Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với đầu tƣ công và bài học rút ra cho tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư công ở tỉnh phú thọ (Trang 45 - 49)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với đầu tƣ công và bài học rút ra cho tỉnh

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với đầu tư công ở một số quốc gia

Mặc dù có sự khác biệt về thể chế, về môi trƣờng văn hóa, nhƣng quá trình phát triển của các quốc gia Đông Á giai đoạn trƣớc đây vẫn có rất nhiều nét tƣơng đồng với Việt Nam giai đoạn hiện này. Vì vậy, những kinh nghiệm thành công trong công tác quản lý đầu tƣ công của các quốc gia này vẫn là những bài học rất quý giá cho chính phủ Việt Nam nói chung và chính quyền các địa phƣơng nói riêng, cụ thể:

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Quá trình quản lý đầu tƣ công ở Trung Quôc cho thấy, vai trò của nhà nƣớc luôn giữ vị trí quan trọng trong mọi hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh nghiệm đã cho thấy, việc đầu tƣ kém hiệu quả kéo dài của khu vực nhà nƣớc là do quản lý kém, thiếu trách nhiệm, lãng phí, tham nhũng,…

Cũng giống Việt Nam, ở Trung Quốc quản lý đầu tƣ công đƣợc phân quyền theo cấp ngân sách: Trung ƣơng, tỉnh, thành phố và cấp huyện, trấn. Theo đó, cấp

có thẩm quyền quyết định việc phân bổ ngân sách của từng cấp ngân sách có toàn quyền quyết định đầu tƣ các dự án sử dụng vốn từ ngân sách của cấp mình. Đối với các dự án đầu tƣ sử dụng vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên phải lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan của ngân sách cấp trên trƣớc khi phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ dự án.

Việc thẩm định các dự án đầu tƣ đƣợc triển khai thực hiện ở tất cả các bƣớc nhƣ: chủ trƣơng đầu tƣ, báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật và tổng khai toán, thiết kế thi công và tổng dự toán, đấu thầu… Đồng thời, đều thông qua Hội đồng thẩm định của từng cấp và lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan cùng cấp và cấp trên nếu có sử dụng vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên. Hội đồng thẩm định của từng cấp do cơ quan đƣợc giao kế hoạch vốn đầu tƣ thành lập (Cơ quan quản lý chuyên ngành). Thành viên Hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia có chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực dự án yêu cầu, đƣợc lựa chọn theo hình thức rút thăm từ danh sách các chuyên gia đƣợc lập, quản lý ở từng cấp theo từng phân ngành. Các chuyên gia này đƣợc xác định là có trình độ chuyên môn thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định của từng dự án cụ thể.

Trên thực tế, việc quản lý đầu tƣ công tại các dự án ở Trung Quốc vẫn còn xảy ra tình trạng phát sinh chi phí vƣợt dự toán. Chủ yếu là do thay đổi quy hoạch làm tăng chi phí của dự án, công việc điều chỉnh dự án chƣa thực sự hiệu quả. Cùng với đó, các hoạt động kiểm tra giám sát đánh giá định kỳ cũng chƣa đƣợc triển khai để cập nhật tình hình dự án và diễn biến của giá nguyên vật liệu, nhân công,...

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Trƣớc năm 1970, hoạt đồng đầu tƣ công của Nhật Bản ở trong tình trạng “ảm đạm”. Tuy nhiên, kể từ sau năm 1970, tình hình đầu tƣ công ở Nhật Bản đã đƣợc cải thiện đáng kể. Nhằm tăng hiệu quả đầu tƣ công và giảm áp lực đối với ngân sách nhà nƣớc, Chính phủ Nhật Bản quyết định thực hiện chiến lƣợc quản lý tài khóa, trong đó đề ra các mục tiêu củng cố tình hình tài khóa chặt chẽ.

Chiến lƣợc này đề ra tỷ lệ dƣ nợ phải giảm so với GDP. Đây chính là định hƣớng lớn nhằm tạo sự chuyển biến lớn cho hoạt động đầu tƣ công ở nƣớc này, tạo thêm lợi ích kinh tế trong dài hạn. Mặt khác, các cơ quan chức năng Nhật Bản hiện

sử dụng nhiều phƣơng pháp phân tích chi phí - lợi ích để thẩm định hiệu quả của các dự án đầu tƣ công.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng Nhật Bản đã công khai phƣơng pháp thẩm định các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản. Chẳng hạn, đối với các dự án đƣờng bộ/đƣờng nội đô, Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Nhật Bản trƣớc đây đã thực hiện các phƣơng pháp thẩm định khác nhau và không công bố chi tiết về các phƣơng pháp.

1.2.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Là một quốc gia Đông Á rất thành công trong công tác quản lý đầu tƣ công. “Để đạt đƣợc những thành công trên, Hàn Quốc đã xây dựng một khung quản lý đầu tƣ công vào năm 1999 nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính 1997-1998. Khung này là sáng kiến giúp cải thiện vấn đề tài khóa cũng nhƣ hiệu quả chi tiêu của Chính phủ cho các phúc lợi xã hội cũng nhƣ bộ máy Nhà nƣớc”.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của các dự án cũng vô cùng quan trọng. “Các ngành liên quan gồm Tài chính, Đất đai, Giao thông và Hàng hải sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu và đánh giá tính khả thi trƣớc và sau dự án. Từ đó, hạn chế đƣợc tình trạng khởi công thực hiện các dự án không thực sự cần thiết hoặc cấp bách”.

Bộ Chiến lƣợc và Tài chính Hàn Quốc còn xây dựng hệ thống quản lý tổng thể chi phí dự án (TPCM) để theo dõi cũng nhƣ kiểm soát đƣợc các chi phí phát sinh trong toàn bộ vòng đời của dự án, từ lúc lập kế hoạch đến lúc hoàn thành.

Để khuyến khích tăng trƣởng và phát triển kinh tế Đất nƣớc, “Chính phủ đã đƣa ra những lựa chọn tiết kiệm, hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất cũng nhƣ xác định đƣợc đâu là lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ. Bên cạnh đó, việc thu hút khu vực tƣ nhân tham gia đầu tƣ vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng cũng là một trong số các giải pháp hiệu quả cần tính đến trong chiến lƣợc phát triển kinh tế dài hạn”.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý Nhà nước đối với đầu tư công cho Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý đầu tƣ công ở các quốc gia Đông Á, có thể thấy rằng sự thành công có đƣợc là nhờ:

- Sự nỗ lực của chính quyền trong việc quyết tâm cải tiến quy trình cũng nhƣ thủ tục quản lý đầu tƣ công, trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện bộ máy quản lý các hoạt động đầu tƣ công.

- Đầu tƣ công chỉ tập trung vào các nhiệm vụ thật cần thiết cho xã hội, những khu vực không có hoặc rất ít khả năng mang lại lợi nhuận nên khu vực tƣ nhân không muồn đầu tƣ. Các dự án đầu tƣ phải đƣợc sự đồng thuận cao của ngƣời dân sở tại và cộng đồng xã hội nói chung.

- Phải tăng cƣờng chất lƣợng công tác lập, thẩm định các dự án đầu tƣ công. Coi đây là khâu quan trọng để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đầu tƣ công. Để nâng cao chất lƣợng của khâu này, cần thành lập các ủy ban liên ngành để thẩm định chủ trƣơng, đánh giá thẩm định dự án và đánh giá sau thực hiện dự án nên tránh đƣợc tiêu cực.

- Tăng cƣờng phát huy vai trò của huyện trong việc quản lý dự án đầu tƣ công, phải đảm bảo khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ công có hiệu quả do đó cần phải đƣợc tƣ vấn, thẩm định ở tất cả các bƣớc.

- Tăng cƣờng thu hút khu vực tƣ nhân tham gia đầu tƣ vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nhằm tăng tính minh bạch, tính hiệu quả trong quá trình quản lý thực hiện dự án.

- Phải tăng cƣờng công tác kiếm tra giám sát để kịp thời phát hiện các sai lệch nhằm có các quyết định điều chỉnh, khắc phục kịp thời, tránh các sai sót kéo dài gây hậu quả xấu.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ CÔNG Ở TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2016 – 2018

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư công ở tỉnh phú thọ (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)