3.2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiện nay, sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại bàn, ghế, tủ, giường, các mặt hàng trang trí nội thất. Sản phẩm của công ty được sản xuất để cung cấp cho nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước chủ yếu là các nước Úc, Mỹ, Canada.
Trong những năm gần đây doanh thu của công ty luôn ở mức cao và ổn định, ngay cả trong giai đoạn kinh tế khó khăn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Doanh thu chủ yếu của công ty là từ hàng xuất khẩu.
Ngoài ra nhờ những chính sách ưu đãi của nhà nước đã làm giảm những khoản thuế góp phần làm tăng thêm lợi nhuận của công ty.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty luôn đạt được những tỷ trọng đáng khích lệ, cần phải duy trì và phát triển hơn nữa.
3.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty
Hình 3.2. Quy trình công nghệ tổng quát
Quá trình tìm hiểu, khảo sát và thu thập số liệu tại công ty tôi đã tiến hành tìm hiểu tại phân xưởng 1- phân xưởng chính của công ty. Tại phân xưởng này công ty bố trí thành các phân xưởng, phòng và khu vực nhỏ phù hợp với quy mô và quy trình sản xuất. Các phân xưởng nhỏ bao gồm: Phân xưởng bảo quản, phân xưởng sơ chế- tinh chế, phân xưởng xử lý và lắp ráp, phòng sơn lót và sơn màu, khu vực hoàn thiện- đóng gói. Do phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi tiến hành khảo sát và thu thập số liệu tại phân xưởng bảo quản. Qua tìm hiểu tôi có sơ đồ quy trình công nghệ tại phân xưởng bảo quản như hình 3.3
Gỗ tròn
Lắp ráp Khoan Tạo hình
Xẻ phá Xử lý bảo quản Sấy Cắt theo
kích thước Ghép phôi Đóng gói Lưu trữ Sơn Chà nhám
Hình 3.3. Quy trình công nghệ phân xưởng bảo quản
Thuyết minh quy trình công nghệ và quy trình phát sinh chất thải.
- Nguyên liệu đầu vào là các loại gỗ rừng trồng trong giai đoạn khảo sát tại công ty nguyên liệu gỗ tròn sử dụng là gỗ xà cừ và gỗ keo.
- Xẻ phá: gỗ tròn đưa về công ty có chiều dài quy định và có đường kính trung bình người ta tiến hành xẻ phá theo yêu cầu chiều dày của ván, công đoạn xẻ phá được tiến hành bằng máy cưa vòng nằm. Công đoạn này tạo ra nhiều mùn cưa và tiếng ồn gây ô nhiễm không khí trong phân xưởng, chủ yếu tiếng ồn của phân xưởng là do hệ thống cưa vòng và cưa đĩa rọc rìa gây ra.
- Rọc rìa: xẻ phá chỉ là giai đoạn xẻ ra các tấm ván từ khúc gỗ tròn, tức là chỉ tạo ra chiều dày cho tấm ván còn muốn tạo ra chiều rộng cho ván thì phải đưa qua công đoạn rọc rìa, công đoạn này thực hiện dựa trên nguyên tắc làm sao để tỷ lệ lợi dụng gỗ là cao nhất. Rọc rìa cũng là công đoạn tạo ra mùn cưa và bôt gỗ lớn. Công đoạn này thực hiện trên máy cưa đĩa nên cũng tạo ra một lượng mùn cưa, bột gỗ và tiếng ồn góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí của phân xưởng.
- Trước khi tiến hành bảo quản gỗ phải được qua công đoạn phân loại những thanh đạt yêu cầu sản xuất thì tiếp tục được đưa qua khâu bảo quản.
- Xử lý bảo quản: sau một thời gian bảo quản đảm bảo chế phẩm bảo quản đã thấm vào gỗ đạt yêu cầu bảo quản thì gỗ sẽ được chuyển qua khâu sấy. Khâu bảo quản nguyên liệu tại công ty chỉ sử dụng một thùng tẩm áp lực chân không cho tất cả các loại sản phẩm, tại thời điểm khảo sát công ty đang
Xẻ phá Gỗ tròn
Sấy Xử lý bảo quản Rọc rìa Phân loại
sản xuất mặt hàng bàn ghế nội thất theo đơn đặt hàng của Mỹ. Bàn ghế được làm từ nguyên liệu gỗ keo rừng trồng. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và những yêu cầu khắt khe của phía khách hàng làm sao cho sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất mà lại không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, công ty đã tiến hành sử dụng chế phẩm boron là hỗn hợp của axit boric và borax. Axit Boric/borax hiện có sẵn ở thị trường Việt Nam. Boron là loại thuốc bảo quản rất tốt vì nó không gây độc cho người và môi trường và có thể phòng chống cả côn trùng và nấm mốc. Thực tế, boron rất thành công trong việc phòng chống côn trùng và nấm làm mục gỗ khi nó được ngâm tẩm vào gỗ.
Hình 3.4. Bồn ngâm tẩm áp lực sử dụng tại phân xưởng
- Đặc điểm của hỗn hợp axit boric- borax
Hỗn hợp axit boric và borax có khả năng chống lại các sinh vật hại lâm sản. Boric có hiệu lực đối với mọt hại gỗ, borax có hiệu lực phòng chống nấm mốc và nấm mục. Do vậy, thường được dùng làm chế phẩm bảo quản. Chế phẩm hỗn hợp BB có màu trắng, tan trong nước nên không gây ảnh hưởng tới
màu sắc của gỗ sau quá trình tẩm. Có khả năng thấm vào gỗ tốt nhưng không có khả năng tạo phức để cố định trong gỗ sau quá trình tẩm. Vì vậy, sử dụng chế phẩm để bảo quản cho sản phẩm đồ gỗ nội thất sẽ thu được hiệu quả tốt hơn.
a) b) Hình 3.5. Hóa chất sử dụng để bảo quản a) Axit boric b) Borax
- Sấy gỗ là công đoạn làm cho gỗ nhanh đạt độ ẩm khô kiệt và góp phần giúp cho chế phẩm bảo quản có thể thấm sâu vào gỗ hơn để đạt hiểu quả bảo quản cao nhất.
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH HÒA PHÁT TỚI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC, TNHH HÒA PHÁT TỚI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC, KHÔNG KHÍ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
3.3.1. Môi trường nước thải
Qua khảo sát tại công ty tôi nhận thấy nước thải do quá trình sản xuất tại công ty đều được thu gom lại một hố tập trung, trước khi nước được thải ra môi trường thì đều phải qua hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy, khi đánh giá
chất lượng nước thải của phân xưởng bảo quản hay của một phân xưởng bất kỳ thì người ta cũng đều phải phân tích mẫu nước thải tại hố thu gom tập trung của công ty.
Nước thải tại công ty phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Nước thải sản xuất chủ yếu tập trung tại công đoạn xử lý bụi sơn, hơi dung môi tại công đoạn xử lý bề mặt hoàn thiện sản phẩm được sử dụng tuần hoàn nên không phát sinh nước thải sản xuất, công đoạn xử lý bảo quản do công ty áp dụng phương pháp tẩm áp lực chân không với phương pháp này thì nước và thuốc được sử dụng tuần hoàn nên khả năng phát sinh nước thải cũng là không đáng kể, chỉ phát sinh nước thải tại công đoạn này khi tiến hành quá trình rửa bồn tẩm để bảo dưỡng và thay thế thuốc bảo quản.
Kết quả phân tích những mẫu nước thải tại công ty TNHH Hòa Phát đước thể hiện tại bảng 3.1:
Bảng 3.1. Chất lượng nước thải tại công ty TNHH Hòa Phát năm 2011 Stt Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 24:2009/BTNMT Cột B (Kf = 1,2; Kq =0,9) 1 Ph - 7,36 5,5 – 9 2 Chất rắn lơ lửng mg/l 75 108 3 BOD5 mg/l 44,1 54 4 COD mg/l 72,7 108 5 Tổng Nitơ mg/l 14,15 32,4 6 Tổng Phospho mg/l 1,33 6,48 7 Amoni mg/l 2,50 10,8 8 Dầu mỡ ĐTV mg/l 2,55 21,6 9 Coliform MNP/100ml 4,6×103 5×103
Qua bảng số liệu trên ta thấy 100% các mẫu phân tích các thông số đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Điều này khẳng định nguồn nước mà công ty thải ra môi trường đã qua hệ thống xử lý theo đúng những quy định mà công ty đã ký cam kết đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường ngay từ khi thành lập.
So sánh với năm 2005 là năm đầu tiên công ty đi vào hoạt động vấn đề xử lý nước thải nói riêng và các vấn đề bảo vệ môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức thì các thông số môi trường còn vượt tiêu chuẩn cho phép. Nước thải của công ty và một số công ty khác khi đó còn được xả trực tiếp ra môi trường không được đi qua bất kỳ một thiết bị xử lý nào nên làm cho môi trường nước tại khu vực bị ô nhiễm. Cụ thể các thông số nước thải được đo tại công ty năm đầu tiên được tổng hợp tại bảng 3.2:
Bảng 3.2. So sánh các thông số chất lượng nước thải
Stt Thông số Đơn vị Năm 2005 Năm 2011 QCVN 24:2009/BTNMT Cột B 1 pH - 6,95 7,36 5,5 – 9 2 COD mg/l 450 72,7 108 3 BOD5 mg/l 220 44,1 54 4 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 132 75 108 5 Tổng Nitơ mg/l 2,35 14,15 32,4 6 Tổng Phospho mg/l 12,47 1,33 6,48
(Nguồn:Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và bảo hộ lao động 10/2011 Trung tâm EDC, tháng 03/2005)
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh hàm lượng các thông số trong nước thải tại công ty TNHH Hòa Phát qua hai năm
Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng, đa số các thông số chất lượng nước thải có xu thế giảm rất nhiều so với những năm đầu thành lập. Chỉ có duy nhất giá trị của hàm lượng Nitơ tổng số tăng lên từ 2,35mg/l lên 14,15mg/l. Sở dĩ giá trị này tăng là do các chất cặn bã và các chất dinh dưỡng tăng. Điều đó càng dễ hiểu khi quy mô công ty ngày càng được mở rộng, số lượng cán bộ công nhân viên càng ngày càng tăng thì các chất cặn bã và chất dinh dưỡng phải tăng lên. Mặc dù tăng lên nhiều nhưng giá trị này vẫn đạt mức quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT, cột B. Điều đó chứng tỏ công ty đã có rất nhiều cố gắng trong việc bảo vệ môi trường nước nói riêng và môi trường sinh thái nói chung.
3.3.2. Môi trường không khí
Qua khảo sát và tìm hiểu môi trường không khí xung quanh tại công ty TNHH Hòa Phát, kết hợp với những tài liệu báo cáo của sở tài nguyên môi trường tỉnh Bình Dương, Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và bảo hộ lao động. Tổng hợp số liệu ta có được bảng số liệu về kết quả đo dạc, phân tích môi trường không khí xung quanh:
Bảng 3.3. Kết quả đo đạc, phân tích môi trường không khí xung quanh Chỉ tiêu Vị trí đo Bụi mg/m3 SO2 mg/m3 NO2 mg/m3 CO mg/m3 Tiếng ồn dBA Toluen mg/m3 Khu vực cổng bảo vệ 0,270 0,143 0,114 3,2 58 - 62 <0,005 QCVN05:2009/BTNMT 0,3 0,35 0,2 30 - - QCVN06:2009/BTNMT - - - - - 0,5 QCVN26:2010/BTNMT - - - - 70 -
(Nguồn: Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và bảo hộ lao động 10/2011)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tất cả các số liệu đo đạc và phân tích được về nồng độ bụi, nồng độ các chất khí SO2, NO2, CO, mức độ ồn, hàm lượng Toluen để đánh giá chất lượng không khí khu vực xung quanh công ty so với các quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT thì đều có giá trị nằm trong quy chuẩn cho phép. Điều này cho thấy công ty TNHH Hòa Phát đã có những biện pháp rất đúng đắn và hiệu quả trong vấn đề bảo vệ môi trường, giảm thiểu đến mức tốt nhất các loại bụi, khí thải ra môi trường.
Sau khi tiến hành đo dạc và phân tích khu vực xung quanh công ty. Viện nghiên cứu công nghệ và bảo vệ môi trường đã tiến hành xác định các thông số vi khí hậu và mức độ ồn tại khu vực sản xuất. Tổng hợp số liệu ta có bảng 3.4:
Bảng 3.4. Kết quả đo vi khí hậu, độ ồn khu vực sản xuất Chỉ tiêu Vị trí đo Tiếng ồn dBA Nhiệt độ 0C Độ ẩm % Tốc độ gió (m/s) Ánh sáng (Lux)
Khu vực giữa xưởng sản xuất 80-83 31,3-31,8 57-61 0,3-0,7 490-450 TCVSLĐ (Theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 ≤85 ≤32 ≤80 0,2-1,5 ≥200
(Nguồn: Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và bảo hộ lao động 10/2011)
Môi trường của khu vực sản xuất là môi trường của các khu, phân xưởng chế biến như: phân xưởng bảo quản, phân xưởng sơ chế- tinh chế, phân xưởng xử lý và lắp ráp, phòng sơn lót và sơn màu, khu vực hoàn thiện- đóng gói. Chính vì vậy, khi tiến hành đo đạc và phân tích Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và bảo hộ lao động đã lựa chọn khu vực đại diện nhất cho khu vực sản xuất để làm số liệu đánh giá cho cả khu vực sản xuất của công ty.
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ hình 3.7 ta thấy rằng tất cả các thông số về tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và ánh sáng xác định được tại khu vực sản xuất của công ty đều đạt TCVSLĐ (theo quyết định 3733/2002/QĐ- BYT ngày 10/10/2002).
Bảng 3.5. Kết quả đo nồng độ bụi, hơi, khí khu vực sản xuất
Chỉ tiêu Vị trí đo Bụi mg/m3 SO2 mg/m3 NO2 mg/m3 CO mg/m3 Toluen mg/m3
Khu vực giữa xưởng sản xuất 3,19 0,148 0,125 5,31 4,2 TCVSLĐ (Theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 6 10 10 40 300
(Nguồn: Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và bảo hộ lao động10/2011)
Nhìn vào biểu đồ hình 3.8 ta nhận thấy rằng nồng độ của các chất khí, bụi, hơi đều nhỏ hơn nhiều lần so với số liệu của TCVSLĐ đưa ra. Nồng độ của khí CO đo được tại công ty là lớn nhất. Điều đó cho thấy việc tận dụng các phế liệu là đầu mẩu và bìa bắp để đốt nhằm cung cấp nhiệt cho là sấy đã và đang được công ty sử dụng. Nồng độ bụi tại khu vực sản xuất tại công ty đo được lên tới 3,19 mg/m3. Tuy rằng nồng độ bụi này vẫn nằm trong mức cho phép của TCVSLĐ nhưng trong quá trình phát triển sản xuất tại công ty trong thời gian tới. Nếu không có những biện pháp xử lý bụi tốt thì nồng độ bụi sẽ tăng lên nhanh chóng và làm gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy, đòi hỏi công ty đầu tư những công nghệ sản xuất tốt hơn, hệ thống thu hồi và xử lý bụi cũng cần phải được quan tâm đầu tư đúng mức.
3.3.3. Môi trường đất
Bảng 3.6. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả
M1 M2 M3
1 pH - 5,4 5,8 6,2
2 Mùn % 3,1 3,5 3,8
( Nguồn: Trung tâm môi trường và ứng dụng TP.Hồ Chí Minh)
Khi đánh giá chất lượng đất người ta dựa vào những thang đánh giá chất lượng. Thang đánh giá sẽ cho ta biết môi trường đất tại công ty sẽ thuộc loại đất chua (chua ít, chua nhiều) hay trung tính. Trước tiên dựa vào các số liệu của nồng độ pH cho 3 mẫu đất phân tích ta thấy rằng theo thang đánh giá với M1 có pH=5,4 tức là nằm pH= 5-5,5 thì đất được kết luận là chua nhẹ. Mẫu M2 có pH=5,8 nằm trong khoảng pH=5,5-6,0 kết luận đất gần trung tính. Với mẫu M3 có pH=6,2 tức là pH>6,0 thì kết luận đất trung tính. Dựa vào thang đánh giá hàm lượng mùn nằm trong khoảng từ 2-4% thì kết luận là hàm lượng mùn trong đất là trung bình. Như vậy với cả ba mẫu đều là đất có hàm lượng mùn trung bình.
3.4. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC, KHÔNG KHÍ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI CÔNG TY TNHH HÒA KHÔNG KHÍ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI CÔNG TY TNHH HÒA PHÁT
3.4.1. Nước thải
3.4.1.1. Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn trên mặt đất tại khu vực công ty sẽ cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống đường thoát nước, nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, ảnh hưởng đến môi trường.
3.4.1.2. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của công ty bao gồm nước thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh cá nhân, tắm rửa của công nhân viên.