Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty TNHH hòa phát (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và mô

KHÔNG KHÍ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI CÔNG TY TNHH HÒA PHÁT

3.4.1. Nước thải

3.4.1.1. Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn trên mặt đất tại khu vực công ty sẽ cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống đường thoát nước, nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, ảnh hưởng đến môi trường.

3.4.1.2. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của công ty bao gồm nước thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh cá nhân, tắm rửa của công nhân viên.

Lưu lượng nước thải sinh hoạt lên tới 806 m3/tháng (tính bằng 100% lượng nước cấp theo Nghị định 88/2007/NĐ – CP của Chính Phủ ngày 28/5/2007 về việc “ thoát nước đô thị và khu công nghiệp”.

Thành phần nước thải tại công ty chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất dinh dưỡng (tổng Nitơ, tổng Phospho), các chất rắn lơ lửng (TSS), các chất hữu cơ (BOD, COD), dầu mỡ động thực vật và các vi sinh vật.

3.4.1.3. Nước thải sản xuất

Nước sử dụng cho quá trình xử lý bụi sơn là chủ yếu, ngoài ra nước thải sản xuất còn phát sinh trong quá trinh bảo dưởng sửa chữa máy móc và nước vệ sinh bồn tẩm hóa chất bảo quản. Còn các công đoạn như xử lý bề mặt hoàn thiện sản phẩm và công đoạn tẩm hóa chất bằng thùng tẩm áp lực thì các dung môi và hóa chất sử dụng đều được sử dụng tuần hoàn nên không phát sinh nước thải trong sản xuất.

3.4.2. Nguồn gốc gây phát sinh bụi, khí thải

Trong quá trình hoạt động chế biến gỗ tại công ty, nguồn gây ô nhiễm không khí bao gồm các thành phần chủ yếu:

- Bụi phát sinh từ công đoạn cưa, xẻ, cắt, tạo hình thô, tạo hình chi tiết, chà nhám.

- Hơi dung môi và bụi sơn phát sinh từ công đoạn xử lý bề mặt (sơn) - Bụi, khí thải phát sinh từ công đoạn hoàn thiện sản phẩm

- Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình bốc dỡ hàng hóa, nguyên vật liệu.

- Khí thải do hoạt động của các phương tiện vận chuyển, phương tiện giao thông ra vào khu vực công ty.

Riêng trong phân xưởng bảo quản thì nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu vẫn là bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu, bụi tạo ra trong công đoạn xẻ phá và rọc rìa tạo ván. Ngoài ra, còn có ô nhiễm do nguồn khí CO, NO2 tạo ra trong quá trình tận dụng gỗ bìa bắp, rìa cạnh để đốt lò cung cấp nguồn nhiệt cho lò sấy gỗ.

3.4.3. Nguồn gốc phát sinh tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh từ rất nhiều các loại máy móc của từng công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất như: cưa, xẻ, cắt, ghép, tạo hình thô, tạo hình chi tiết hoàn thiện sản phẩm, đóng gói, xử lý bề mặt (sơn).

Đối với phân xưởng bảo quản của công ty qua khảo sát và tìm hiểu tôi thấy rằng nguồn phát sinh ồn chủ yếu là từ hệ thống máy cưa vòng xẻ phá và các cưa đĩa rọc rìa, cưa đĩa cắt ngang.

- Nguồn gốc chủ yếu tạo ra tiếng ồn từ máy cưa vòng là: tiếng ồn từ răng cưa, tiếng ồn do ma sát và rung động của lưỡi cưa, tiếng ồn do bánh đà quay, tiếng ồn do không khí bị đẩy ra, tiếng ồn do các ổ trục quay tạo thành, tiếng ồn điện từ, tiếng ồn tạo ra từ giá máy, bàn thao tác hay các bộ phận che đậy máy.

- Tiếng ồn từ máy cưa đĩa được tạo thành chủ yếu là do tốc độ quay quá lớn của lưỡi cưa. Khi lưỡi cưa chuyển động quay sẽ tạo ra tiếng ồn dạng khí

động học, tiếng ồn do sự rung động của lưỡi cưa, tiếng ồn phát ra từ máy và tiếng ồn tạo ra do sự kết hợp và cộng hưởng lẫn nhau của ba loại trên.

- Tiếng ồn trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. - Tiếng ồn phát ra từ các phương tiện giao thông ra vào trong khu vực của công ty.

3.4.4. Chất thải rắn

3.4.4.1. Chất thải rắn trong sản xuất

Chất thải rắn sản xuất của nhà máy chủ yếu là chất thải sinh ra trong quá trình gia công các chi tiết gỗ, bao bì đựng sơn, keo, màng sơn và bùn từ hệ thống xử lý nước thải. Cụ thể như sau:

- Chất thải sinh ra từ quá trình gia công các chi tiết sản phẩm bao gồm gỗ vụn, dăm bào, mùn cưa và bụi gỗ. Đây là các chất xenlulo và thuộc chất thải trơ, ít gây ảnh hưởng tới môi trường và dễ xử lý.

- Các bao bì đựng sơn, keo và dung môi hữu cơ là các lon, hộp, thùng thiếc và can nhựa thải ra môi trường với khối lượng không nhiều. Tuy nhiên khi thải các lon, thùng thiếc còn dính một số hóa chất và thuộc thành phần chất thải nguy hại theo Quyết định số 155/1999/QĐ – TTG của Thủ Tướng Chính Phủ.

3.4.4.2. Chất thải rắn trong sinh hoạt

Với số lượng công nhân viên làm việc tại cơ sở 1 của công ty hiện nay là 310 người và trung bình mỗi người một ngày sẽ thải ra khoảng 0,3 – 0,5 kg, thì khối lượng chất thải rắn ước tính là 93 – 155kg/ngày. Chất thải rắn loại này chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, vì vậy, nếu không được thu gom và xử lý sẽ sinh ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm mất vẻ đẹp mỹ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty TNHH hòa phát (Trang 57 - 60)