Đối với vấn đề xử lý nước thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty TNHH hòa phát (Trang 61)

a. Đối với nước mưa chảy tràn

Qua khảo sát và tìm hiểu tại công ty kết hợp với các tài liệu của Sở tài nguyên môi trường Bình Dương và Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và bảo hộ lao động. Tôi đưa ra được quy trình xử lý nước mưa chảy tràn như hình 3.9:

Hình 3.9. Quy trình xử lý nước mưa chảy tràn

Thuyết minh quy trình:

Hệ thống thoát nước mưa được tách riêng với nước thải. Nước mưa trên mái nhà được thu gom qua thiết bị tách rác để tách các tạp chất có kích thước lớn. Sau đó nước mưa chảy qua mương dẫn đến hố ga, tại đây nước mưa tiếp tục được lắng các cặn bẩn còn lại và đấu nối với hệ thống thoát chung của khu vực.

b. Đối với nước thải sinh hoạt

Hiện tại nước thải sinh hoạt xử lý qua bể tự hoại ba ngăn sau đó đấu nối với hệ thống thoát nước của khu vực. Trong thời gian tới lượng nước thải này

Nước mưa chảy tràn

Mương dẫn

Hố ga Thiết bị tách rác

sẽ xử lý qua bể tự hoại ba ngăn sau đó đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung của công ty.

Hình 3.10. Cấu tạo bể tự hoại ba ngăn

Bể tự hoại ba ngăn và có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy. Bể có chức năng lắng và phân hủy cặn với hiệu suất xử lý 60-80%. Tại đây chất rắn được giữu lại trong bể, dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Lượng bùn sau thời gian lưu trong bể sẽ được đơn vị hút hầm cầu đến hút và vận chuyển đến nơi xử lý đúng quy định.

c. Đối với nước thải sản xuất

Tại công ty TNHH Hòa Phát nước thải từ tất cả các khâu sản xuất sẽ được thu gom và một hố và được đưa qua hệ thống xử lý nước thải chung với công suất 30m3/ngày đêm.

Nước thải ra Nước

thải vào

Quy trình nước thải tập trung

Hình 3.11. Quy trình xử lý nước thải

Thuyết minh quy trình:

Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của công ty được tập trung vào hầm tiếp nhận, tại đây bể có lắp đặt các song chắn rác nhằm loại bỏ những cặn có kích thước lớn giúp thuận lợi cho công trình xử lý nước ở phía sau.

Nước thải từ hầm tiếp nhận chảy sang bồn keo tụ tạo bông, tại đây nước thải được châm hóa chất NaOH nhằm mục đích điều chỉnh pH đồng thời

Nước thải

Hầm tiếp nhận

Bồn khử trùng Bồn lắng 2 Bồn Aerotank Bồn keo tụ tạo bông

Bồn lắng 1

Bồn điều hòa

châm PAC (Poly Aluminium Chloride) để phản ứng keo tụ xảy ra, hình thành các bông cặn.

Sau đó nước thải chảy sang bồn lắng 1, các bông cặn lắng xuống đáy bồn. Phần bùn trong bể sẽ chảy sang bồn chứa bùn còn phần nước chảy sang bồn điều hòa, tại đây nước được ổn định về nồng độ và lưu lượng.

Nước từ bồn điều hòa chảy sang bồn Aeroten, tại bồn Aeroten diễn ra quá trình sinh học hiếu khí (bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản.

Từ bồn Aeroten, nước thải được dẫn sang bồn lắng 2, bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể nước thải ở phía trên được dẫn qua bồn khử trùng với dung dịch Javen nhằm tiêu diệt các vi khuẩn còn xót lại.

Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT, cột B.

3.5.4.2. Môi trường không khí

a. Khống chế ô nhiễm bụi gỗ

Hình 3.12. Quy trình xử lý bụi gỗ

Đối với hoạt động của công ty chế biến gỗ thì bụi là nguồn gây ô nhiễm quan trọng nhất, bụi phát sinh từ nhiều công đoạn sản xuất và có kích cỡ khác nhau. Nhìn nhận được vấn đề sức khỏe công nhân lao động cũng như các tác

Bụi gỗ

Chụp hút

Hệ thống túi vải

động đến môi trường, công ty đã trang bị hệ thống thu hồi bụi tại các máy phát sinh bụi như: các máy cưa, cắt, tiện, bào...

Quy trình xử lý bụi gỗ được sử dụng tại công ty hiện nay được trình bày trên hình 3.12.

Toàn bộ bụi phát sinh dưới tác dụng của quạt hút có công suất lớn 20HP theo hệ thống đường ống tới thiết bị xử lý bụi là buồng lắng bụi. Buồng lắng có thể tích 20m3, cấu tạo là một thùng rỗng, phía trong có gắn các thanh chắn, phía trên là hệ thống các túi vải thoát khí, nguyên tắc hoạt động của thiết bị như sau:

- Dòng không khí chứa bụi theo đường ống dẫn vào buồng chứa, hạt bụi sau khi va vào các thanh chắn làm thay đổi gia tốc và rơi xuống phía đáy buồng chứa. Dòng khí sạch qua hệ thống túi vải thoát ra môi trường, túi vải còn có chức năng giữ lại các hạt bụi mịn không bị tác động bởi thanh chắn.

- Theo chu kỳ một ngày, các thúi vải sẽ được vệ sinh bằng cách rung mạnh túi để các hạt bụi bám trên thành túi rơi xuống đáy buồng chứa. Bụi trong buồng được vệ sinh hằng ngày vào cuối ca sản xuất.

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của hệ thống bụi chưa cao. Sau khi khảo sát thực tế cho thấy nguyên nhân là do quạt hút chưa đạt công suất thiết kế, buồng chứa bụi kích thước nhỏ nên phải lấy bụi thường xuyên làm tán bụi vào môi trường lao động. Nhà máy sẽ gia công lại buồng chứa bụi với kích thước là 3m3 và sử dụng tăng cường thêm một quạt hút 20HP để áp lực hút tại đầu ống hút có thể làm sạch bụi trong phân xưởng và đưa về buồng chứa.

Ngoài biện pháp nêu trên Nhà máy còn thực hiện thêm một số biện pháp để góp phần hạn chế ô nhiễm bụi như sau:

- Dùng máy hút bụi để thu gom bụi rơi vãi trong nhà xưởng sản xuất, hạn chế bụi phát tán vào không khí.

- Trang bị khẩu trang chống bụi cho công nhân làm việc tại các khu vực có nồng độ bụi cao.

b. Khống chế tiếng ồn

Các máy móc thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất của nhà máy tạo ra tiếng ồn khá lớn, để tránh ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp sản xuất nhà máy đã thực hiện các biện pháp sau:

- Hiện đại hóa máy móc, thiết bị

- Bố trí các máy móc trong dây chuyền sản xuất tránh để các máy gây ồn cùng hoạt động một lúc cộng hưởng tiếng ồn.

- Thường xuyên kiểm tra máy móc, độ mài mòn các chi tiết máy luôn tra dầu mỡ bôi trơn các máy và thay thế các chi tiết bị mài mòn.

- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị.

- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý cho các công nhân làm việc nơi có tiếng ồn lớn.

- Trang bị các thiết bị chống ồn cho công nhân lao động tại các khu vực tiếng ồn lớn.

- Giảm tiếng ồn phát sinh bằng cách thực hiện việc bốc dỡ cẩn thận, nhẹ nhàng.

3.5.4.3 Đối với chất thải rắn, chất thải nguy hại

Cũng giống như đối với các loại chất thải khác chất thải rắn và chất thải nguy hại cũng cần phải được quan tâm và có các biện pháp xử lý đúng cách.

a. Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt đươc thu gom, chưa vào khu vực chứa chất thải. Lượng chất thải này được Đội rác Dân lập ở địa phương định kỳ thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định.

b. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại

Chất thải rắn công nghiệp được thu gom, chứa vào khu vực chứa chất thải. Lượng thải này được công ty hợp đồng với các cơ sở thu gom định kỳ đến để thu gom, vận chuyển đến nơi quy địn để xử lý.

d. Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất được phân loại riêng với các loại chất thải rắn khác. Chất thải nguy hại được thu gom, lưu trữ trong khu vực có mái che và có gờ bao xung quanh. Lượng chất thải này công ty cần phải hợp đồng với các đơn vị có chức năng định kỳ tới thu gom, vận chuyển tới nơi xử lý đúng quy định để tránh phát thải ra môi trường gây ô nhiễm.

3.5.4.4 Môi trường đất

- Bảo vệ môi trường đất bằng cách giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, hạn chế và khắc phục hậu quả mưa axit: Loại bỏ NOx, SO2

- Bảo vệ môi trường đất bằng cách thu gom và xử lý chất thải: xử lý chất thải lỏng, xử lý chất thải rắn

- Bảo vệ môi trường đất bằng cách xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp

Chương 4: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Qua những kết quả nghiên cứu tại công ty TNHH Hòa Phát, tỉnh Bình Dương, đề tài đi đến một số kết luận sau:

1. Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu, luận văn đã đưa ra các cơ sở lý thuyết chung về các yếu tố tác động tới môi trường, phương pháp lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới con người và cách giảm thiểu ô nhiễm.

2. Công ty TNHH Hòa Phát, Bình Dương có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, giao thông vận tải thuận lợi cho quá trình sản xuất, giao lưu và buôn bán. Công ty mới thành lập năm 2004 nhưng đã có quy mô phát triển với hai phân xưởng sản xuất đồ gỗ nội địa và xuất khẩu có uy tín và chất lượng.

3. Kết quả phân tích của Sở khoa học công nghệ tỉnh Bình Dương năm 2005 là năm đầu công ty thành lập và Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và bảo hộ lao động tháng 10/2011 cho thấy công ty TNHH Hòa Phát đã có rất nhiều những cố gắng để góp phần bảo vệ môi trường. Cụ thể:

* Với môi trường không khí

- Theo báo cáo của sở tài nguyên môi trường tỉnh Bình Dương năm 2005 nồng độ bụi tại khu sản xuất của công ty là 6,25 mg/m3 trong khi tiêu chuẩn cho phép chỉ là 6 mg/m3. Chỉ tiêu về tiếng ồn cũng vượt mức tại khu vực cưa cắt 91-92 dBA, khu vực chà nhám 88-89 dBA, tiêu chuẩn cho phép là 85 dBA.

- Theo tài liệu báo cáo giám sát chất lượng môi trường quý 4 năm 2011 của Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và bảo hộ lao động. Nồng độ bụi tại khu vực sản xuất chỉ còn 3,19 mg/m3 và mức độ ồn tại khu vực sản xuất

của công ty đã được giảm xuống đạt tiêu chuẩn cho phép do công ty đã áp dụng hiệu quả những biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

* Với môi trường nước thải

Hiện nay, công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung thay vì xả thẳng ra môi trường như những năm đầu thành lập. Vì vậy, các thông số về nồng độ COD, BOD5, chất rắn lơ lửng (TSS), Tổng phospho của nước thải tại công ty sau khi đo đạc và phân tích đã giảm xuống đáng kể.

4. Luận văn đã đưa ra được những nguyên nhân, nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí-tiếng ồn và môi trường đất của công ty nói chung và phân xưởng bảo quản nói riêng.

5. Tình hình đo đạc và phân tích môi trường hiện nay tại phân xưởng bảo quản nói riêng và công ty nói chung cho thấy công ty đã áp dụng các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm khá hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể đạt được triệt để hơn thì luận văn có đề ra một số những giải pháp về quản lý, quy hoạch, ý thức và công nghệ.

4.2. KIẾN NGHỊ

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường tại phân xưởng bảo quản của công ty TNHH Hòa Phát, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Để góp phần bảo vệ môi trường tại phân xưởng bảo quản tại công ty TNHH Hòa Phát thì chúng ta cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về môi trường đất, môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường không khí tại phân xưởng.

- Bố trí và cải tiến dây chuyền, máy móc thiết bị một phần nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của công ty. Một phần giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn do máy móc thiết bị gây ra.

- Cần phải có nhiều hơn nữa những đề tài về đánh giá tác động môi trường tại các công ty chế biến lâm sản góp phần nâng cao chất lượng môi trường trong ngành vì đây cũng là một trong những tiêu chí sản xuất sạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bản đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường của Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bình Dương thẩm định tháng 3/2005.

2. Báo cáo giám sát chất lượng môi trường quý 4 năm 2011 tại công ty TNHH Hòa Phát của Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và bảo hộ lao động tháng 8/2011.

3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn- cục chế biến, thương mại nông lâm, thủy sản và nghề muối (2010), Báo cáo tổng hợp quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025).

4. Bộ TNMT (2008), Quychuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp- QCVN 24: 2009/BTNMT.

5. Bộ TNMT (2009), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí

xung quanh- QCVN 05: 2009.

6. Bộ TNMT (2009), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí- QCVN 06: 2009.

7. Các đề tài khóa luận về đánh giá tác động môi trường tại thư viện trường Đại học Lâm nghiệp.

8. Lê Đức (chủ biên- 2004), giáo trình: “ Một số phương pháp phân tích môi

trường”- Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

9. Một số tiêu chí đánh giá về chất lượng mùn trong đất, pH, pHKCl- Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

10. Một số trang web của bộ tài nguyên môi trường, google.com.vn, tailieu.vn, enidc.com.vn...

11. Bùi Văn Năng, bài giảng: “Phân tích môi trường”- Khoa QLTNR & MT- Đại học Lâm Nghiệp.

12. Lê Văn Tản (2011), “ Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí để thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến đồ gỗ ở Việt Nam”.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LẤY MẪU TẠI CÔNG TY

Lấy mẫu không khí tại khu vực cổng bảo vệ

Lấy mẫu không khí tại khu vực cổng bảo vệ

Phụ biểu 01: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP QCVN 24:2009/BTNMT

(National Technical Regulation on Industrial Wastewater)

1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận.

1.2. Đối tượng áp dụng

1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến

hoạt động xả nước thải công nghiệp vào nguồn tiếp nhận.

1.2.2. Nước thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù

được quy định riêng.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Nước thải công nghiệp là dung dịch thải ra từ các cơ sở sản xuất, chế

biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải.

1.3.2. Kq là hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải ứng với lưu

lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch hoặc dung tích của các hồ, ao, đầm nước.

1.3.3. Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận nước thải.

1.3.4. Nguồn tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty TNHH hòa phát (Trang 61)