Môi trường nước thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty TNHH hòa phát (Trang 49 - 52)

Qua khảo sát tại công ty tôi nhận thấy nước thải do quá trình sản xuất tại công ty đều được thu gom lại một hố tập trung, trước khi nước được thải ra môi trường thì đều phải qua hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy, khi đánh giá

chất lượng nước thải của phân xưởng bảo quản hay của một phân xưởng bất kỳ thì người ta cũng đều phải phân tích mẫu nước thải tại hố thu gom tập trung của công ty.

Nước thải tại công ty phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Nước thải sản xuất chủ yếu tập trung tại công đoạn xử lý bụi sơn, hơi dung môi tại công đoạn xử lý bề mặt hoàn thiện sản phẩm được sử dụng tuần hoàn nên không phát sinh nước thải sản xuất, công đoạn xử lý bảo quản do công ty áp dụng phương pháp tẩm áp lực chân không với phương pháp này thì nước và thuốc được sử dụng tuần hoàn nên khả năng phát sinh nước thải cũng là không đáng kể, chỉ phát sinh nước thải tại công đoạn này khi tiến hành quá trình rửa bồn tẩm để bảo dưỡng và thay thế thuốc bảo quản.

Kết quả phân tích những mẫu nước thải tại công ty TNHH Hòa Phát đước thể hiện tại bảng 3.1:

Bảng 3.1. Chất lượng nước thải tại công ty TNHH Hòa Phát năm 2011 Stt Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 24:2009/BTNMT Cột B (Kf = 1,2; Kq =0,9) 1 Ph - 7,36 5,5 – 9 2 Chất rắn lơ lửng mg/l 75 108 3 BOD5 mg/l 44,1 54 4 COD mg/l 72,7 108 5 Tổng Nitơ mg/l 14,15 32,4 6 Tổng Phospho mg/l 1,33 6,48 7 Amoni mg/l 2,50 10,8 8 Dầu mỡ ĐTV mg/l 2,55 21,6 9 Coliform MNP/100ml 4,6×103 5×103

Qua bảng số liệu trên ta thấy 100% các mẫu phân tích các thông số đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Điều này khẳng định nguồn nước mà công ty thải ra môi trường đã qua hệ thống xử lý theo đúng những quy định mà công ty đã ký cam kết đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường ngay từ khi thành lập.

So sánh với năm 2005 là năm đầu tiên công ty đi vào hoạt động vấn đề xử lý nước thải nói riêng và các vấn đề bảo vệ môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức thì các thông số môi trường còn vượt tiêu chuẩn cho phép. Nước thải của công ty và một số công ty khác khi đó còn được xả trực tiếp ra môi trường không được đi qua bất kỳ một thiết bị xử lý nào nên làm cho môi trường nước tại khu vực bị ô nhiễm. Cụ thể các thông số nước thải được đo tại công ty năm đầu tiên được tổng hợp tại bảng 3.2:

Bảng 3.2. So sánh các thông số chất lượng nước thải

Stt Thông số Đơn vị Năm 2005 Năm 2011 QCVN 24:2009/BTNMT Cột B 1 pH - 6,95 7,36 5,5 – 9 2 COD mg/l 450 72,7 108 3 BOD5 mg/l 220 44,1 54 4 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 132 75 108 5 Tổng Nitơ mg/l 2,35 14,15 32,4 6 Tổng Phospho mg/l 12,47 1,33 6,48

(Nguồn:Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và bảo hộ lao động 10/2011 Trung tâm EDC, tháng 03/2005)

Hình 3.6. Biểu đồ so sánh hàm lượng các thông số trong nước thải tại công ty TNHH Hòa Phát qua hai năm

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng, đa số các thông số chất lượng nước thải có xu thế giảm rất nhiều so với những năm đầu thành lập. Chỉ có duy nhất giá trị của hàm lượng Nitơ tổng số tăng lên từ 2,35mg/l lên 14,15mg/l. Sở dĩ giá trị này tăng là do các chất cặn bã và các chất dinh dưỡng tăng. Điều đó càng dễ hiểu khi quy mô công ty ngày càng được mở rộng, số lượng cán bộ công nhân viên càng ngày càng tăng thì các chất cặn bã và chất dinh dưỡng phải tăng lên. Mặc dù tăng lên nhiều nhưng giá trị này vẫn đạt mức quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT, cột B. Điều đó chứng tỏ công ty đã có rất nhiều cố gắng trong việc bảo vệ môi trường nước nói riêng và môi trường sinh thái nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty TNHH hòa phát (Trang 49 - 52)