Thực trạng cơ sở hạ tầng ngành Bưu điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý phát triển cơ sở hạ tầng ngành Bưu điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 42 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Tổng quan về Bưu điện tỉnh Bắc Giang

2.1.4 Thực trạng cơ sở hạ tầng ngành Bưu điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

a) Mạng lưới bưu cục và kho bãi của Bưu điện tỉnh Bắc Giang

Mạng lưới phục vụ Bưu chính tỉnh Bắc Giang đã phát triển rộng khắp, trên 83% số xã, phường, thị trấn có điểm phục vụ. Nhu c ầu về dịch vụ Bưu chính của người dân trên địa bàn tỉnh đã được đáp ứng tương đối đầy đủ.

Các điểm phục vụ hiện nay chủ yếu là của Bưu điện tỉnh Bắc Giang, đang được phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và cung cấp dịch vụ với chất lượng ngày một nâng cao. Ngoài Bưu điện tỉnh, còn có 12 doanh nghiệp chuyển phát khác cũng tham gia cung cấp các dịch vụ bưu chính nhưng chiếm thị phần tương đối lớn, chủ yếu cung c ấp dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát thương mại điện tử và dịch vụ logistic.

Bảng 2.2: Tình hình phát triển mạng lưới từ 2018 - 2020 TT Chỉ tiêu 2018 2019 2020 1 Bưu cục cấp I 1 1 1 2 Bưu cục cấp II 14 14 9 3 Bưu cục cấp III 4 4 26 4 Điểm BĐVHX 152 165 184 Tổng số 171 184 220

(Nguồn: Bưu điện tỉnh Bắc Giang)

Số điểm phục vụ liên tục phát triển qua các năm tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận những thông tin, dịch vụ hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân cũng như góp phần cải cách thủ tục hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Qua đó tăng doanh thu cho đơn vị.

Bảng 2.3. Số lượng điểm phục vụ của Bưu điện tỉnh trên địa bàn TT Địa bàn Bưu cục cấp 1 Bưu cục cấp 2 Bưu cục cấp 3 Điểm BĐ - VHX Cộng 1 BĐ Thành Phố 1 6 7 2 BĐ Lục Ngạn 1 3 19 23 3 BĐ Lục Nam 1 3 21 25 4 BĐ Yên Thế 1 2 18 21 5 BĐ Lạng Giang 1 3 19 23 6 BĐ Yên Dũng 1 2 17 20 7 BĐ Tân Yên 1 3 20 24 8 BĐ Sơn Động 1 2 17 20 9 BĐ Hiệp Hòa 1 4 24 29 10 BĐ Việt Yên 1 4 23 28 Cộng 1 9 26 184 220

(Nguồn: Bưu điện tỉnh Bắc Giang)

Đến hết năm 2020, mạng lưới phục vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 220 điểm, bán kính phục vụ bình quân đạt 2,93 km/điểm đảm bảo mỗi xã có tối thiểu một điểm phục vụ, số dân phục vụ bình quân đạt hơn 6.232 người/điểm, trên 90% xã, phường, thị trấn và 100% huyện, thị, thành phố có báo đến trong ngày.

Trong đó:

+ 1 bưu cục giao dịch cấp 1 đặt tại thành phố Bắc Giang; có diện tích sử dụng trung bình 1.237m2.

+ 9 bưu cục giao dịch cấp 2 phân bố tại trung tâm thành phố, thị xã, trung tâm các huyện, cung c ấp được hầu hết các dịch vụ bưu chính hiện có; có diện tích sử dụng trung bình 317,8m2.

+ 26 bưu cục giao dịch cấp 3 phân bố tại các xã, phường, thị trấn; có diện tích sử dụng trung bình 114 m2.

+ 184 Bưu điện - Văn hóa xã (BĐ-VHX); Diện tích trung bình của một BĐ – VHX là 40 – 50m2

+ 14 đại lý bưu điện; + 6 Kiốt;

Bưu cục cấp 1 được hình thành tại thành phố Bắc Giang cung cấp tất cả các dịch vụ Bưu chính chuyển phát (kt1, hỏa tốc, ems, bưu kiện, logistic…), Tài chính Bưu chính (thu hộ-chi hộ, đại lý bảo hiểm, ngân hàng…), Phân phối truyền thông (siêu thị tiện ích Posmark, sim thẻ, hàng tiêu dùng…) do Bưu điện Thành phố trực tiếp quản lý và vận hành. Tại Bưu c ục cấp 1 hiện nay đã được chuẩn hóa thành các quầy đa dịch vụ, mỗi một quầy có thể cung cấp được tất cả các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng về các dịch mà Bưu điện được phép kinh doanh. Bưu c ục cấp 1 cũng được ưu tiên đầu tư trang thiết biệt hiện đại đáp ứng yêu cầu Bưu chính số.

Tại các Bưu điện thành phố, huyện, khu vực đã thành lập 25 Bưu cục phát và giao nhiệm vụ quản lý tuyến phát cho 28 Bưu cục giao dịch cấp 3 để tổ chức đi phát, thu gom tại địa chỉ khách hàng và quản lý khâu sau phát. Tại các địa bàn trung tâm tỉnh lỵ, huyện lỵ và các xã có gần 68 bưu tá thực hiện phát, thu gom bưu gửi và chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện từ trung tâm huyện xuống các bưu cục 3, điểm BĐ-VHX với tổng số tuyến phát là 137 tuyến.

Trụ sở làm việc của Bưu điện tỉnh, Bưu điện huyện và các Bưu cục, điểm BĐ – VHX đều nằm ở vị trí trung tâm và hầu hết gần trụ sở UBND xã, phường thuận tiện về giao thông, được trang trí khang trang, sạch sẽ và có đầy đ ủ các phương tiện, công cụ dụng cụ để đón tiếp khách hàng đến giao dịch.

Toàn tỉnh có 184 điểm BĐ -VHX, đây là nơi cung c ấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản. Hiện nay, có 77,71% điểm BĐ -VHX được trang bị Internet (143/184 điểm BĐ-VHX). Hạ tầng mạng được trang bị phần lớn từ tiếp nhận dự án: “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy c ập Internet công cộng tại Việt Nam” do quỹ Bill&Melinada Gates tài trợ (dự án đầu tư máy tính, máy in và đường truyền Internet cho các điểm BĐ-VHX: 91 máy tính và 18 máy in). Ngoài việc xây dựng nhà và các công trình phụ trợ, Bưu điện tỉnh còn trang bị cho mỗi điểm những thiết bị cần thiết như: bàn quầy giao dịch, sách báo. Với lợi thế các điểm BĐVHX được bố trí rộng khắp trong toàn tỉnh, Bưu điện tỉnh đã tổ chức đóng thẳng túi báo chí, bưu kiện, bưu phẩm với những điểm BĐVHX trên dọc tuyến đường thư cấp 2 góp phần rút ngắn thời gian hành trình tạo điều kiện để thực hiện 100% số xã trong tỉnh có báo đến trong ngày.

Phần lớn các điểm BĐ-VHX gặp không ít khó khăn, thách thức trong việc duy trì ho ạt động, người dân đến đây ngày càng thưa thớt, ước tính khoảng trên 20% số điểm BÐ-VHX trên địa bàn tỉnh hiện đang xuống cấp, hoạt động không hiệu quả.

Hiện nay các điểm BĐ-VHX có khoảng hơn 5.500 đầu sách (sách, báo chí, ấn phẩm). Phong trào đọc sách, báo, tạp chí được người dân quan tâm vì đây là nơi cung c ấp các thông tin đa dạng và miễn phí. Tuy nhiên, phong trào này ngày càng giảm nhiều do có nhiều nguồn thông tin khác nhau như phát thanh, truyền hình, Internet, viễn thông đem lại. Bên cạnh đó, các loại sách, báo, ấn phẩm lưu tại điểm BĐ-VHX quá lâu không được bổ sung mới thường xuyên nên thông tin bị cũ không theo kịp với nhu cầu thông tin của người dân. Điểm BĐ-VHX đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.

Năm 2020, Bưu điện tỉnh Bắc Giang đã xây dựng và chuyển đổi thành công một số mô hình Bưu điện - Văn hóa xã (BĐVHX) ho ạt động theo kiểu mới (đơn vị quản lý cấp 4 của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam). Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân, nhất là giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) và tăng thu nhập cho người lao động.

Tháng 8/2020, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi, thành lập BĐVHX ở các tỉnh, TP là đơn vị quản lý c ấp 4 của Tổng Công ty và hoạt động theo mô hình mới. Mục tiêu là phục vụ công ích và kinh doanh tại địa bàn xã nhằm tạo doanh thu đột phá, bao phủ thị trường bằng nâng cao năng lực tổ chức sản xuất; kinh doanh cửa hàng tiện lợi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân; dịch vụ hành chính công, an sinh xã hội. Tại Bắc Giang, mô hình đã và đang hình thành, bước đầu có nhiều ưu điểm.

BĐ - VHX chuyển sang đa dịch vụ, ngoài bưu chính công ích, chuyển phát thư, báo, hàng hóa...còn phục vụ chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), thu bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân; kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu.

Từ khi chuyển đổi, đơn vị bố trí 2-3 nhân viên trực bán hàng và hướng dẫn, tiếp nhận các TTHC cũng như dịch vụ khác. Với cách làm này, chỉ sau một tháng khai trương, lượng khách hàng đến giao dịch tăng, doanh thu đ ạt gần 500 triệu đồng, cao hơn khoảng 150 triệu đồng so với tháng trước.

Tương tự, Bưu điện huyện Lạng Giang vừa chuyển đổi 5 điểm sang BĐVHX kiểu mới ở các xã: An Hà, Đào Mỹ, Nghĩa Hưng, Tiên Lục, Tân Thanh. Ngoài đầu tư cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, các dịch vụ đều hài lòng người dân. Ví như, tại BĐVHX Nghĩa Hưng, những hạn chế trước đây đã được khắc phục, hoạt động hiệu quả như: Nhân viên sử dụng các dịch vụ qua Internet thành thạo, ứng dụng các

phần mềm tiện ích vào xử lý công việc nhanh gọ n; hướng dẫn người dân thực hiện các dịch vụ hành chính công chi tr ả lương hưu, trợ cấp, chứng minh nhân dân, hồ sơ BHXH...

Qua đó góp phần giảm tải cho các cơ quan hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm chi phí cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

b) Mạng lưới và phương tiện vận chuyển của Bưu điện tỉnh Bắc Giang

Mạng vận chuyển bưu chính tỉnh chủ yếu vẫn là Bưu điện tỉnh và Bưu chính Viettel, ngoài ra còn có sự tham gia 5 doanh nghiệp chuyển phát khác trên địa bàn. Mạng vận chuyển bưu chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tương đối hoàn thiện; đ ảm bảo phục vụ nhu c ầu bưu chính c ủa Đảng, Nhà nước và các tổ chức, cá nhân. Với mạng vận chuyển bưu chính rộng khắp, hiện tại các dịch vụ bưu chính đã được phục vụ đến hầu hết các xã, phường, thị trấn.

Tuy nhiên, mạng vận chuyển bưu chính, chuyển phát còn xảy ra tình trạng chậm trễ, thất lạc, gây mất lòng tin ở khách hàng. Nguyên nhân do là chậm trong đóng chuyển thư, trì hoãn và chậm trong khâu chuyển phát, chưa hiện đại hóa trong quá trình cung ứng dịch vụ từ khâu nhận gửi, khai thác, vận chuyển và phát,… và nhiều yếu tố khách quan khác (con người, thời gian, không gian, môi trường…).

Hiện tại, mạng vận chuyển của Bưu điện tỉnh phân thành các cấp đường thư: Đường thư cấp I: Bắc Giang – Hà Nội, bình quân vận chuyển 3 - 4 chuyến/ngày.

Đường thư cấp II: Bưu điện tỉnh Bắc Giang quản lý và khai thác gồm 9 tuyến đường thư chính, phương tiện di chuyển chính là ôtô, tần suất trung bình là 2 chuyến/ngày, với tổng chiều dài khoảng 230 km.

Đường thư cấp III (nội thành, nội thị, nội huyện): Phục vụ việc chuyển phát thư báo đến các điểm BĐ-VHX và các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Đường thư cấp 3 gồm trên 40 tuyến đường thư, với tần suất trung bình 1 chuyến/ngày, phương tiện di chuyển chủ yếu là xe máy, tổng chiều dài khoảng 350 km.

Về trang thiết bị phục vụ sản xuất thì hiện nay Bưu điện Bắc Giang quan tâm đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất như xe ôtô chuyên dùng vận chuyển Bưu chính (hiện có 10 chiếc Suzuki tải nhỏ chuyên dùng; 3 chiếc Isuzu trọng tải 1 tấn; 2 chiếc Isuzu trọng tải 1,65 tấn; 2 chiếc Isuzu trọng tải 3,2 tấn, 1 chiếc Isuzu trọng tải 5 tấn, 40 xe máy chuyên ngành).

c) Hạ tầng công nghệ thông tin của Bưu điện tỉnh Bắc Giang

Hiện nay tại tất cả các bộ phận Bưu điện tỉnh đều trang bị máy tính để phục vụ cho công việc. Thực hiện 100% Bưu cục online, có 113 điểm BĐ – VHX đã thực hiện trang bị máy tính thực hiện kết nối online và kế hoạch hết năm 2021 thực hiện online tất cả các điểm còn lại.

Hệ thống máy vi tính cấu hình mạnh kết nối mạng nội bộ của Bưu điện Bắc Giang cũng như kết nối mạng với Tổng công ty, xây dựng các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho chấp nhận, khai thác, chuyển phát bưu gửi cũng như phục vụ cho điều hành sản xuất kinh doanh; 01 tổ tin học để bảo trì sửa chữa, máy in cước phí - in biên lai, cân điện tử, nhật ấn, máy đếm tiền, máy soi tiền, máy gói buộc bưu phẩm, bưu kiện… Bên cạnh đó, Bưu điện Bắc Giang cũng đã áp dụng nhiều công nghệ hiện đại như các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác giám sát, quản lý chất lượng tại đơn vị… Nhờ sự tin học hóa trong các khâu giúp công tác quản lý được chặt chẽ hơn, giảm thiểu sai sót, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các lỗi xảy ra.

Tuy nhiên, ứng dụng khoa học công nghệ cũng như công nghệ thông tin hiện tại của Bưu điện Bắc Giang chỉ đáp ứng một phần nhỏ trong toàn quy trình cung cấp dịch vụ.

Phương tiện, trang thiết bị và ứng dụng công nghệ trong bưu chính còn lạc hậu, đầu tư chưa nhiều, tự động hóa quy trình s ản xuất cũng như ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng suất lao động chưa được đẩy mạnh. Các thiết bị được sử dụng chủ yếu tại các bưu cục như: cân điện tử, máy vi tính kết nối Internet, máy soi tiền, máy in tem, máy truyền số liệu…; tại các BĐ-VHX các thiết bị phần lớn chỉ sử dụng khai thác thủ công: thùng thư đứng, tủ thư bưu chính, dấu, kìm bưu chính…

Bưu điện đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong truy tìm định vị bưu gửi chuyển phát nhanh (EMS); hệ thống quản lý dịch vụ chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện bằng phần mềm thông dụng qua mạng Internet. Tuy nhiên việc ứng dụng tự động hóa các khâu chia chọn vẫn chưa được triển khai tại các bưu cục trung tâm.

Giai đoạn 2018 - 2020, Bưu điện tỉnh Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các dịch vụ Bưu điện, áp dụng số hóa theo kịp sự phát triển của xã hội. Bên c ạnh xây dựng và đưa vào sử dụng các quy trình công nghệ thực hiện cho từng dịch vụ, từng phần việc Bưu điện tỉnh còn tích cực nắm bắt

và áp dụng công nghệ số trong hoạt động nghiệp vụ, như: Sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng.

Đặc biệt với khách hàng thương mại điện tử, đã có phần mềm My Vietnam Post, giúp khách hàng có thể trực tiếp theo dõi thông tin đơn hàng c ủa mình trên App, yêu cầu nhà cung cấp hỗ trợ đơn hàng kịp thời, tiện lợi, không phải đến giao dịch tại bưu cục, được nhiều khách hàng hưởng ứng, sử dụng.

Điển hình là các ứng dụng: Quản lý đơn hàng - hỗ trợ khách hàng chủ động tạo đơn, quản lý đơn hàng, hỗ trợ khách hàng tra cứu thông tin bảng giá các loại dịch vụ; ứng dụng phần mềm quản lý báo phát bưu tá: Bưu điện tỉnh trang bị điện thoại Smartphone cho bưu tá để cập nhật thông tin phát bưu gửi hằng ngày, thông tin phát được tự động truyền lên các ứng dụng nghiệp vụ, giảm tác nghiệp cho các bộ phận sau; hệ thống bản đồ Vmap trong hệ thống tri thức Việt hóa số; hệ thống phần mềm MPIT đồng bộ dữ liệu phục vụ công tác thống kê, báo cáo đồng nhất tại các bưu cục giao dịch…

Tuy nhiên tỉnh Bắc Giang chưa có hệ thố ng chia chọn bưu kiện tự động tại Trung tâm khai thác vận chuyển. Đây cũng là hạ tầng thiết yếu cho việc triển khai dịch vụ bưu chính chuyển phát, logistics, thương mại điện tử, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới nên Bưu điện cần xem xét đầu tư.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý phát triển cơ sở hạ tầng ngành Bưu điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)