6. Kết cấu của luận văn
3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giai đoạn 2021 2025
3.4.5. Thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng
Thứ nhất, Tăng cường hiệu quả kiểm soát chi vốn đầu tư đối với hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN)
- KBNN chủ động hướng dẫn các chủ đầu tư hoàn tất các hồ sơ pháp lý một lần và các lần thanh toán để làm cơ sở tạm ứng và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư kịp thời, chặt chẽ và hiệu quả;
- Niêm yết công khai Quy trình, hồ sơ, yêu cầu chi tiết đối với thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, KBNN Trung ương.
- Tiến hành rà soát tỷ lệ giải ngân vốn theo từng dự án, trường hợp cần thiết kịp thời kiến nghị các cơ quan chức năng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra thực tế hiện trường, tránh những rủi ro, sai sót do lập hồ sơ khống với khối lượng lớn;
- Tăng cường hướng dẫn thực hiện tạm ứng, thực hiện nghiêm các biện pháp xử phạt trong lĩnh vực KBNN nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định về trách nhiệm quản lý sử dụng, thu hồi tạm ứng hợp đồng đối với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan.
- Phối hợp với cơ quan kế hoạch, tài chính, kịp thời đề xuất điều chuyển kế hoạch vốn đối với các công trình chậm giải ngân thanh toán vốn.
- Tích cực đôn đốc các chủ đầu tư xử lý công nợ và tất toán tài khoản đúng quy định đối với dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán.
- Tăng cường triển khai tốt công tác tin học hoá trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và bộ máy kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Thứ hai, Nâng cao hiệu quả công tác quyết toán vốn đầu tư, quyết toán dự án hoàn thành.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác lập hồ sơ báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân trong công tác quyết toán vốn đầu tư đối với các cơ quan, đơn vị Chủ đầu tư, ban quản lý dự án, cơ quan thẩm tra và phê duyệt quyết toán.
- Chấn chỉnh thực hiện nghiêm việc công khai danh sách nhà thầu vi phạm trên Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để hạn chế đấu thầu trong trường hợp cần thiết.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán. Tăng cường bố trí lực lượng cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và đạo đức công vụ để thực hiện thẩm tra quyết toán. Làm rõ trách nhiệm các bên liên quan trong công tác quản lý tài chính đầu tư XDCB.
- Xử phạt nghiêm các đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán, quyết toán dự án công trình theo quy định.
Phần III - KẾT LUẬN
KCHT là nền tảng của sự nghiệp phát triển KT - XH của các vùng, lãnh thổ; các ngành, lĩnh vực khác nhau. QLNN đối với đầu tư xây dựng KCHT bằng nguồn vốn NSNN là công tác quản lý liên quan đến nhiều cấp, ngành, cơ quan đơn vị, với nhiều trình tự thủ tục đầu tư, đòi hỏi cả hệ thống đó phải vận hành đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả.
Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý nêu trên, bao gồm: Nhóm yếu tố về luật pháp, chính sách; Nhóm yếu tố về chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng KCHT; Nhóm yếu tố về quy trình đầu tư; Nhóm yếu tố về thị trường máy móc, vật tư, thiết bị liên quan đến đầu tư xây dựng; nhóm yếu tố về thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng KCHT bằng nguồn vốn NSNN. Các nhóm yếu tố tác động lẫn nhau, từ đó phản ánh quá trình vận hành và tính hiệu quả công tác QLNN.
Thực trạng công tác quản lý đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ những năm qua đã đạt được kết quả quan trọng như: số lượng công trình đã được xây dựng và mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh tăng; Tỷ lệ thất thoát, lãng phí vốn được kiểm soát tốt hơn; Tỷ lệ công trình dự án chậm tiến độ, phải dừng, giãn, hoãn giảm; Nợ đọng XDCB được xử lý theo kế hoạch, có nhiều cải thiện...
Tuy nhiên, công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch đầu tư vẫn còn chưa thực sự khoa học, hiệu quả, chất lượng còn hạn chế; công tác kế hoạch vốn đầu tư trung hạn và hàng năm chưa đảm bảo một số nguyên tắc, điều kiện bố trí vốn; Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế kỹ thuật thi công còn nhiều sai sót; Quy trình, điều kiện nghiệm thu của một số dự án công trình chưa đảm bảo; Công tác thanh tra kiểm tra, giám sát vẫn còn nhiều hạn chế...
Một số nguyên nhân hạn chế cần được khắc phục, xử lý như: Năng lực cạnh tranh của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh còn ở mức thấp, trình độ phát triển kinh tế của tỉnh còn hạn chế, nguồn lực đầu tư phát triển KCHT gặp nhiều khó khăn; Nhiều quy định quản lý đầu tư chưa rõ ràng, một số chính sách đầu tư chưa sát thực dẫn đến không hiệu quả; Năng lực chỉ đạo, điều hành quản lý một số nơi còn yếu; Một bộ phận cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư còn chưa tuân thủ đầy đủ quy trình, điều kiện, chất lượng quản lý; Công tác phối hợp giữa các cấp chính quyền và các cơ quan đơn vị còn thiếu quyết liệt, trách nhiệm chưa cao; Công tác thanh tra, kiểm tra có nơi còn chưa sâu sát, kịp thời, dẫn đến hiệu quả chưa cao...
Các nhóm giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, bao gồm: Hoàn thiện luật pháp, chính sách về đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách; Nâng cao chất lượng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng; Hoàn thiện quy trình đầu tư; Kiểm soát tốt thị trường máy móc, thiết bị, vật tư; Nâng cao hiệu quả công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ NSNN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Đất đai 45/2013/QH13;
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13;
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật NSNN số 83/2015/QH13;
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14;
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Qquản lý chất lượng công trình;
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
14. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư;
15. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN;
16. Bộ Tài chính (2018), Báo cáo rà soát độc lập các quy định các quy định pháp luật về đầu tư công;
17. Bộ Tài chính (2016, 2017, 2018, 2019), Chuyên đề Báo cáo Đánh giá công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNNcác năm 2016, 2017, 2018, 2019.
18.Bộ Tài chính (2018), Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cải cách quản lý tài chính công.
19.Bộ Tài chính (2006), Cẩm nang kiểm soát chi NSNN, NXB Bộ Tài chính, Hà Nội.
20. Nguyễn Quốc Chiến(2012), Quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn NSNN qua KBNN Lâm Đồng, Luận án tiến sĩ Học viện Tài chính - Ngân hàng.
21. Bùi Mạnh Cường (2012), Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
22. Trịnh Thị Thúy Hồng (2012),Quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luậnán tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
23. Hồ Thị Hương Mai (2015), “QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHT giao thông đô thị Hà Nội”, Luậnán tiến sĩ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
24. Từ Quang Phương (chủ biên) (2007), Giáo trình Quản lý dự án đầu tư
- NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
25. Nguyễn Quốc Việt, Chu Thị Nhường (2012), Phân tích tác động của tham nhũng tới quy mô và chất lượng đầu tư công theo cách tiếp cận kinh tế học thể chế. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 28, trang 231 - 240.
26. Nguyền Hồng Sơn, Phạm Sĩ An (2011), Thu hút các nguồn vốn để phát triển tỉnh Hà Giang. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 27, trang 187 - 194.
27. Bùi Thế Học (2015), Tăng cường quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩTrường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.
28. Phạm Thị Thúy (2006) “Tác động của việc phát triển KCHT đối với giảm nghèo, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế, số 332 trang 11 - 18
29. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế,Trung tâm thông tin tư liệu - Chuyên đề Kết cấu hạ tầngđược đăng tải trên Danangtimes.vn
30. Kiểm toán Nhà nước Khu vực 7 (2016, 2017, 2018), Báo cáo kiểm toán ngân sách địa phương tỉnh Phú Thọ các năm 2016, 2017, 2018.
31. Thanh tra Chính phủ (2019), Kết luận số 1886/KL-TTCP ngày 21/10/2019 của Thanh tra Chính phủ về việc thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2017
32. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Phú Thọ (2019), Báo cáođánh giá tổng kết thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT - XH then chốt giai đoạn 2016-2020
33.UBND tỉnh Phú Thọ (2016, 2017, 2018, 2019, 2020), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công các năm 2016, 2017, 2018, 2019 và Báo cáo tổng hợp kết quả đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020
34. UBND tỉnh Phú Thọ (2019), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
35. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ (2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các năm 2016, 2017, 2018, 2019;
36. Cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 31/3/2017 “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa”;
37. Báo Vĩnh Phúc, ngày 29/6/2018 “Xây dựng kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư”; Báo Vĩnh Phúc”, ngày 10/10/2019 “Thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp”;
38. Báo Tài nguyên Môi trường, ngày 19/11/2019 “Vĩnh Phúc cơ hội đầu tư và tiềm năng phát triển”
39. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà nội(2011), số 27 “Thu hút các nguồn vốn để phát triển tỉnh Hà Giang”;
40. Báo Hà Giang ngày 15/11/2018 “Hà Giang thu hút vốn đầu tư toàn xã hội”,
41.Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 23/8/2019, “Hà Giang lựa chọn cách đi cho riêng mình”.