B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Điểm mới kế toán hàng tồn kho theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC
Thực hiện kế toán hàng tồn kho (HTK) theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC và QĐ/48/2006 của Bộ Tài chính ban hành, trên thực tế vẫn tồn tại những điểm chưa phù hợp như việc hạch toán hàng xuất kho khuyến mại, quảng cáo nên đưa vào chi phí hay ghi nhận vào doanh thu nội bộ, Thông tư 200/2014/TT-BTC, ban hành ngày 22/12/2014 đã giải quyết được phần nào những vướng mắc về kế toán HTK phù hợp với hướng dẫn mới nhất về cách xử lý thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo TT219/2013; TT78/2014 & TT119/2014.
Một số quy định đối với HTK theo TT200/2014/TT- BTC
- Các loại sản phẩm, hàng hóa, hàng tồn kho, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không đƣợc phản ánh là hàng tồn kho.
- Kế toán hàng tồn kho phải đƣợc thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” khi xác định giá gốc hàng tồn kho, phƣơng pháp tính giá trị hàng tồn kho, xác định giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi nhận chi phí.
- Nguyên tắc xác định giá gốc hàng tồn kho đƣợc quy định cụ thể cho từng loại hàng tồn kho, hàng hoá, theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá.
- Các khoản thuế không đƣợc hoàn lại đƣợc tính vào giá trị hàng tồn kho nhƣ: Thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho không đƣợc khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trƣờng phải nộp khi mua hàng tồn kho. - Khi mua hàng tồn kho nếu đƣợc nhận kèm thêm sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trƣờng hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định
và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị sản phẩm, hàng mua đƣợc xác định bằng tổng giá trị của hàng đƣợc mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế.
- Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán đƣợc ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng đƣợc ghi nhận và phù hợp với bản chất giao dịch. Trƣờng hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo thì thực hiện theo nguyên tắc:
+ Trƣờng hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác nhƣ phải mua sản phẩm, hàng hóa...., kế toán ghi nhận giá trị hàng tồn kho vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo);
+ Trƣờng hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo nhƣng khách hàng chỉ đƣợc nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác nhƣ phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ nhƣ mua 2 sản phẩm đƣợc tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu đƣợc để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại đƣợc tính vào giá vốn (trƣờng hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
- Khi xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, doanh nghiệp áp dụng theo một trong các phƣơng pháp sau:
+ Phƣơng pháp tính theo giá đích danh + Phƣơng pháp bình quân gia quyền
+ Phƣơng pháp nhập trƣớc, xuất trƣớc (FIFO + Phƣơng pháp giá bán lẻ
Mỗi phƣơng pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ƣu, nhƣợc điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phƣơng pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phƣơng tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc
vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của hàng tồn kho, hàng hóa ở doanh nghiệp.
- Đối với hàng tồn kho mua vào bằng ngoại tệ, phần giá mua phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi giá trị hàng tồn kho đã nhập kho (trừ trƣờng hợp có ứng trƣớc tiền cho ngƣời bán thì giá trị hàng tồn kho tƣơng ứng với số tiền ứng trƣớc đƣợc ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trƣớc). Phần thuế nhập khẩu phải nộp đƣợc xác định theo tỷ giá tính thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật. Chi tiết về kế toán chênh lệch tỷ giá đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hƣớng dẫn phƣơng pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Đến cuối niên độ kế toán, nếu xét thấy giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ do bị hƣ hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí bán hàng tăng lên thì phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc là giá bán ƣớc tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thƣờng trừ (-) chi phí ƣớc tính để hoàn thiện sản phẩm và chi phí ƣớc tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc đƣợc thực hiện bằng cách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của chúng.
Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trƣớc, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi đã trừ (-) phần bồi thƣờng do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ, đƣợc ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trƣờng hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán
trƣớc, thì số chênh lệch nhỏ hơn phải đƣợc hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Kế toán hàng tồn kho phải đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật theo từng thứ, từng loại, quy cách hàng tồn kho, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn phải đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế về hàng tồn kho, hàng hóa với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
- Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ đƣợc áp dụng một trong hai phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho: Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, hoặc phƣơng pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lƣợng, chủng loại hàng tồn kho, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải đƣợc thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.
*TT 200/2014 ban hành đã có một số ƣu điểm hơn hẳn QĐ 15/2006, cụ thể nhƣ sau:
- Bỏ phƣơng pháp LIFO là phù hợp với thông lệ quốc tế, vì phƣơng pháp hiện nay không còn phù hợp với tình hình kinh tế.
- Bổ sung phƣơng pháp giá bán lẻ phù hợp cho kế toán các siêu thị, cửa hàng bán lẻ.
- Đối với hàng nhận ủy thác nhập khẩu không đƣợc phản ánh vào TK HTK của DN nhận ủy thác, điều này đúng với bản chất của kế toán làm cho tài sản DN không bị thổi phồng.
- Đối với hàng xuất tiêu dùng nội bộ phục vụ hoạt động kinh doanh nhƣ khuyện mại, quảng cáo, sử dụng cho hoạt động kinh doanh trong nội bộ DN thì không cần phải ghi nhận doanh thu nội bộ và giá vốn nhƣ trƣớc đây mà đƣa thẳng vào chi phí, giúp cho DN không phải kê khai thuế giá trị gia tăng và điều này phù hợp với hƣớng dẫn của TT 78 và TT119/2014/TT-BTC về việc kê khai thuế và giúp cho việc hạch toán gọn gàng hơn.
- Đối với hàng xuất khuyến mại mua hàng kèm theo điều kiện (ví dụ mua 1 tặng 1) thì đƣa về đúng bản chất của kế toán là trƣờng hợp giảm giá hàng bán, giúp cho DN quản lý đƣợc doanh thu và không làm tăng CPBH.
- Đối với trƣờng hợp mua hàng đƣợc hƣởng chiết khấu thƣơng mại và giảm giá hàng bán, TT200/2014 hƣớng dẫn rõ hơn về việc phân bổ trị giá hàng đƣợc hƣởng chiết khấu và giảm giá phân bổ cho số lƣợng hàng tồn và hàng tiêu thụ (hàng sản xuất).
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PHÚ THỌ