.8 Thang đo quyết định sử dụng

Một phần của tài liệu 1479_235848 (Trang 42 - 44)

Các thành phần tác giả

KýHiệu Thang đo quyết định sử dụng

Cheng và ctg,

(2006)

QD1 Tôi sẽ tiếp tục sử dụng (tiếp tục sử dụng) SB của BIDV trong thời gian tới.

Kết quả thảo luận nhóm

QD2 Tôi sẽ khuyến khích người khác sử dụng dịch vụ SB của BIDV

Walker và Johnson (2006)

QD3 Tôi quyết định gia tăng số lượng giao dịch của tôi thông qua SB của BIDV trong thời gian tới

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Tổng thể mẫu của nghiên cứu là khách hàng cá nhân đến giao dịch tại các điểm giao dịch của BIDV trên địa bàn Bình Dương.

Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này chọn phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy. Phân tích nhân tố khám phá cần cỡ mẫu ít nhất là 5 lần biến quan sát dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu này thì cỡ mẫu tối thiểu là 140.

Ngoài ra, để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt thì kích thước mẫu phải thỏa mãn công thức N ≥ 50+8*m

(trong đó N: là cỡ mẫu, m là số biến quan sát của mô hình) Nguyễn Đình Thọ (2012). Dựa vào số biến độc lập trong mô hình nghiên cứu này thì số lượng mẫu tối thiểu là 250. Để đáp ứng được phương pháp phân tích trong đề tài này cỡ mẫu tối thiểu là 250 trở lên.

Nghiên cứu định lượng chính thức để kiểm định thang đo các khái niệm nghiên cứu và các giả thuyết theo mô hình. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện hay còn gọi là phương pháp phi xác suất với n= 320.

Đối tượng khảo sát là khách hàng cá nhân là các khách hàng đến giao dịch tại các điểm giao dịch tại BIDV trên địa bàn Bình Dương. Bảng câu hỏi khảo sát được gửi tới khách hàng qua phương pháp bảng câu hỏi giấy thông qua các giao dịch viên trực tiếp giao dịch và khảo sát khách hàng tại quầy giao dịch.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu ở chương 2, chương 3 đã xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ SB. Mô hình gồm 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, đưa ra các giả thuyết về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, cụ thể biến hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, điều kiện thuận lợi, ảnh hưởng xã hội và hình ảnh ngân hàng có tác động tích cực đến quyết định sử dụng dịch vụ SB, biến nhận thức rủi ro có tác động tiêu cực đến quyết định sử dụng SB. Trên cơ sở lý thuyết, chương 3 cũng xây dựng các thang đo cho các biến độc lập và biến phụ thuộc để làm cơ sở để thực hiện khảo sát, kiểm định các giả thuyết tại chương 4. Cuối cùng chương 3 nêu ra phương pháp nghiên cứu phương pháp tiến hành lấy mẫu và phương pháp định lượng ( phương pháp phân tích nhân tố EFA và phương pháp hồi quy). Trong chương 4 tiếp theo sau đây, tác giả sẽ trình bày về các kết quả của nghiên cứu và các thảo luận, nhận xét nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ SB.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.

Tổng cộng có 320 bảng câu hỏi được gửi đi theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện sau khi sàng lọc mẫu được 270 bảng khảo sát phản hồi hợp lệ được đưa vào phân tích.

Một phần của tài liệu 1479_235848 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w