PHẦN I : MỞ ĐẦU
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.1. Đầu tƣ công trong chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnhPhú Thọ
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ đến năm 2022
Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ đến năm 2022 đƣợc xác định bao gồm:
3.1.1.1. Quan điểm phát triển
(1) Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ đặt trong tổng thể phát triển của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Thủ đô Hà Nội, trong bối cảnh đất nƣớc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
(2) Huy động cao nhất các nguồn nội lực kết hợp với tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển với tốc độ tăng trƣởng nhanh, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cả trong GDP và cơ cấu lao động.
(3) Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, giảm chênh lệch vê phát triển xã hội giữa các khu vực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
(4) Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý và bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo đảm phát triển bên vững và cảnh quan, môi trƣờng cho phát triển du lịch.
(5) Gắn phát triển kinh tế với phát triển hệ thống đô thị và hiện đại hóa mạng lƣới kết cấu hạ tầng.
(6) Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
3.1.1.2. Muc tiêu phát triển a. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của cả nƣớc, có mạng lƣới kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội từng bƣớc hiện đại, hệ thống đô thị tƣơng đối phát triển, đời sống nhân dân
đƣợc nâng cao, môi trƣờng đƣợc giữ vững, bản sắc văn hoá đặc sắc các dân tộc đƣợc bảo tồn và phát huy, quốc phòng an ninh đƣợc bảo đảm.
b. Mục tiêu cụ thể * Về kinh tế:
- Tốc độ tăng GDP khoảng 15%/năm giai đoạn 2018 - 2020, đạt 13%/năm giai đoạn 2020 - 2022.
- Cơ cấu kinh tế năm 2020: Nông lâm nghiệp, thuỷ sản: 20,6%; công nghiệp - xây dựng: 39,7%; Dịch vụ: 39,7%. Cơ cấu kinh tế năm 2022: Nông lâm nghiệp, thuỷ sản: 13,4%; Công nghiệp - xây dựng: 45,0%; Dịch vụ: 41,6%.
- Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 18 - 19 triệu đồng vào năm 2020, năm 2022 khoảng 30 - 31 triệu đồng theo giá thực tế.
- Tốc độ tăng trƣởng tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân giai đoạn 2018 - 2020 là 25%/năm và giai đoạn 2020 - 2022 khoảng 20%/năm.
- Phấn đấu giá trị xuất khẩu đến năm 2020 đạt 200 triệu USD, năm 2022 khoảng 330 triệu USD.
- Tổng thu ngân sách nhà nƣớc đến năm 2020 đạt 3.200 tỷ đồng, năm 2022 khoảng 5.000 tỷ đồng.
- Sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt năm 2020 khoảng 36 vạn tấn, năm 2022 khoảng 37 - 37,5 vạn tấn.
* Về xã hội:
- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn khoảng 0,88% vào năm 2020 và khoảng 0,84% năm 2025. Quy mô dân số năm 2020 là 832,36 nghìn ngƣời; năm 2022 khoảng 870,5 nghìn ngƣời.
- Tạo việc làm bình quân mỗi năm cho 15 - 20 nghìn lao động giai đoạn 2018 - 2020 và 22 nghìn lao động giai đoạn 2020 - 2022.
- Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% đến năm 2020 và đạt 65 - 70% đến năm 2022.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dƣới 10% năm 2020 và dƣới 3% năm 2022 (theo chuẩn nghèo mới).
- Giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng thê nhẹ cân xuống còn dƣới 15% năm 2020 và dƣới 10% năm 2022.
- Số hộ dùng điện lƣới quốc gia đạt tỷ lệ 97% năm 2020 và 99% năm 2022.
- Số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt khoảng 8,57 bác sỹ năm 2020 và 10,5 bác sỹ năm 2022. Số đơn vị cấp xã có bác sĩ đạt 100% năm 2020.
* Về môi trường:
- Duy trì độ che phủ rừng ở mức 46%.
- Đến năm 2020 có 90 - 92%, năm 2025 có 100% các cơ sở sản xuất xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng.
- Duy trì 100% thành phố, thị trấn đƣợc thu gom rác thải, đến năm 2020 tỷ lệ chất thải rắn đƣợc thu gom khoảng 95% và xử lý đƣợc 80% chất thải nguy hại; đến năm 2022 có 100% lƣợng rác thải đƣợc thu gom và xử lý.
- Cung cấp nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh cho 96% dân số nông thôn vào năm năm 2020 và cơ bản tất cả dân số đƣợc cấp nƣớc hợp vệ sinh năm 2022.
* Về quốc phòng - an ninh:
- Gắn phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn mới.
- Tiếp tục xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
3.1.2. Đầu tư công trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ đến năm 2022
Mục tiêu phát triển chung của tỉnh Phú Thọ trên đây đã chỉ rõ toàn tỉnh sẽ thực hiện mục tiêu có mạng lƣới kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội từng bƣớc hiện đại, hệ thống đô thị tƣơng đối phát triển, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao. Điều này cho thấy, tầm quan trọng của đầu tƣ nói chung và đầu tƣ công nói riêng trên địa bàn tỉnh là không thể bỏ qua.
Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của toàn tỉnh đến năm 2022, vấn đề đầu tƣ công đƣợc xác định tập trung các khía cạnh sau:
Trong các báo cáo kế hoạch đầu tƣ công trung và dài hạn, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ đã đƣa ra các dự báo liên quan đến tình hình thực hiện đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.
Theo đó, dự báo tình hình vốn đầu tƣ trên đia bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2022 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chỉ tăng 10 - 12%/năm. Theo đó, khả năng tổng nguồn vốn đầu tƣ NSNN 5 năm 2018 - 2022 khoảng 5.929 tỷ đồng, trong đó XDCB tập trung 2.466 tỷ đồng, nguồn vốn Trung ƣơng hỗ trợ có mục tiêu 3.463 tỷ đồng.
* Xây dựng kế hoạch đầu tư công hiệu quả gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của toàn tỉnh.
- UBND tỉnh Phú Thọ sớm quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2018-2022.
- UBND đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-HĐND ngày 13/12/2018 về việc lập kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2018-2022 và lập kế hoạch đầu tƣ công trung hạn 5 năm 2018-2022 để đôn đốc các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện.
- UBND tỉnh Phú Thọ xác định quan điểm các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố phải xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh trƣớc ngày 30/10/2019, việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2018-2022 phải thống nhất với kế hoạch đầu tƣ công trung hạn 5 năm 2018-2022, bảo đảm yêu cầu về chất lƣợng theo hƣớng dẫn.
- Kế hoạch đầu tƣ công trung hạn cần đƣợc xây dựng gắn với kế hoạch phát triển KT-XH, trong lúc vốn đầu tƣ hạn chế, ngoài những nhiệm vụ cấp bách, cần xác định rõ thứ tự ƣu tiên có trọng tâm, trọng điểm để phát huy hiệu quả đầu tƣ.
* Tập trung điều chỉnh các chỉ tiêu cơ bản về đầu tư công:
Tỉnh Phú Thọ xác định tập trung điều chỉnh các chỉ tiêu cơ bản và tháo gỡ những khó khăn, hạn chế nhƣ: nguồn lực, cải cách hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh chƣa ổn định, chất lƣợng lao động thấp.Đây đƣợc xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả thực hiện đầu tƣ công trên địa bàn.