Mục tiêu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty TNHH hòa phát (Trang 35)

2.1.1. Mục tiêu lý luận

Xác định được các yếu tố tác động đến môi trường tại công ty TNHH Hòa Phát, tỉnh Bình Dương làm cơ sở đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nhà máy này.

2.1.2. Mục tiêu thực tiễn

- Đánh giá thực trạng môi trường tại công ty TNHH Hòa Phát.

- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH Hòa Phát.

2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các yếu tố tác động đến môi trường tại công ty TNHH Hòa Phát. - Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH Hòa Phát.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi đánh giá tác động môi trường

- Địa điểm nghiên cứu: Bộ phận bảo quản gỗ của công ty TNHH Hòa Phát, tỉnh Bình Dương

- Các yếu tố tác động đến: không khí, nước thải (nước mặt), chất thải rắn (rác thải), ảnh hưởng của dân cư trong vùng.

- Chỉ nghiên cứu môi trường vật lí.

* Phạm vi đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Tập trung Giải pháp về kỹ thuật công nghệ, không chỉ bảo quản

- Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng - Giải pháp về quản lí bằng công cụ hành chính.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tác động môi trường công nghiệp.

- Nghiên cứu các yếu tố gây tác động đến môi trường vật lí tại công ty TNHH Hòa Phát.

+ Khảo sát và đánh giá môi trường bên trong tại công ty TNHH Hòa Phát, tỉnh Bình Dương.

+ Khảo sát và đánh giá môi trường bên ngoài tại công ty TNHH Hòa Phát, tỉnh Bình Dương.

- Xác định các nguồn ô nhiễm môi trường tại nhà máy và khu vực xung quanh.

+ Xác định hiện trạng môi trường tại công ty TNHH Hòa Phát, tỉnh Bình Dương (đối tượng, quy mô bị tác động).

+ Nguồn gây tác động môi trường + Đánh giá tác động môi trường.

- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH Hòa Phát, tỉnh Bình Dương.

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phương pháp thu thập - kế thừa tài liệu

Kế thừa tài liệu là phương pháp sử dụng những tài liệu đã được công bố của các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản mang tính pháp lý, những tài liệu điều tra của cơ quan có thẩm quyền...liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận văn. Kế thừa tài liệu nhằm giảm bớt khối lượng công việc mà vẫn đảm bảo chất lượng của bài luận văn. Phương pháp thu thập kế thừa tài liệu được sử dụng để thu thập các số liệu sau:

- Các tài liệu, báo cáo về đánh giá tác động môi trường quý 4 năm 2011 của sở tài nguyên môi trường tỉnh Bình Dương, viện nghiên cứu công nghệ môi

trường và bảo hộ lao động xác định tại công ty TNHH Hòa Phát. Do kết quả đo đạc, phân tích của sở tài nguyên môi trường tỉnh Bình Dương về môi trường tại công ty là vào tháng 10/2011 cũng khá gần với thời điểm nghiên cứu nên số liệu sử dụng trong bài khóa luận là kết quả của thu được của báo cáo.

- Tư liệu nêu trong một số giáo trình và tài liệu liên quan đến xử lý nước thải, xử lý môi trường không khí bị ô nhiễm, xử lý ô nhiễm môi trường đất, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

- Các tài liệu liên quan trên mạng internet, báo chí về công ty.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp

- Trực tiếp đi xuống khu vực nghiên cứu, tìm hiểu quy trình sản xuất, đặc biệt những công đoạn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

- Điều tra phương thức sản xuất, xả thải của các cơ sở sản xuất: sản xuất liên tục hay gián đoạn, có tính mùa vụ hay không, công nghệ vận hành hiện tại, xả thải trực tiếp ra môi trường hay qua xử lý, những nơi nào tiếp nhận nguồn thải.

- Điều tra nguyên liệu, hóa chất đầu vào, đầu ra.

2.4.3. Phương pháp lấy mẫu

2.4.3.1. Lấy mẫu nước

Tất cả các nước thải tại công ty đều được tập trung tại một hố thu gom . Vì vậy, quá trình đo đạc, khảo sát tại công ty các cán bộ lấy mẫu của Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và bảo hộ lao động đã tiến hành lấy mẫu nước tại hố thu gom này.

2.4.3.2. Lấy mẫu không khí

Mẫu không khí được lấy ở những vị trí bụi được thu gom trong tất cả các khu vực và xưởng sản xuất.

Mẫu không khí bao gồm bụi và các hơi, khí được lấy bằng máy lấy mẫu F & J ECONOAIR- Emergency Sampling System ( F & J SPECIALTY PRODUCTS INC - USA).

2.4.3.3. Lấy mẫu đất

Để vừa có thể đánh giá một cách tổng quát môi trường đất khu vực công ty, khu vực sản xuất nói chung và xưởng bảo quản nói riêng. Đề tài đã tiến hành lấy ba mẫu đất lấy đại diện từng khu vực để phân tích các thông số về nồng độ pH và hàm lượng mùn trong đất.

2.4.4. Phương pháp phân tích

Các mẫu sau khi được lấy và bảo quản theo đúng yêu cầu được vận chuyển về Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và bảo hộ lao động để tiến hành phân tích. Các phương pháp phân tích nước thải theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành được thể hiện trong bảng sau:

2.4.4.1. Với mẫu nước thải

Bảng 2.1. Các phương pháp phân tích mẫu nước thải

STT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích

1 pH - TCVN 6492:1999 2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l TCVN 6625:2000 3 BOD5 mg/l TCVN 6001:1995 4 COD mg/l TCVN 6491:1999 5 Tổng N mg/l TCVN 6638:2000 6 Tổng P mg/l TCVN 6202:1996

7 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l TCVN 5988:1995

8 Dầu mỡ động thực vật mg/l TCVN 5070:1995

2.4.4.2. Với mẫu không khí

a. Xác định nồng độ bụi

Mẫu bụi sau khi được lấy về sẽ được xác định nồng độ theo phương pháp đo bụi trọng lượng bằng cân phân tích có độ nhạy 1×10-5 gr (Đức)

- Nồng độ bụi được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

m1, m2: kết quả cân khay trước và sau khi hứng mẫu (g, mg) S: diện tích hứng mẫu.

t: thời gian hứng mẫu

b. Xác định nồng độ các hơi và khí

Các hơi, khí được thu mẫu theo phương pháp hấp thụ và phân tích bằng phương pháp so màu trên máy so màu (HACH DR 2010 – USA).

c. Xác định tiếng ồn

Khi xác định mức độ ồn tại công ty người ta chia làm hai khu vực đo. - Khu vực 1: khu vực cổng bảo vệ

- Khu vực 2: khu vực giữa xưởng sản xuất

Tiến hành đo độ ồn bằng máy đo ồn hiện số MS – 85 (TPS – AUSTRALIA)

d. Đo ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, tốc độ gió

- Đo ánh sáng bằng máy hiện số MILKAUWEE (TPS – AUSTRALIA) - Đo nhiệt độ, độ ẩm bắng máy đo hiện số HANNA HI 8564 (RUMANI)

- Đo tốc độ gió bắng máy MS – 85 (TPS – AUSTRALIA)

2.4.4.3. Với mẫu đất

Lắc 10g đất (đã rây qua rây 1mm) 15 phút trên máy lắc. Sau đó để yên 2h, lắc 2- 3 lần rồi đo pH ngay trong dung dịch huyền phù.

Hiệu chỉnh máy đo pH: máy trước khi đo phải hiệu chỉnh bằng cách đo dung dịch đệm pH tiêu chuẩn. Chỉnh cho kim chỉ đúng trị số pH của dung dịch đệm.

Đo mẫu: giữ cho điện cực cách mặt mẫu đất 1cm và ngập nước khoảng 2cm. Khi máy đã ổn định đọc giá trị pH trên máy.

b. Hàm lượng các chất hữu cơ trong đất

Hàm lượng các chất hữu cơ trong đất tồn tại dưới dạng mùn. Hàm lương và thành phần mùn quyết định hình thái, tính chất vật lý, hóa học, độ phì của đất. Hiện nay có nhiều phương pháp để xác định hàm lượng mùn trong đất. Trong đề tài này chúng ta sử dụng phương pháp Walkley- Black để xác định hàm lượng các chất hữu cơ. Cụ thể:

- Tính toán kết quả:

Trong đó:

N: nồng độ đương lượng của muối FeSO4

V0,V1: thể tích muối FeSO4 dùng để chuẩn độ thí nghiệm trắng và chuẩn độ mẫu.

a: lượng mẫu để phân tích

K: hệ số chuyển đổi từ mẫu khô không khí sang mẫu khô tuyệt đối

3: đương lượng gam của C

1,3: hệ số bù trừ cho quá trình oxi hóa chưa hòa tan chất hữu cơ trong phương pháp.

2.4.5. Phương pháp so sánh, đánh giá

Dựa trên kết quả phân tích các thông số đã chọn để đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của phân xưởng bảo quản tới môi trường nước mặt, không khí và môi trường đất tại công ty TNHH Hòa Phát, luận văn sử dụng các QCVN tương ứng của bộ Tài nguyên và Môi trường để so sánh và đánh giá.

Đối với môi trường nước mặt sử dụng QCVN 24:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng nước thải công nghiệp.

Đối với môi trường không khí sử dụng:

- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành kèm theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002.

- Quy chuẩn QCVN 05 : 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng không khí xung quanh.

- Quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.

- Quy chuẩn QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

Đối với môi trường đất sử dụng các thang đánh giá về nồng độ pH, chỉ tiêu về lượng mùn trong đất.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY TNHH HÒA PHÁT 3.1.1. Khái quát về công ty

- Tên giao dịch: HÒA PHÁT CO.,LTD - Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH

- Nhà máy sản xuất: Trụ sở chính đặt tại 44C xa lộ Hà Nội, ấp Bình Thắng, xã Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương

- Công ty TNHH Hòa Phát tiền thân là công ty Thương mại- dịch vụ- sản xuất MEKONG Đồng Nai được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 460200974 cấp ngày 01/3/2004 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương cấp. Công ty TNHH Hòa Phát là thương hiệu đồ gỗ tự nhiên hàng đầu Việt Nam. Chuyên sản xuất- kinh doanh- xuất khẩu các loại đồ gỗ nội thất trong nhà, ngoài trời, nội thất văn phòng được làm chủ yếu từ các loại gỗ rừng trồng như: cao su, bạch đàn, thông, tràm...Gia công trực tiếp, gián tiếp theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Mỗi sản phẩm đồ gỗ của công ty được hoàn thiện tỉ mỉ với từng chi tiết, đảm bảo vừa lòng khách hàng. Với đội ngũ thợ lành nghề, khéo léo có kinh nghiệm, công ty cam kết mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. - Sơ đồ:

Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty - Nguyên tắc tổ chức của công ty

+ Bố trí bộ máy quản lý thống nhất, đảm bảo kế hoạch mục tiêu đã đề ra + Thống nhất lãnh đạo và quản lý về các mặt kinh tế, kỹ thuật, lao động + Tổ chức bố trí cán bộ tinh gọn có hiệu quả. Mỗi người phải thấy được nhiệm vụ và vị trí của mình

+ Quyền lợi và quyền hạn phải đi đôi với nhau. Lãnh đạo phải đi đôi với kiểm tra. Phạm vi lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra phải rõ ràng.

+ Hợp tác nhằm thực hiện nhiệm vụ chung.

3.1.2. Thuận lợi và khó khăn

3.1.2.1. Thuận lợi

- Nguyên liệu nhập trực tiếp từ các đối tác trong nước nên chủ động được nguồn hàng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã và đơn đặt hàng. Chất lượng được nâng cao, giá cả hợp lý đáp ứng được yêu cầu khách hàng.

GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG CÔNG TY (PHÂN XƯỞNG 1) P. GIÁM ĐỐC P.KỸ THUẬT P.KINH DOANH P.KẾ TOÁN P.SẢN XUẤT BP. KHO P. GIÁM ĐỐC PHÂN XƯỞNG 2 P.SẢN XUẤT

- Công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ gia dụng nên có được sự tin cậy của khách hàng trong và ngoài nước. Mẫu mã sản phẩm đa dạng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

- Công ty nằm trên trục giao thông Bắc- Nam nên thuận lợi cho việc vần chuyển tiêu thụ hàng hóa thành phẩm.

- Tình hình kinh doanh có những chuyển biến tích cực. Công ty xuất khẩu nhiều sản phẩm ra nước ngoài, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, nâng cao vị trí thương hiệu của công ty.

3.1.2.1. Khó khăn

- Nguyên vật liệu đầu vào ngày càng khan hiếm. - Chưa chủ động tìm kiếm nguồn hàng mới.

- Công ty chủ yếu giới thiệu sản phẩm bằng catalogue ở các hội chợ triển lãm trong nươc. Công ty chưa có showroom trưng bày và giới thiệu sản phẩm mẫu cho các đối tác và khách hàng xem trước khi kí kết hợp đồng. Do vậy, số lượng hợp đồng không nhiều.

- Hầu hết các mối quan hệ đều có sẵn từ trước hoặc thông qua trung gian. - Chi phí đầu vào cao nhưng giá thành sản phẩm thấp làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Thị trường xuất khẩu còn hạn chế.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao còn ít. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chưa được thành lập.

- Thời gian giao hàng cho các đối tác đôi khi còn bị ảnh hưởng bởi phương tiện vận chuyển. Chi phí vận chuyển không ổn định do ảnh hưởng của giá nhiên liệu đầu vào thế giới.

- Đồng tiền thanh toán chưa linh hoạt chủ yếu phụ thuộc vào USD. - Thiếu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất ở một số khâu. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu khách hàng phải thuê gia công làm tốn kém chi phí và không chủ động trong sản xuất.

3.1.3. Phương hướng phát triển tương lai

3.1.3.1. Mục tiêu dài hạn

- Mở rộng quy mô sản xuất, đào tạo cán bộ công nhân viên có tay nghề, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm để phát triển bền vững và liên tục.

- Tập trung vào khách hàng, cải tiến hệ thống quản trị, áp dụng công nghệ phù hợp để đạt hiệu quả cao trong sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Tiếp tục phát triển thương hiệu công ty trên thị trường trong và ngoài nước, phát triển sản xuất các mặt hàng chủ lực của công ty.

- Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2010- 2015 là chuyển đổi các mặt bằng hiện hữu để thực hiện dự án xây dựng mới cho công ty với diện tích lớn hơn, khang trang hơn góp phần phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.3.2. Mục tiêu ngắn hạn

- Khắc phục những tổn thất do khủng hoảng kinh tế năm 2009 gây ra. - Duy trì hợp tác lâu dài với các đối tác.

- Đảm bảo nguồn hàng ổn định cho lực lượng sản xuất. - Khai thác hết tiềm năng của công ty.

3.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH HÒA PHÁT 3.2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh 3.2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh

Hiện nay, sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại bàn, ghế, tủ, giường, các mặt hàng trang trí nội thất. Sản phẩm của công ty được sản xuất để cung cấp cho nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước chủ yếu là các nước Úc, Mỹ, Canada.

Trong những năm gần đây doanh thu của công ty luôn ở mức cao và ổn định, ngay cả trong giai đoạn kinh tế khó khăn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Doanh thu chủ yếu của công ty là từ hàng xuất khẩu.

Ngoài ra nhờ những chính sách ưu đãi của nhà nước đã làm giảm những khoản thuế góp phần làm tăng thêm lợi nhuận của công ty.

Nhìn chung, hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty luôn đạt được những tỷ trọng đáng khích lệ, cần phải duy trì và phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty TNHH hòa phát (Trang 35)