6. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Những vấn đề đặt ra cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
- Phú Thọ cần quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản, đầu tư xây dựng, bảo tồn các công trình văn hóa, di sản, phát huy thế mạnh, tiềm năng lớn của địa phương trong phát triển kinh tế.
- Tổ chức lập và tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư dự án đô thị, nhà ở đầu tư hoàn thành dự án theo đúng tiến độ được duyệt. Xử lý nghiêm các trường hợp chậm tiến độ, không thực hiện đúng các nội dung theo quy hoạch và dự án được duyệt. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh. Tăng cường huy động nguồn lực xây dựng các dự án hạ tầng khu đô thị, khu nhà ở, hạ tầng giao thông đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả và phù hợp.
- Tạo dựng môi trường thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng KT - XH theo hình thức đối tác công tư (PPP). Nghiên cứu quỹ đất để dành cơ hội cho các nhà đầu tư tốt, phù hợp với chiến lược đã đề ra. Hướng tới thu hút các doanh nghiệp có quy mô, công nghệ cao, sử dụng nguồn nhân lực, thân thiện với môi trường.
- Đẩy mạnh đầu tư KCHT then chốt, trọng tâm là hạ tầng khu, cụm công nghiệp và các dự án, công trình lớn có tác động lan tỏa. Quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nội tỉnh, kết nối liên tỉnh. Xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, chế biến và logistic của vùng.
Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Trung ương, của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội để đầu tư KCHT KT - XH then chốt; Sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án để bố trí nguồn lực đầu tư dứt điểm, tránh đầu tư dàn trải, sớm đưa các công trình vào khai thác, phát huy hiệu quả.
- Kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý tồn tại đối với các dự án đầu tư chậm tiến độ; Kiên quyết thu hồi dự án không đầu tư, đầu tư không đúng mục đích hoặc không có hiệu quả.
- Thực hiện tốt công tác QLNN về đầu tư xây dựng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả công trình.