Nhận thức rủi ro

Một phần của tài liệu 1479_235848 (Trang 36 - 37)

Thuyết nhận thức rủi ro được Bauer đề xuất từ năm 1960 để xác định hành vi và yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của khách hàng . Tuy nhiên, khái niệm nhận thức rủi ro đã có nhiều thay đổi bởi những thay đổi ngày càng lớn trong công nghệ mới. Theo đó, nhận thức rủi ro đối với công nghệ mới không chỉ là bị mất tiền, mà còn liên quan đến rủi ro về công nghệ, rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động trong giao dịch, rủi ro thông tin. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng khách hàng sẽ ít sẵn lòng sử dụng một công nghệ mới nếu rủi ro cao. Điều đó được kiểm chứng trong nghiên cứu của Mortimer (2015); Hanafizadeh (2014) đã nghiên cứu về cảm nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ SB kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: vấn đề bảo mật và quyền riêng tư là rất quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ SB và nhận thức rủi ro sẽ là rào cản đối với các giao dịch trực tuyến, khách hàng vẫn chưa sẵn sàng sử dụng dịch vụ SB vì lý do bảo mật thông tin vì vậy nghiên cứu này đề xuất các ngân hàng cần sử dụng công nghệ cao để bảo mật thông tin cho khách hàng khi sử dụng SB. Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng chỉ ra rằng yếu tố rủi ro, bảo mật trong giao dịch cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn, khách hàng sẽ cân nhắc có sử dụng dịch vụ SB hay không vì họ sợ tài khoản của ngân hàng và thông tin cá nhân bị đánh cắp bởi hacker (Cao Hào Thi và Nguyễn Duy Thanh (2011). Tuy nhiên theo nghiên cứu của Rambalak Yadav và ctg, (2015) về quyết định sử dụng dịch vụ IB của giới trẻ tại Ấn Độ lại chỉ ra rằng nhận thức rủi ro không cho thấy bất kỳ ảnh hưởng nào đến quyết định sử dụng dịch vụ.

Từ đó, giả thuyết H6 được trình bày như sau:

H6: Nhận thức rủi ro có tác động tiêu cực đến quyết định sử dụng dịch vụ SB của khách hàng cá nhân.

Bảng 3.1 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

Biến phụ thuộc

Biến độc lập Tác động Tác giả

Quyết Hiệu quả mong Tác

cực

động tích Venkahtesh và ctg, (2003);

định sử đợi AbuShanab và ctg, (2010);

dụng Rambalak Yadav và ctg,

dịch vụ (2015) ; Cao Hào Thi và

SB Nguyễn Duy Thanh (2011).

Nỗ lực mong đợi Tác động tích A.Qeisi (2013); Al-Quisi và

cực Hagezy (2015);Alalwan

(2015); Priya (2018)

Ảnh hưởng xã hội Tác động tích Venkatesh và Davis (2000);

cực Foon và Fah (2011) Điều lợi kiện thuận Tác cực động tích Venkatesh và ctg, (2003); Foon và Fah (2011)

Hình ảnh ngân Tác động tích Long Pham và ctg, (2013);

hàng cực Cao Hào Thi và Nguyễn Duy

Thanh (2011). Nhận thức rủi ro Tác động

cực

tiêu Mortimer (2015);

Hanafizadeh (2014); Cao Hào Thi và Nguyễn Duy Thanh (2011)

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu

Một phần của tài liệu 1479_235848 (Trang 36 - 37)