Thực trạng triển khai phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý phát triển cơ sở hạ tầng ngành Bưu điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 61 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.3 Thực trạng quản lý phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện tỉnh Bắc

2.3.2. Thực trạng triển khai phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện tỉnh Bắc

16/6/2016. Quá trình thực hiện quy hoạch đã được các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thực hiện đồng bộ, thống nhất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy ho ạch phát triển ngành của cả nước, xây dựng hạ tầng ngành bưu điện phát triển rộng khắp, kiến tạo hạ tầng công nghệ cho kinh tế xã hội phát triển, cung cấp đến đông đảo người dân trên toàn tỉnh các dịch vụ tiện ích, hiện đại với chi phí hợp lý.

Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh; nghiên cứu quy hoạch các ngành có liên quan (quy ho ạch kinh tế - xã hội, quy ho ạch phát triển đô thị, quy ho ạch các ngành của tỉnh…), đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sự phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin. Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng hạ tầng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; phân tích, dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới; tham khảo quy ho ạch viễn thông quốc gia, quy ho ạch công nghệ thông tin và các quy ho ạch có liên quan…. Từ đó xây dựng quy hoạch và các giải pháp, tổ chức thực hiện Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Nhìn chung, Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh bắc Giang và các ngành r ất quan tâm đến việc quy ho ạch phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện để nhanh chóng đô thị hoá, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng ngành bưu điện được phát triển có kế hoạch quy ho ạch được duyệt đảm bảo kết hợp hài hoà tính hiện đại, tính dân tộc và thiết thực phục vụ phát triển kinh tế có hiệu quả.

2.3.2. Thực trạng triển khai phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện tỉnh Bắc Giang Giang

Để thực hiện quy hoạch phát triển CSHT ngành bưu điện, việc huy động và sử dụng vốn đ ầu tư có ý nghĩa quyết định. Những năm qua, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bắc Giang đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Cụ thể là:

* Quản lý cơ sở hạ tầng bưu điện thông qua hệ thống chính sách kinh tế Nhà nước đã ưu tiên bố trí vốn đầu tư lớn kể cả các nguồn của Trung ương, từ ngân sách tỉnh cũng như các chương trình mục tiêu khác cho các công trình của Bưu điện tỉnh. Các nguồn vốn đầu tư này tập trung vào đầu tư mặt bằng xây dựng, máy vi tính, hệ thống camera và các thiết bị đi kèm khác nhằm đẩy mạnh ứng dụng

công nghệ thông tin trong quản lý điều hành ở cấp xã, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ hành chính công...

Bảng 2.7: Danh mục dự án thực hiện đầu tư phát triển ngành bưu điện tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018 – 2020 TT Nội dung dự

án

Đơn vị chủ

trì Mục tiêu, quy mô

1 Đầu tư phát triển mạng điểm phục vụ Doanh nghiệp, xã hội hóa

Đầu tư xây dựng, các đại lý bưu điện đa dịch vụ, các ki ốt lưu động bưu chính, cải tạo và nâng cấp hệ thống điểm phục vụ… Dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực Doanh nghiệp, xã hội hóa

• Mở các khóa đào tạo lại, đào tạo mới cho nhân viên bưu chính về lĩnh vực tài chính tiền tệ.

• Mở các khóa đào tạo mới và đào tạo nâng cao nhân viên theo hướng tin học hóa, tự động hóa đáp ứng nhu cầu đổi mới của bưu chính. 3 Dự án ứng dụng công nghệ mới Doanh nghiệp, xã hội hóa

Ứng dụng các công nghệ mới (bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin) vào lĩnh vực dịch vụ (datapost, bưu chính điện tử, dịch vụ thanh toán…) và ứng dụng trong quản lý, điều hành. 4 Dự án đầu tư, nâng cấp, sửa chữa điểm phục vụ Doanh nghiệp, xã hội hóa

Đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các điểm Bưu điện – Văn hóa xã phục vụ cung cấp đa đạng hóa dịch vụ bưu chính, ứng dụng tin học hóa, tự động hóa... 5 Dự án đầu tư máy vi tính, camera tại điểm phục vụ Doanh nghiệp, xã hội hóa; Sở Thông tin và Truyền thông

Đầu tư máy vi tính, hệ thống camera và các thiết bị đi kèm khác nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành ở cấp xã, hướng dẫn người dân s ử dụng dịch vụ hành chính công...

(Nguồn: Sở Tài chính)

Tỉnh cũng cho phép Bưu điện tỉnh thực hiện một số cơ chế nhằm phát triển nhanh cơ sở hạ tầng: Như bảo lãnh cho Bưu điện vay vốn tín dụng để đầu tư xây dựng một số công trình cấp thiết ...

Tỉnh đã có chính sách tạo điều kiện cho Bưu điện thu hút các nguồn vốn đầu tư khác để xây dựng CSHT ngành Bưu điện như vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia phục vụ khuyến nông, khuyến ngư, giải quyết việc làm, cũng như nguồn vốn từ các chương trình văn hoá xã hội, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

Để tăng nguồn đầu tư, tỉnh còn huy động các nguồn vốn tín dụng trong nước, nguồn đóng góp và gần đây còn huy động được nguồn vốn đ ầu tư nước ngoài. Nhờ có chính sách huy động vốn tích cực, các nguồn vốn của mọi thành phần đã đóng góp quan trọng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng.

Bảng 2.8: Vốn đầu tư phát triển ngành bưu điện tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018 – 2020

ĐVT: Tỷ đồng

TT Nội dung dự án

Phân bổ nguồn vốn đầu tư

Tổng đầu Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Doanh nghiệp, Xã hội hóa

1 Đầu tư phát triển mạng điểm phục

vụ 0 11,0 11,0

Dự án đào tạo phát triển nguồn nhân

lực 0 0,5 0,5

3 Dự án ứng dụng công nghệ mới 0 3,6 3,6

4 Dự án đầu tư, nâng cấp, sửa chữa

điểm phục vụ 0 2,28 2,28

5 Dự án đầu tư máy vi tính, camera tại

điểm phục vụ 1,2 1,2 2,4

Tổng 0 1,2 18,58 19,78

(Nguồn: Sở Tài chính)

Tổng mức vốn ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng bưu điện giai đoạn 2018 – 2020 là 19,78 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là từ nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp và xã hội hóa là 18,58 tỷ đồng chiếm 6,07%; nguồn vố n từ ngân sách địa phương chỉ có 1,2 tỷ đồng chiếm 93,93%.

6,07

93,93

Vốn đầu tư

NSĐP DN,XHH

Hình 2.2. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018 – 2020 (ĐVT: %)

11 3,6 0,5 2,28 2,4 0 2 4 6 8 10 12 Đầu tư phát triển mạng điểm phục vụ Dự án ứng dụng công nghệ mới Dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực Dự án đầu tư, nâng cấp, sửa chữa điểm phục vụ Dự án đầu tư máy vi tính, camera tại điểm phục vụ Vốn đầu tư Vốn đầ u tư

Hình 2.3. Tổng hợp vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018 – 2020

Kinh phí đầu tư hàng năm cho phát triển cơ sở hạ tầng bưu điện vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu triển khai các dự án cơ sở hạ tầng bưu điện ngày càng đa dạng, phức tạp. Chưa có quy định về mục chi ứng dụng công nghệ thông tin, kinh phí từ sự nghiệp khoa học và công nghệ cho hạ tầng bưu điện còn hạn chế.

Bảng 2.9. Phân kỳ nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2018 - 2020

ĐVT: Tỷ đồng

TT Nội dung dự án 2018 2019 2020 Tổng

kinh phí

I Bưu chính 0,4 0,4 0,4 1,20

1 Dự án đầu tư máy vi tính, camera

tại điểm phục vụ 0,4 0,4 0,4 1,20

(Nguồn: Sở thông tin và truyền thông)

Các dịch vụ bưu chính tỉnh Bắc Giang phần lớn đã đáp ứng được nhu cầu thông tin của mọi người dân, cơ quan, tổ chức, phạm vi phục vụ rộng khắp, có ý nghĩa phổ cập công ích lớn.

Bưu điện tỉnh Bắc Giang: Là đơn vị chủ lực, cung cấp hầu hết các dịch vụ bưu chính tại bưu cục trung tâm. Tất cả các điểm bưu cục từ cấp I đến cấp III đều cung cấp tất cả các dich vụ về bưu chính của tỉnh. Một số dịch vụ như điện hoa: được cung cấp tại các bưu cục cấp I và II; dịch vụ EMS, chuyển phát nhanh: được cung cấp tại 100% bưu cục; dịch vụ chuyển tiền nhanh: được cung cấp tại 100 bưu cục và được triển khai tại 30,2 % điểm BĐ-VHX; dịch vụ tiết kiệm bưu điện: cung cấp tại 8/28 bưu c ục: 1 bưu c ục cấp I, 7 bưu cục cấp II, chiếm 28,5%, đang có xu hướng triển khai dịch vụ này tại bưu cục cấp III. Đặc biệt hiện nay bưu điện tỉnh đã cung cấp dịch vụ trả lương hưu, bảo hiểm xã hội, hành chính công qua bưu điện, dịch vụ nhận tận nơi – phát tận tay phục vụ các khách hàng gửi chuyển phát nhanh.

Mặc dù các dịch vụ bưu chính cơ bản có tốc độ tăng trưởng ở mức khá, tuy nhiên các dịch vụ cung cấp chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ chưa cao.

Bưu điện – Văn hóa xã (BĐ-VHX): Hầu hết các điểm BĐ-VHX chỉ được triển khai một số dịch vụ cơ bản như: dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện, bảo hiểm, phát hành báo chí, Internet và một số dịch vụ công cộng. Do các BĐ-VHX phần lớn nằm ở những vị trí thuận lợi: gần đường giao thông, gần các cơ quan hành chính, trường học… nên phát triển các dịch vụ cộng thêm như: bán bảo hiểm xe máy, bảo hiểm y

tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện, chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, bán hàng tiêu dùng về nông thôn, thu nợ cước viễn thông, thuê mặt bằng lắp đặt thiết bị viễn thông. Hiện tại trên địa bàn tỉnh, có 1 số điểm BĐ-VHX triển khai mô hình kết hợp giữa nhân viên điểm BĐ-VHX và nhân viên thu phát xã, có điểm kết hợp cả nhân viên thu nợ cước viễn thông. Mô hình bước đ ầu đã mang lại hiệu quả nhất định. Doanh thu trung bình c ủa 1 điểm BĐ-VHX đạt khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng.

Giai đoạn 2018 – 2020 BĐ tỉnh đã rà soát chi tiết các hạng mục của các điểm BĐVHX phải sửa chữa, lập dự toán chi tiết để sửa chữa 19 điểm BĐXVH và đề xuất Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phê duyệt kinh phí. Để đảm bảo hoạt động của các điểm BĐVHX, thời gian qua BĐ tỉnh đã tiết kiệm chi phí kinh doanh để thực hiện khắc phục ngay 14 điểm BĐVHX trong năm 2020. Trung bình đầu tư kinh phí trên 150 triệu đồng/điểm để cải tạo, đổ đất tôn nền, lát nền nhà, sơn sửa lại toàn bộ tường, xây lại tường rào phía trước, thay cửa, hệ thống điện, làm cổng sắt, mở rộng và lát lại sân… Nhờ đó, diện mạo điểm BĐVHX đã khang trang, s ạch sẽ hơn, tạo sự hài lòng đối với người dân.

* Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật bưu điện

Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị chức năng, thực hiện công tác quản lý nhà nước về ngành. Thực hiện tham mưu cho lãnh đạo tỉnh điều phối, đồng bộ, giám sát kiểm tra và đề xuất các giải pháp để đạt được các chỉ tiêu phát triển. Là đầu mối chủ trì, phối hợp giữa các cơ quan sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, các doanh nghiệp Bưu chính, viễn thông và Công nghệ thông tin trong việc triển khai phát triển Bưu chính, viễn thông và Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý các đơn vị, doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin thực hiện xây dựng hạ tầng mạng lưới và cung cấp dịch vụ cho ngành bưu điện trên địa bàn tỉnh theo đúng quy hoạch.

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng ngành bưu điện trên địa bàn tỉnh tiếp tục được tăng cường và hoàn thiện; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động làm công tác quản lý phát triển cơ sở hạ tầng các cấp đã được nâng cao trình độ về chuyên môn.

Tính đến ngày 31/12/2020 tổng số cán bộ quản lý các cấp thực hiện công tác quản lý nhà nước về phát triển CSHT ngành bưu điện là 79 người trong đó cán bộ

quản lý nhà nước là 31 người chiếm 39,24%; cán bộ chuyên môn là 48 người chiếm 60,76%. Đa số cán bộ quản lý có trình độ đại học và trên đại học chiếm 65,82%.

Bảng 2.10. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng ngành bưu điện năm 2020 Chỉ tiêu Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Tổng sô 79 100,00

Phân theo chức năng quản lý

- Cán bộ quản lý nhà nước 31 39,24

- Cán bộ chuyên môn 48 60,76

Phân theo trình độ học vấn -

- Đại học và trên đại học 52 65,82

- Cao đẳng, trung cấp 27 34,18

(Nguồn: Sở Thông tin và truyền thông)

Nhân viên làm việc tại điểm BĐ-VHX phần lớn đều có trình độ dưới đ ại học, chưa được đào tạo cơ bản về các nghiệp vụ bưu chính và tổ chức đọc sách, báo; được hưởng thù lao cung cấp dịch vụ, phục vụ đọc sách báo, bảo quản tài sản theo thỏa thuận với doanh nghiệp được giao quản lý hệ thống điểm Bưu điện - Văn hóa xã và các chế độ thù lao khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý phát triển cơ sở hạ tầng ngành Bưu điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)