“Chỉ tiêu“ Đơn vị
tính 2016 2017 2018
Tốc độ PTBQ
“Tống sản phẩm trong tỉnh“
“Theo giá so sánh (năm2012)“ Tỷ đồng 23.468 25.633 27.378 108,0
“Nông lâm nghiệp, thủy sản“ Tỷ đồng 6.126 6.382 6.384 102,1
“Công nghiệp, xây dựng“ Tỷ đồng 8.143 8.893 9.183 106,2
“Dịch vụ“ Tỷ đồng 8.868 9.285 10.042 106,4
“Theo giá thực tế“ Tỷ đồng 30.597 33.882 36.835 109,7
“GDP bình quân đầu ngƣời“ Ng.đồng 22.833 24.173 27.192 109,1
Cơ cấu GDP (giá thực tế)“
“Theo ngành kinh tế“
“Nông lâm nghiệp, thủy sản“ % 27,23 27,2 26,74 98,4
“Công nghiệp, xây dựng“ % 43, 18 44,15 44,15 101,2
“Dịch vụ“ % 28,19 28,55 29,11 102,9
Theo thành phần kinh tế“
Kinh tế nhà nƣớc“ % 24,38 23,64 23,43 98,0
Kinh tế ngoài nhà nƣớc“ % 69,38 68,93 69,21 99,9
Kinh tế có vốn ĐTNN“ % 6,18 7,43 7,33 108,9
(Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Phú Thọ, 2016-2018)
Tổng GDP năm 2018 đạt 27.378 tỷ đồng, tăng 11,73% so với năm 2017 và tăng 5,36% so với năm 2017, trong đó: Nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,9%, công nghiệp, xây dựng thì không thay đổi và dịch vụ tăng 1,96%. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 27,192 triệu đồng (giá thực tế), tƣơng đƣơng 1.175 USD. Do tỉnh Phú Thọ có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nên ngành nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng nhiều hơn so với các ngành còn lại, sau đó đến ngành công nghiệp, xây dựng. Ngành dịch vụ vẫn còn phát triển tƣơng đối chậm chƣa tƣơng
xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh nhà.
2.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
“Nhìn chung cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2016 - 2018 chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ: Tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tuy nhiên tốc độ tăng vẫn còn chậm”.
Nguyên nhân: “Tốc độ tăng của ngành công nghiệp không đạt kế hoạch, giá của hầu hết các vật tƣ và nguyên liệu đầu vào của sản xuất đều tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng, trong khi đầu ra của sản phẩm không tăng không nhiều, nên tỷ lệ đóng góp vào tăng GDP không đáng kể. Do vậy, cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2018 là: Nông lâm nghiệp, thủy sản 26,74%, công nghiệp - xây dựng 44,15 % và dịch vụ 29,11%” (cơ cấu tƣơng ứng năm 2015 là 27,3%, 44,15% và 28,55%). (Xem biểu đồ 2.1)
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu GDP theo thành ngành kinh tế năm 2015, 2018
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018)
27.3%
44.15% 28.55%
Năm 2015
Nông lâm nghiệp, thủy sản
Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ
26.74%
44.15% 29.11%
Năm 2018
Nông lâm nghiệp, thủy sản
Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ
2.2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc đối với đầu tƣ công ở tỉnh Phú Thọ
2.2.1. Tình hình thực hiện đầu tư công và kết quả, hiệu quả đầu tư công ở tỉnh Phú Thọ
2.2.1.1. Tình hình thực hiện đầu tư
Từ năm 2016 đến nay, “công tác quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực đầu tƣ trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tƣ đƣợc rà soát, cập nhật liên tục và kịp thời; các cơ chế, chính sách ƣu đãi, chính sách đặc thù đã khuyến khích đƣợc một số doanh nghiệp đầu tƣ vào tỉnh. Giai đoạn 2016 - 2018, trên địa bàn tỉnh đã thu hút đƣợc 451 dự án đầu tƣ với số vốn đăng ký trên 229.300 tỷ đồng. Các dự án đầu tƣ theo Luật Đầu tƣ đã bổ sung nguồn vốn đầu tƣ toàn xã hội, thu hút ngành nghề mới, công nghệ cao; góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế, tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong tỉnh. Từ đó mang lại tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giai đoạn 2016 - 2018, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đạt 8,43%/năm; thu ngân sách Nhà nƣớc từ sản xuất kinh doanh tăng bình quân 15,22%/năm”.
Xét trong cả giai đoạn 2016 đến năm 2018, tổng vốn đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt trên 112.982 tỷ đồng; trong đó của nhà nƣớc là trên khoảng 35.363 tỷ đồng, chiếm 31,3% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội của tỉnh, vốn tƣ nhân và các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đạt trên khoảng 55.587 tỷ đồng, chiếm 49,2% vốn đầu tƣ phát triển; vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài là khoảng trên 22.031 tỷ đồng, chiếm 19,5% tổng vốn đầu tƣ. Nhƣ vậy, nguồn vốn tập trung cho đầu tƣ công chủ yếu đến từ tƣ nhân và các doanh nghiệp nhà nƣớc, phần còn lại là của nhà nƣớc, ngân sách trung ƣơng và cuối cùng là từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
“Việc thu hút đầu tƣ và thực hiện các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 đến nay đã có nhiều khởi sắc, đạt đƣợc kết quả tích cực, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Tuy nhiên số lƣợng các dự án đầu tƣ lớn còn ít; vẫn còn nhiều dự án phải điều chỉnh lại quy mô”.
Cơ cấu vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc tập trung cho lĩnh vực phục vụ cá nhân - công cộng và công nghiệp, đầu tƣ cho khoa học công nghệ, quản lý nhà
nƣớc, y tế có tỉ lệ đầu tƣ thấp, đặc biệt là đối với lĩnh vực quản lý nhà nƣớc. Vì vậy, bộ máy cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thƣờng đƣợc phản ánh là gặp phải tình trạng quá tải, dẫn đến thời gian giải quyết công việc kéo dài.
2.2.1.2.Tình hình thực hiện đầu tư công
Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh Phú Thọ đã thu hút đƣợc một số dự án đầu tƣ nhƣng không nhiều (trong đó chỉ có 12 dự án FDI). Việc thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc tại Phú Thọ trở nên sôi động hơn từ năm 2015 - 2018 khi tỉnh có nhiều bƣớc đột phá mới trong việc huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển sản xuất - kinh doanh. Sau đó cho đến nay, các dự án đầu tƣ, trong đó có các dự án đầu tƣ công liên tục tăng nhanh về số lƣợng và chất lƣợng dự án cũng đƣợc cải thiện đáng kể.
Sau gần 1 tháng thực hiện kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh, các cấp, ngành, địa phƣơng đã có nhiều nỗ lực triển khai thực hiện và có sự chuyển biến đáng kể. Tổng số vốn đầu tƣ công năm 2018 của tỉnh Phú Thọ đƣợc giao là 4.350,7 tỉ đồng. Tính đến hết ngày 26/11/2018, giá trị giải ngân đạt 3.704,454 tỉ đồng, bằng 74% so với kế hoạch, tăng 259,854 tỉ đồng so với thời điểm 31/10/2018. Ƣớc thực hiện cả năm 2018 đạt 4,146,042 tỉ đồng, bằng 95% kế hoạch.
Để đạt kết quả đó, các sở, ngành, địa phƣơng và các chủ đầu tƣ đã chủ động phối hợp thực hiện, tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong thực hiện đầu tƣ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân kế hoạch vốn của các dự án. Một số dự án đã đƣợc các chủ đầu tƣ đôn đốc đơn vị thi công tập trung phƣơng tiện, nhân lực triển khai hoàn thành theo tiến độ đề ra.