành lân cận nhằm phát huy tối đa mạng lưới các công trình đầu tư KCHT xung quanh (như cao tốc Nội Bài - Lào Cai, các công trình đầu tư phát triển du lịch các tỉnh miền núi phía bắc, chương trình y tế vùng...)
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và những ảnh hưởng đến công tác quản lý
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,2%; Quy mô GRDP (giá hiện hành) tăng từ 47.858 tỷ đồng năm 2016 đến 63.039 tỷ đồng năm 2019, ước thực hiện năm 2020 đạt 68.588 triệu đồng; GRDP bình quân đầu người tăng từ 27,6 triệu đồng năm 2016 đến 36,5 triệu đồng năm 2019, ước thực hiện năm 2020 đạt 41,6 triệu đồng. So với các tiêu chí đánh giá về trình độ phát triển, Phú Thọ xếp thứ 02/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh, đến hết năm 2019, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 38,8%, dịch vụ 40,2%, nông lâm nghiệp, thủy sản 21%.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đạt 129.085 tỷ đồng, bình quân tăng 13,8%/năm. Tốc độ thu ngân sách bình quân tăng trên 18%/năm; Năm 2019 tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 8.811 tỷ đồng.
- Xuất khẩu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 12,5%. Năm 2019 giá trị xuất khẩu cả tỉnh đạt 1.330 triệu USD, vượt mục tiêu đến năm