6. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Nhiệm vụ trọng tâm
(1) Tập trung thu hút dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trọng điểm. Tạo điều kiện phát triển các cụm công nghiệp để định hướng thu hút
các doanh nghiệp sản xuất khai thác nguồn nguyên liệu ở địa phương. Khôi phục các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
(2) Tập trung phát triển các ngành dịch vụ phục vụ du lịch, sản xuất và tiêu dùng. Xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc trưng, có lợi thế của tỉnh. Tăng cường liên kết phát triển tua, tuyến và đào tạo nhân lực làm du lịch.
(3) Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và nâng cao giá trị sản phẩm. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong xây dựng nông thôn mới; chú trọng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập bền vững cho người nông dân.
(4) Tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Chú trọng công tác thẩm định hiệu quả KT - XH, khả năng thu nộp ngân sách của các dự án trước khi cấp quyết định chủ trương đầu tư. Kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý tồn tại đối với các dự án đầu tư sớm đi vào hoạt động đóng góp cho phát triển KT - XH.
(5) Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư KCHT then chốt; phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trọng điểm. Huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng các công trình, dự án mang tính lan toả về kinh tế, văn hóa, xã hội.
(6) Tập trung khai thác các nguồn thu NSNN; Thực hiện tốt chính sách tiền tệ, tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên, khoáng sản, kiểm soát ô nhiễm môi trường trong sản xuất và sinh hoạt.
(7) Đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính; xây dựng Chính quyền điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong QLNN và phục người dân, doanh nghiệp, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
(8) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Đào tạo có trọng điểm nguồn nhân lực trình độ, kỹ thuật cao theo yêu cầu phát triển KT - XH; đồng thời thu hút, trọng dụng, đãi ngộ đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật trình độ cao về làm việc tại tỉnh.
(9) Đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, Văn hoá, Thể thao. Thực hiện tốt các giải pháp giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa ở cơ sở; bảo tồn và phát huy giá trị hai di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát Xoan Phú Thọ”.