Xây dựng thang đo lường các khái niệm nghiên cứu

Một phần của tài liệu 1479_235848 (Trang 38)

Thang đo lường các khái niệm được tác giả kế thừa thang đo được xây dựng từ các nghiên cứu trước đây để đo lường về các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ SB của khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Bình Dương.

Thang đo các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ SB bao gồm 7 thang đo: thang đo hiệu quả mong đợi, thang đo nỗ lực mong đợi, thang đo ảnh hưởng xã hội, thang đo điều kiện thuận lợi, thang đo hình ảnh ngân hàng và thang đo nhận thức rủi ro, thang đo nhân khẩu học của khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Bình Dương thông qua đánh giá của khách hàng. Thang đo quyết định sử dụng dịch vụ sẽ thể hiện mức độ khách hàng tiếp tục sử dụng, khuyến nghị bạn bè, gia tăng số lượng giao dịch dịch vụ SB của khách hàng sau khi đánh giá, cảm nhận của khách hàng .

Bảng 3.2 Thang đo hiệu quả mong đợi

Các thành phần tác giả

Hiệu

Thang đo hiệu quả mong đợi

Venkatesh & ctg, ( 2003 )

HQ1 Tôi thấy SB rất hữu ích và thuận tiện. HQ2 Tôi nghĩ sử dụng SB giúp tôi thực hiện các

giao dịch với ngân hàng một cách nhanh chóng hơn

HQ3 Tôi nghĩ sử dụng SB giúp tôi tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

HQ4 Tôi nghĩ sử dụng SB có chi phí thấp hơn giao dịch tại quầy.

HQ5 Tôi nghĩ sử dụng SB giúp tôi nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

Bảng 3.3 Thang đo nỗ lực mong đợi

Các thành phần tác giả

Ký Hiệu Thang đo Nỗ lực mong đợi

Venkatesh và ctg ( 2003 )

NL1 Tôi nghĩ thực hiện các thao tác giao dịch trên SB là đơn giản và dễ hiểu.

NL 2 Tôi nghĩ rằng học cách sử dụng SB là đơn giản đối với tôi.

NL 3 Dễ dàng sử dụng thành thạo SB của BIDV NL 4 Tôi tin SB dễ dàng thực hiện những gì tôi

Bảng 3.4 Thang đo ảnh hưởng xã hội

Các thành phần tác giả

Ký Hiệu Thang đo ảnh hưởng xã hội

Foon (2011) AH1 Gia đình, người thân nghĩ rằng tôi nên sử dụng SB.

AH 2 Bạn bè tôi sử dụng dịch vụ SB. Venkatesh và ctg,

(2003)

AH 3 Tôi quyết định sử dụng SB của BIDV vì được nhân viên ngân hàng giới thiệu và hỗ trợ khi sử dụng.

AH 4 Ngân hàng BIDV khuyến khích tôi nên sử dụng SB.

Bảng 3.5 Thang đo điều kiện thuận lợi

Các thành phần tác giả Hiệu

Thang đo điều kiện thuận lợi

Venkatesh và ctg, ( 2003 )

DK 1 Tôi có đủ nguồn lực cần thiết (smart phone có kết nối internet) để dử dụng SB.

DK 2 Tôi có đủ kiến thức cần thiết để sử dụng SB. DK 3 Tất cả những nội dung của dịch vụ SB rất dễ

đọc và dễ hiểu.

DK 4 Tôi nhận được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng khi sử dụng.(Hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ trực tuyến).

Bảng 3.6 Thang đo hình ảnh ngân hàng

Các thành phần tác giả

Hiệu

Thang đo hình ảnh ngân hàng

Cao Hào Thi và Nguyễn Duy Thanh

( 2011 )

HA1 BIDV có uy tín, danh tiếng tốt

HA2 BIDV có hình ảnh tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

HA3 BIDV thực hiện tốt cam kết về dịch vụ SB đối với khách hàng

HA4 BIDV luôn cải tiến về chất lượng các sản phẩm dịch vụ trên SB.

Bảng 3.7 Thang đo nhận thức rủi ro

Các thành phần tác giả

KýHiệu Thang đo nhận thức rủi ro

Cao Hào Thi và Nguyễn Duy Thanh

( 2011 )

RR1 Tôi cảm thấy không an toàn khi cung cấp thông tin cá nhân thông qua SB.

RR2 Sử dụng SB có thể làm tôi mất tiền trong tài khoản.

RR3 Có thể xảy ra lỗi từ phía ngân hàng ( đường truyền, lỗi hệ thống…) trong quá trình giao dịch SB.

RR4 Tôi cảm thấy không an tâm về công nghệ của BIDV.

Bảng 3.8 Thang đo quyết định sử dụng

Các thành phần tác giả

KýHiệu Thang đo quyết định sử dụng

Cheng và ctg,

(2006)

QD1 Tôi sẽ tiếp tục sử dụng (tiếp tục sử dụng) SB của BIDV trong thời gian tới.

Kết quả thảo luận nhóm

QD2 Tôi sẽ khuyến khích người khác sử dụng dịch vụ SB của BIDV

Walker và Johnson (2006)

QD3 Tôi quyết định gia tăng số lượng giao dịch của tôi thông qua SB của BIDV trong thời gian tới

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Tổng thể mẫu của nghiên cứu là khách hàng cá nhân đến giao dịch tại các điểm giao dịch của BIDV trên địa bàn Bình Dương.

Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này chọn phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy. Phân tích nhân tố khám phá cần cỡ mẫu ít nhất là 5 lần biến quan sát dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu này thì cỡ mẫu tối thiểu là 140.

Ngoài ra, để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt thì kích thước mẫu phải thỏa mãn công thức N ≥ 50+8*m

(trong đó N: là cỡ mẫu, m là số biến quan sát của mô hình) Nguyễn Đình Thọ (2012). Dựa vào số biến độc lập trong mô hình nghiên cứu này thì số lượng mẫu tối thiểu là 250. Để đáp ứng được phương pháp phân tích trong đề tài này cỡ mẫu tối thiểu là 250 trở lên.

Nghiên cứu định lượng chính thức để kiểm định thang đo các khái niệm nghiên cứu và các giả thuyết theo mô hình. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện hay còn gọi là phương pháp phi xác suất với n= 320.

Đối tượng khảo sát là khách hàng cá nhân là các khách hàng đến giao dịch tại các điểm giao dịch tại BIDV trên địa bàn Bình Dương. Bảng câu hỏi khảo sát được gửi tới khách hàng qua phương pháp bảng câu hỏi giấy thông qua các giao dịch viên trực tiếp giao dịch và khảo sát khách hàng tại quầy giao dịch.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu ở chương 2, chương 3 đã xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ SB. Mô hình gồm 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, đưa ra các giả thuyết về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, cụ thể biến hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, điều kiện thuận lợi, ảnh hưởng xã hội và hình ảnh ngân hàng có tác động tích cực đến quyết định sử dụng dịch vụ SB, biến nhận thức rủi ro có tác động tiêu cực đến quyết định sử dụng SB. Trên cơ sở lý thuyết, chương 3 cũng xây dựng các thang đo cho các biến độc lập và biến phụ thuộc để làm cơ sở để thực hiện khảo sát, kiểm định các giả thuyết tại chương 4. Cuối cùng chương 3 nêu ra phương pháp nghiên cứu phương pháp tiến hành lấy mẫu và phương pháp định lượng ( phương pháp phân tích nhân tố EFA và phương pháp hồi quy). Trong chương 4 tiếp theo sau đây, tác giả sẽ trình bày về các kết quả của nghiên cứu và các thảo luận, nhận xét nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ SB.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.

Tổng cộng có 320 bảng câu hỏi được gửi đi theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện sau khi sàng lọc mẫu được 270 bảng khảo sát phản hồi hợp lệ được đưa vào phân tích.

Bảng 4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Đặc điểm mẫu Tần số Tần suất%

Giới tính Nam 122 45.19 Nữ 148 54.81 Tổng 270 100 Độ tuổi 18-25 61 22.59 26-40 163 60.37 41-50 35 12.96 51-60 11 4.07 Tổng 270 100 Nghề nghiệp HSSV 24 8.89

Nhân viên văn phòng 98 36.30

Kinh doanh 52 19.26

Công nhân 66 24.44

Về hưu, nội trợ 19 7.04

Khác 11 4.07

Tổng 270 100

Đặc điểm mẫu Tần số Tần suất%

Thu nhập 2-5 triệu 36 13.33 5-10 triệu 115 42.59 10-15 triệu 88 32.59 >15 triệu 31 11.48 Tổng 270 100

Nguồn: kết quả xử lí dữ liệu của tác giả

Giới tính: Trong 270 mẫu nghiên cứu thu được có 122 khách hàng là nam

chiếm 45.19% và 148 khách hàng là nữ chiếm 54.81%.

Độ tuổi: Trong 270 mẫu quan sát thu được có 61 người có độ tuổi từ 18-25

tuổi (22.59%), 163 người có độ tuổi từ 26-40 tuổi (60.37%), 35 người có độ tuổi từ 41-50 (12.96%) và 11 người có độ tuổi từ 51-60 (4.07%).

Nghề nghiệp: Trong 270 mẫu quan sát có 24 khách hàng là học sinh, sinh

viên (8.89%), 98 người là nhân viên văn phòng (36.30%), 52 người làm kinh doanh (19.26%), công nhân là 66 người (19.26%), về hưu, nội trợ 19 người (7.04%) và các nghề nghiệp khác là 11 người (4.07%).

Thu nhập: Trong mẫu nghiên cứu thu được có 36 người có thu nhập từ 2-5

triệu (13.33%), 115 người có thu nhập từ 5-10 triệu (42.59%), 88 người có thu nhập từ 10-15 triệu (32.59%) và 31 người có thu nhập trên 15 triệu (11.48%).

4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Có các cách khác nhau để kiểm tra độ tin cậy, cách phổ biến là sử dụng phân tích nhân tố khám phá Cronbach Alpha. Công cụ Cronbach’s Alpha của chương trình phần mềm SPSS được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy của từng thành phần trong thang đo ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ SB của khách hàng cá nhân tại BIDV trên địa bàn Bình Dương

Hệ số Cronbanh’s Alpha kiểm định mức độ chặt chẽ của các câu hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Phương pháp này giúp người phân tích loại bỏ biến không phù hợp và hạn chế biến rác trong mô hình.

Thang đo đạt độ tin cậy khi Cronbach’s alpha đạt khoảng giá trị từ 0.7 đến 0.8. Tuy nhiên, khi Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 thì thang đo được coi là đạt độ tin cậy (Nunnally và ctg, (1994); Nguyễn Đình Thọ (2011)). Trong phân tích Cronbach’s Alpha cho từng khái niệm đơn hướng, các biến đo lường có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.

4.2.1 Hiệu quả mong đợi

Bảng 4.2 Kết quả hệ số Cronbach's Alpha của HQ

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến (Scale Mean if Item Deleted) Phương sai thang đo nếu loại biến (Scale Variance if Item Deleted) Tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) Cronbach’s Alpha nếu loại biến

(Cronbach's Alpha if Item Deleted)

Hiệu quả mong đợi: Cronbach Alpha = .750

HQ1 14.49 5.567 .565 .688

HQ2 14.46 5.595 .539 .697

HQ3 14.48 5.135 .641 .657

HQ4 14.43 5.250 .602 .673

HQ5 14.40 6.671 .250 .793

Nguồn: kết quả xử lí dữ liệu của tác giả

Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo Hiệu quả mong đợi (HQ) cho thấy thang đo này có hệ số Cronbach’s alpha là 0.750 do đó thang đo này đạt độ tin cậy. Tuy nhiên trong thang đo này có biến quan sát (HQ5) có hệ số tương quan biến tổng là 0.250<0.3 nên sẽ loại biến này ra khỏi quan sát và chạy lại lần 2.

Bảng 4.3 Kết quả hệ số Cronbach's Alpha của HQ lần 2Biến Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến (Scale Mean if Item Deleted) Phương sai thang đo nếu loại biến (Scale Variance if Item Deleted) Tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) Cronbach’s Alpha nếu loại biến

(Cronbach's Alpha if Item Deleted)

Hiệu quả mong đợi: Cronbach Alpha = .793

HQ1 10.82 4.169 .582 .753

HQ2 10.79 4.098 .590 .749

HQ3 10.81 3.797 .658 .714

HQ4 10.76 3.981 .585 .752

Sau khi loại biến quan sát HQ5 và chạy lại lần 2 ta thấy hệ số Cronbach's Alpha của thang đo hiệu quả mong đợi là 0.793 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 do đó thang đo này đạt độ tin cậy.

4.2.2. Nỗ lực mong đợi

Bảng 4.4 Kết quả hệ số Cronbach's Alpha của NL

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến (Scale Mean if Item Deleted) Phương sai thang đo nếu loại biến (Scale Variance if Item Deleted) Tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) Cronbach’s Alpha nếu loại biến

(Cronbach's Alpha if Item Deleted)

Nỗ lực mong đợi: Cronbach Alpha = .774

NL1 9.96 4.489 .605 .705

NL2 9.69 4.624 .602 .706

NL3 9.64 5.057 .574 .722

NL4 9.29 5.253 .532 .742

Nguồn: kết quả xử lí dữ liệu của tác giả

Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo hiệu quả mong đợi là 0.774>0.6 và tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 nên biến này đạt độ tin cậy và không loại biến quan sát nào của thang đo NL.

4.2.3 Ảnh hưởng của xã hội

Bảng 4.5 Kết quả hệ số Cronbach's Alpha của AH

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến (Scale Mean if Item Deleted) Phương sai thang đo nếu loại biến (Scale Variance if Item Deleted) Tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) Cronbach’s Alpha nếu loại biến

(Cronbach's Alpha if Item Deleted)

Ảnh hưởng của xã hội: Cronbach Alpha = .818

AH1 10.16 3.805 .637 .779

AH2 9.39 4.328 .647 .767

AH3 9.76 4.131 .615 .783

AH4 9.37 4.718 .709 .757

Không loại biến quan sát nào do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6.

4.2.4 Điều kiện thuận lợi

Bảng 4.6 Kết quả hệ số Cronbach's Alpha của DK

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến (Scale Mean if Item Deleted) Phương sai thang đo nếu loại biến (Scale Variance if Item Deleted) Tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) Cronbach’s Alpha nếu loại biến

(Cronbach's Alpha if Item Deleted)

Điều kiện thuận lợi: Cronbach Alpha = .736

DK1 12.26 3.568 .506 .689

DK2 12.26 3.457 .544 .666

DK3 12.63 4.458 .472 .715

DK4 12.24 3.144 .622 .616

Nguồn: kết quả xử lí dữ liệu của tác giả

Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố này là 0.736>0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 nên nhân tố này đạt độ tin cậy và không loại biến quan sát nào của nhân tố này.

4.2.5 Hình ảnh ngân hàng

Bảng 4.7 Kết quả hệ số Cronbach's Alpha của HA

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến (Scale Mean if Item Deleted) Phương sai thang đo nếu loại biến (Scale Variance if Item Deleted) Tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) Cronbach’s Alpha nếu loại biến

(Cronbach's Alpha if Item Deleted) Hình ảnh ngân hàng: Cronbach Alpha = .828

HA1 11.57 3.956 .635 .796

HA2 11.84 4.281 .661 .782

HA3 12.29 4.223 .637 .791

HA4 11.83 4.107 .694 .766

Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố hình ảnh ngân hàng là 0.828>0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các quan sát đều lớn hơn 0.3 nên nhân tố này đạt độ tin cậy và không loại biến quan sát nào của nhân tố này.

4.2.6 Nhận thức rủi ro

Bảng 4.8 Kết quả hệ số Cronbach's Alpha của RR

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến (Scale Mean if Item Deleted) Phương sai thang đo nếu loại biến (Scale Variance if Item Deleted) Tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) Cronbach’s Alpha nếu loại biến

(Cronbach's Alpha if Item Deleted) Nhận thức rủi ro: Cronbach Alpha = .763

RR1 7.73 4.430 .576 .700

RR2 7.68 4.597 .515 .732

RR3 7.67 4.409 .568 .704

RR4 7.68 4.441 .589 .693

Nguồn: kết quả xử lí dữ liệu của tác giả

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hệ số Cronbach Alpha của nhân tố nhận thức rủi ro là 0.763>0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 do đó nhân tố này đạt độ tin cậy và không loại biến quan sát nào.

4.2.7 Quyết định sử dụng

Bảng 4.9 Kết quả hệ số Cronbach's Alpha của QD

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến (Scale Mean if Item Deleted) Phương sai thang đo nếu loại biến (Scale Variance if Item Deleted) Tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) Cronbach’s Alpha nếu loại biến

(Cronbach's Alpha if Item Deleted) Quyết định sử dụng: Cronbach Alpha = .812

QD1 7.44 1.147 .676 .728

QD2 7.40 1.112 .654 .751

QD3 7.40 1.156 .656 .747

Không loại biến quan sát nào do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6.

4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Các thang đo khái niệm trong mô hình đạt yêu cầu trong đánh giá độ tin cậy sẽ được tiến hành sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA. Khi phân tích nhân tố EFA chúng ta sẽ phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập và biến phụ thuộc đồng thời quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

Phân tích nhân tố là thích hợp khi hệ số KMO > 0.5 và mức ý nghĩa Bartlett < 0.05.

Một phần của tài liệu 1479_235848 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w