7. Kết cấu của luận văn
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện
1.4.1. Yếu tố môi trường vĩ mô
Chủ trương đường lối, cơ chế chính sách nếu kịp thời, phù hợp sẽ thúc đẩy nhanh sự phát triển của bưu chính, ngược lại chủ trương đường lối, cơ chế chính sách chậm trễ, không hợp lý sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển nhanh bưu chính, biểu hiện cụ thể: Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành được những chủ trương đường lối, cơ chế chính sách kịp thời, phù hợp nên đã thúc đẩy nhanh sự phát triển của bưu chính. Bộ Thông tin và truyền thông thường xuyên có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về chuyên môn; Lãnh đạo các bộ, ban ngành ở Trung ương, lãnh đạo các địa phương luôn quan tâm phối hợp, hỗ trợ để ngành bưu chính phát triển tốt. Các doanh nghiệp kinh doanh phục vụ bưu chính có sự phối hợp cộng tác tốt, các tập thể doanh nghiệp kinh doanh phục vụ bưu chính và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, phục vụ góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển ngành bưu chính, do vậy tình hình hoạt động của dịch vụ bưu chính có nhiều chuyển biến tích cực, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm qua, có nhiều chủ trương tác động lớn đến sự phát triển ngành bưu chính, những chủ trương có tác động lớn gồm: Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu c ầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch viễn thông quốc gia đến năm 2020; Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020; Thông tư 14/2013/TT-BTTTT Hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật bưu chính tại địa phương, Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của Chính phủ về Quản lý và s ử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật; Thông tư số 17/2013/TT-BTTTT ngày 02/08/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quy định hoạt động của điểm Bưu điện – Văn hóa xã; Thông tư liên tịch số 210/2013/TTLT-BTC-BXD-BTTTT ngày 30/12/2013 về việc Hướng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá thuê công
trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;… Đó là những qui định, hướng dẫn cụ thể có tác dụng định hướng để ngành bưu chính Việt nam phát triển đúng đắn.
* Môi trường kinh tế - xã hội
Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ phát triển khoa học công nghệ của nền kinh tế
Trình độ phát triển của nền kinh tế, của các ngành sản xuất, dịch vụ ngoài bưu chính cao, sẽ tạo nên những điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh sự phát triển của bưu chính, ngược lại trình độ phát triển kinh tế của các ngành s ản xuất, dịch vụ khác thấp, sẽ làm chậm quá trình phát triển của bưu chính, biểu hiện cụ thể: Hệ thống điện ổn định, cung cấp năng lượng đầy đủ thì hệ thống mạng lưới bưu chính cũng sẽ ổn định, bảo đảm được sự thông suốt của quá trình cung cấp các dịch vụ bưu chính. Ngược lại, hệ thống điện không ổn định, cung cấp năng lượng không đầy đủ, sự cố thiếu điện, mất điện xẩy ra sẽ dẫn đến tình trạng thông tin bị gián đoạn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội. Hệ thống các dịch vụ vận tải như đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không nếu phát triển tốt sẽ tạo tiền đề cho bưu chính tiết kiệm trong đầu tư hạ tầng, phát triển đồng bộ mạng lưới, bảo đảm thông tin nhanh chóng, thuận lợi, an toàn. Ngược lại, nếu phát triển hạ tầng giao thông không đồng bộ, quy hoạch và thực hiện quy ho ạch bưu điện, giao thông không nhất quán sẽ gây lãng phí trong đầu tư phát triển mạng lưới dịch vụ bưu chính. Nền kinh tế có trình độ phát triển cao, trên nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại thì dịch vụ bưu chính có điều kiện phát triển tốt. Ngược lại, nền kinh tế có trình độ phát triển thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng lạc hậu, yếu kém thì điều kiện phát triển dịch vụ bưu chính cũng gặp khó khăn. Trình độ phát triển khoa học công nghệ có tác động ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ bưu chính. Dịch vụ bưu chính nếu phát triển trong điều kiện của một nền kinh tế xã hội có trình độ khoa học công nghệ phát triển cao, thì ngành bưu chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để vận dụng nền khoa học công nghệ cao đó vào phát triển ngành mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phục vụ. Ngược lại dịch vụ bưu chính nếu phát triển trong điều kiện của một nền kinh tế xã hội có trình độ khoa học công nghệ phát triển lạc hậu, thấp kém, thì ngành bưu chính cũng sẽ ít có điều kiện để phát triển tốt nhất. Kết cấu dân số, sự phân bố dân cư thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi, sự phân bố các đơn vị hành chính cũng là những điều kiện có tác động tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho phát triển bưu chính.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội cho sự phát triển của dịch vụ bưu chính là: Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế trong nước, làm cho nền kinh tế được phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng, chiều sâu, phát triển phong phú, đa dạng mọi ngành, nghề, lĩnh vực, làm tăng nhanh số lượng các chủ thể sản xuất kinh doanh và từ đó làm gia tăng mạnh mẽ nhu cầu thông tin, nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính phục vụ các ho ạt động kinh tế, tạo ra thị trường sử dụng dịch bưu chính rộng lớn. Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy sản xuất phát triển, làm cho người dân có thu nhập nhiều hơn, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, từ đó nhân dân có điều kiện để sử dụng dịch bưu chính được nhiều hơn và làm gia tăng mạnh mẽ nhu cầu thông tin, nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, ngành bưu chính có thể khai thác được các nguồn lực từ bên ngoài như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đồng thời mở ra khả năng không ngừng mở rộng thị trường cả trong và ngoàì nước. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những thách thức đối với sự phát triển của dịch vụ bưu chính là: Hội nhập cũng đồng nghĩa với sự tăng thêm của các chủ thể kinh doanh dịch vụ bưu chính. Bên cạnh các chủ thể trong nước, trong vùng là các chủ thể nước ngoài với những ưu thế về vốn, công nghệ và kinh nghiệm sẽ tạo ra sức ép c ạnh tranh mạnh mẽ, ngày càng gay gắt. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính ở trong nước vẫn còn rất hạn chế cả về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Do đó, chỉ có các chủ thể kinh doanh dịch vụ bưu chính luôn tìm cách vươn lên bằng các biện pháp đổi mới công nghệ, cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ phù hợp với hội nhập.
* Môi trường văn hóa và nhân khẩu học
Bưu chính và công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển ổn định và tăng trưởng nhanh, sự phát triển ngành luôn đi trước sự phát triển kinh tế xã hội. Bưu chính phát triển nhanh chóng hầu hết người dân được tiếp cận sử dụng dịch vụ, tỷ lệ đóng góp của bưu chính vào GRDP ngày càng cao. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp phần tăng trưởng, chuyển dịch cơ c ấu kinh tế và làm thay đổi cơ bản cách quản lý, học tập, làm việc của con người. Do đó các yếu tố như trình độ, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính,... của dân cư có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển dịch vụ của ngành, trên cơ sở đó yêu cầu ngành phải tự trang bị hoàn thiện CSHT để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
* Môi trường công nghệ
Sự phát triển của KHKT mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế, đồng thời cũng tạo ra thác h thức không nhỏ trong đó có ngành bưu điện. Có thể kể đến như: Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, tự động hóa trong lĩnh vực bưu chính như đưa hệ thống chia chọn bưu gửi tự động ở các sàn khai thác thuộc các trung tâm khai thác vận chuyển vùng vào vận hành làm giảm sức lao động cho người lao động, tăng năng suất, giảm chi phí, giảm thiểu sai sót. Ngoài ra, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, tự động hóa trong lĩnh vực bưu chính giúp c ải thiện chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên nếu ngành bưu điện không bắt kịp với xu hướng phát triển KHCN thì sẽ trở lên lạc hậu, không cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường. Do đó yêu cầu đòi hỏi phải đầu tư phát triển CSHT của ngành.
* Môi trường tự nhiên
Hầu hết các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, diện tích, địa hình đồi núi, sông suối, biển, khí hậu, tài nguyên đều có tác động đến sự phát triển của dịch vụ bưu chính, đó là những nhân tố vừa có những tác động thuận lợi, vừa có thể gây nên những khó khăn trong phát triển dịch vụ bưu chính. Vị trí địa lý, địa hình nếu thuận lợi thì sẽ làm cho chi phí đầu tư xây dựng mạng lưới giảm; ngược lại, nếu vị trí địa lý, địa hình phức tạp, đồi núi sông suối nhiều bị chia cắt lớn sẽ làm cho chi phí đầu tư xây dựng mạng lưới tăng lên, dẫn đến giá thành chi phí của dịch vụ cao. Những khu vực khí hậu thuận lợi như bão gió, lũ lụt ít xảy ra chi phí rủi ro sẽ thấp hơn những khu vực bão gió, lũ lụt xảy ra nhiều…