7. Kết cấu của luận văn
1.5. Kinh nghiệm quản lý phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện tại các địa
phương khác và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Giang
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện thành phố Hà Nội Hà Nội
Những năm qua, hạ tầng bưu chính - viễn thông trên địa bàn thành phố được quan tâm đầu tư phát triển, mở rộng mạng lưới. Các dịch vụ bưu chính, chuyển phát bưu phẩm, hàng hóa được phục vụ nhanh chóng, kịp thời. Chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, thông tin liên lạc đ ảm bảo thông suốt, phục vụ tốt chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhu cầu của nhân dân.
Về công tác quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện ở cấp tỉnh Công tác quản lý phát triển hạ tầng ngành bưu điện bảo đảm theo quy hoạch. Ngành chức năng chủ động hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát triển hạ tầng và sản xuất, kinh doanh, phát huy được những lợi thế, cạnh tranh lành mạnh. Các doanh nghiệp viễn thông tập trung đổi mới hệ thống quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh; tăng cường dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các đơn vị trong ngành nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả; đ ẩy mạnh các dịch vụ chiếm tỷ trọng doanh thu cao góp phần tăng năng suất lao động. Nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng mạng lưới đáp ứng yêu cầu phục vụ các cơ quan Đảng, chính quyền cũng như phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Bưu điện thành phố Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động. Trước tiên là tối ưu hóa mạng lưới, quản lý và vận hành mạng lưới trên cơ sở tự động hóa và ứng dụng công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, triển khai ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu logistics trong và ngoài nước, bảo đảm cung c ấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, linh hoạt, hỗ trợ cho sự phát triển thương mại điện tử, kinh tế số, đô thị thông minh; ngoài ra còn chú trọng việc quản lý, khai thác dữ liệu lớn nhằm hỗ trợ tối ưu cho s ản xuất kinh doanh như nắm bắt nhu c ầu khách hàng và thị trường. Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ góp phần thực hiện các đột phá lớn và toàn diện, chú trọng vào việc đổi mới cơ chế, ưu tiên nguồn lực cho hoạt động đổi mới sáng tạo…
Năm 2020, BĐHN đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra với doanh thu thực hiện 3.579 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch năm. Trong đó: Doanh thu tính lương đạt 1.042 tỷ đồng, tăng trưởng 3% so với cùng kỳ năm 2019. Chênh lệch thu-chi ước thực hiện 249 tỷ đồng. Thực hiện nộ p ngân sách Nhà nước đ ảm bảo đầy đủ, đúng quy định.
1.5.2 Kinh nghiệm quản lý phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện tỉnh Bắc Ninh Ninh
Về công tác quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện ở cấp tỉnh. Xác định phát triển hạ tầng bưu chính- viễn thông sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, thời gian qua, Sở TT&TT đã chủ động, tích cực tham mưu xây dựng trình Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính. Đến nay, cơ bản các quy hoạch thuộc lĩnh vực bưu chính- viễn thông đã được xây dựng như: Điều chỉnh Quy ho ạch phát triển bưu chính đến năm 2020; Quy chế phối hợp đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong ho ạt động TT&TT… Việc hoàn thiện hệ thố ng văn bản quản lý thuộc lĩnh vực bưu chính đã góp phần tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, huy động các nguồn lực đầu tư và tạo động lực thúc đẩy hoạt động ứng dụng, phát triển hệ thống TT&TT trên địa bàn. Sở TT&TT luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; giải quyết được những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển hạ tầng.
Để đảm bảo cho mạng lưới bưu chính phát triển đồng bộ và rộng khắp, đáp ứng tối đa nhu cầu cung cấp dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp, tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ bưu chính chất lượng cao, an toàn. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh duy trì và hoạt động ổn định với 153 điểm phục vụ, có 81 tuyến đường thư; ho ạt động khai thác mạng lưới, vận chuyển trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát được mở rộng, thông suốt, bán kính bình quân 4,75km; số người dân được phục vụ/01 điểm là 3,906 người. Một trong những điểm nổi bật của ngành bưu chính trong năm 2020 là việc cung cấp dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích với 27.000 hồ sơ thủ tục hành chính công c ủa các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã đến tay người dân, góp phần giảm thời gian, chi phí đi lại cho người dân khi có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính, được nhân dân đồng tình ủng hộ và đánh giá cao. Tổng doanh thu dịch vụ bưu chính năm 2020 đạt 123 tỷ đồng. Các doanh nghiệp bưu chính đã chú trọng cung cấp mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước đảm bảo chất lượng và an toàn an ninh thông tin trong tình hình mới; công tác tiếp thị khách hàng lớn, đặc biệt là khách hàng sử dụng dịch vụ Phát hàng Thu tiền (COD).
Ngoài việc duy trì vận hành, khai thác hiệu quả hạ tầng mạng lưới bưu chính, Bưu điện tỉnh đã đầu tư hơn 6,4 tỷ đồng để sửa chữa, chỉnh trang, nâng cấp các bưu cục, điểm phục vụ. Hiện 100% các doanh nghiệp bưu chính đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác và vận hành hệ thống mạng lưới kinh doanh dịch vụ.
Về đánh giá việc phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện ở cấp tỉnh.
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp đã khai thác và cung ứng đa dạng các dịch vụ bưu chính cơ bản, dịch vụ cộng thêm, đồng thời, phát triển thêm dịch vụ mới. Trong đó, chủ yếu là chuyển phát nhanh (EMS), phát hàng thu tiền (COD), trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện, bưu phẩm không địa chỉ, Datapost, nhận tận nơi - phát tận tay, Logistics, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp người có công qua bưu điện... Từ năm 2016 đến năm 2020, tổng doanh thu bình quân hàng năm bưu điện Bắc Ninh đạt khoảng trên 200 tỷ đồng; tốc độ tăng doanh thu bình quân đạt trên 20%/năm; tổng số nộp ngân sách ước đạt trên 20 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, xu hướng liên kết, khai thác, phát triển các loại hình dịch vụ mới tiếp tục được các doanh nghiệp chú trọng
như: Dịch vụ chuyển phát nhanh, hỏa tốc, dịch vụ phục vụ hành chính công; dịch vụ phục vụ nền thương mại điện tử (COD); dịch vụ kho vận Logistics... Các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào s ản xuất, kinh doanh bưu chính, tiến tới hiện đại hóa bưu chính tỉnh Bắc Ninh nói riêng và Bưu điện Việt Nam nói chung.
1.5.3 Bài học kinh nghiệm đối với ngành bưu điện tỉnh Bắc Giang
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý phát triển cơ sở hạ tầng ở Bưu điện Hà Nội và Bưu điện Bắc Ninh cho thấy, để nâng cao hiệu quả quản lý phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện tỉnh Bắc Giang cần tập trung vào một số nội dung sau:
Thứ nhất: Cần tập trung triển khai các quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính.
Thứ hai: Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý thuộc lĩnh vực bưu chính đã góp phần tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, huy động các nguồn lực đầu tư và tạo động lực thúc đẩy ho ạt động ứng dụng, phát triển hệ thống TT&TT trên địa bàn.
Thứ ba: Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ bưu chính chất lượng cao, an toàn. Phát triển các loại hình dịch vụ mới tiếp tục được các doanh nghiệp chú trọng như: Dịch vụ chuyển phát nhanh, hỏa tốc, dịch vụ phục vụ hành chính công; dịch vụ phục vụ nền thương mại điện tử (COD); dịch vụ kho vận Logistics...
Thứ tư: Xây dựng cơ cở hạ tầng mới đ ặc biệt là trung tâm khai thác vận chuyển (đang được tổng cty đầu tư xây dựng mới mô hình chung có diện tích 6000m2, sửa chữa kịp thời hạ tầng cũ đang sử dụng như các điểm BĐ - VHX, các bưu cục, trang bị công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất như xe ô tô, xe nâng, công nghệ thông tin...
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NGÀNH BƯU ĐIỆN TỈNH BẮC GIANG