Lý thuyết về bảo quản gỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty TNHH hòa phát (Trang 30 - 31)

Gỗ là loại vật liệu có rất nhiều ưu điểm như nhẹ, có hệ số phẩm chất cao, có khả năng chịu lực tốt, cách điện cách âm tốt….Do đó được con người biết tới và sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xâydựng, khai khoáng…

Tuy nhiên do các đặc điểm cấu tạo của gỗ làm cho gỗ dễ bị mốc mục, biến màu, dễ cháy, dễ bị côn trùng sâu nấm phá hoại. Để khắc phục các nhược điểm của gỗ cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng tuổi thọ cho gỗ, từ xa xưa con người đã biết ngâm gỗ tre xuống bùn ao để kéo dài tuổi thọ của chúng. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật con người dã tìm ra phương pháp, thiết bị, các loại hoá chất có hiệu quả cao trong việc bảo quản gỗ.

1.5.1. Khái niệm

Bảo quản gỗ và lâm sản bằng các biện pháp kỹ thuật và biện pháp sử dụng các chế phẩm bảo quản chính là nhằm chống lại sự xâm nhập và phá hoại của các loại sinh vật, đồng thời hạn chế những tác động bất lợi của môi trường. Kết quả của việc áp dụng công nghệ bảo quản lâm sản phải đạt được các mục tiêu sau:

- Hạn chế đến mức thấp nhất sự hư hỏng gỗ và lâm sản do tác nhân sinh vật và vi sinh vật gây ra kể từ ngay sau khi chặt hạ đến suốt quá trình sử dụng. - Bằng biện pháp kỹ thuật có hoặc không sử dụng chế phẩm bảo quản, phải kéo dài được thời gian sử dụng của gỗ và lâm sản lên nhiều lần so với gỗ không được xử lý bảo quản, góp phần đảm bảo an toàn cho các sản phẩm và các công trình sử dụng lâm sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty TNHH hòa phát (Trang 30 - 31)