Kiến trúc ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin tổng thể cho học viện khoa học xã hội việt nam (Trang 26 - 29)

2.2 Áp dụng cách tiếp cận EA để xây dựng HTTT tổng thể

2.2.3 Kiến trúc ứng dụng

2.2.3.1 Các nguyên tắc đối với kiến trúc ứng dụng

STT Nguyên tắc đối với Kiến trúc Ứng dụng

1 Kiến trúc Ứng dụng hướng dịch vụ, mở

2 Những dịch vụ ứng dụng cần được công bố công khai

3 Kiến trúc Ứng dụng phải đảm bảo rằng những ứng dụng được tích hợp một cách dễ dàng

4 Những ứng dụng phải sử dụng phần mềm hoặc các thư viện phát triển được cấp phép.

5 Thứ tự ưu tiên cân nhắc triển khai ứng dụng: Tái sử dụng; Mua; Xây dựng. 6 Độc lập với hệ điều hành, có khả năng sử dụng trên nhiều hệ điều hành khác

nhau

7 Tách biệt những nguyên tắc nghiệp vụ

8 Định hướng mở rộng theo mô hình dữ liệu lớn (big data) 9 Giao diện người dùng nhất quán

10

Khả năng tuỳ biến các tham số: Hệ thống cho phép thay đổi các tham số quản lý để đáp ứng các yêu cầu quản lý đào tạo và các vấn đề liên quan đến đào tạo của Học viện.

11

Độ tin cậy: đó là các đặc tính như là độ ổn định, độ tin cậy, an toàn và bảo mật. Không gây ra các thiệt hại vật chất hay kinh tế trong trường hợp hư hỏng.

12

Có cơ chế làm việc trên trình soạn thảo, biên tập nội dung theo giao diện tương tác tức thời - mắt thấy tay làm (WYSWYG) cho phép có thể thấy ngay những thay đổi mà người sử dụng vừa thực hiện

13

Tương thích với các trình duyệt Web thông dụng như Internet Explorer, Firefox,…

14

Tuân thủ theo danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước.

15 Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống 16

Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chức năng và phi chức năng cần xây dựng cho hệ thống phần mềm cổng thông tin.

2.2.3.2 Nền tảng công nghệ và môi trường triển khai

Các nền tảng công nghệ hỗ trợ phát triển các HTTT quản lý trong các trường đại học và sau đại học gồm:

Nền tảng desktop: Các phần mềm quản lý cổ điển, được cài đặt trên máy tính cá nhân va chạy trên môi trường mạng nội bộ. Hiện nay đây vẫn là nền tảng được sử dụng phổ biến nhất tại các trường đại học Việt Nam. Cùng với sự phát triển nền tảng này bộc lộ nhiều nhược điểm về sự không tiện dụng, khó bảo trì, nâng cấp.

Nền tảng Web: Trong những năm gần đây web được biết đến như là nơi cung cấp thông tin, hầu hết các phần mềm phát triển gần đây đều có phiên bản Web. Với xu hướng này việc phát triển các hệ thống quản lý dần thay đổi, hiện nay các hệ thống quản lý trực tuyến dựa trên nền tảng Web ngày càng phổ biến. Sử dụng các hệ thống như vậy đem lại lợi thế về sự tiện lợi, có thể truy cập mọi lúc mọi nơi với kết nối LAN/Internet/VPN, tuy nhiên khó khăn lớn ở mặt đảm bảo bảo mật và an toàn thông tin vì Internet là môi trường nhạy cảm, rất dễ bị tấn công.

Nền tảng điện toán đám mây: Công nghệ điện toán đám mây cung cấp cho người sử dụng tài nguyên CNTT như các dịch vụ trên các “đám mây internet”. Với công nghệ điện toán đám mây, người dùng có thể truy cập và sử dụng đến các dịch vụ này mọi lúc mọi nơi mà không cần phải quan tâm nhiều đến việc triển khai và bảo trì hệ thống, không cần đầu tư và cài đặt hệ thống máy chủ ...

Nền tảng di động: Di động ngày càng phát triển vì điện thoại giờ đây đã trở thành vật bất ly thân của mỗi người, hầu hết sinh viên, cán bộ/giảng viên từ những nước phát

17

Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dịch vụ kỹ thuật cung cấp kèm theo về chuyển đổi hệ thống CSDL, đào tạo và chuyển giao công nghệ, bảo hành và bảo trì hệ thống

18

Thực hiện các cơ chế xác thực, cấp phép truy cập qua tên tài khoản và mật khẩu, có cơ chế chống dò mật khẩu tự động, cho phép người dùng đặt câu hỏi khôi phục mật khẩu.

19

Các dữ liệu quan trong như tên tài khoản, mật khẩu phải được mã hóa khi truyền qua mạng để đảm bảo an toàn bảo mật cho hệ thống.

Dựa trên các phân tích về ưu nhược điểm của các nền tảng kể trên kết hợp với yêu cầu và hiện trạng thực tế của các đơn vị đào tạo đại học tại Việt Nam, trước mắt HTTT tổng thể cần được xây dựng trên nền tảng Web với các phân hệ chính. Sau này, có thể mở rộng thêm các nền tảng khác nhưng vẫn không ảnh hưởng đến kiến trúc ứng dụng của hệ thống hiện tại.

Để đáp ứng khả năng mở rộng nhiều nền tảng trong tương lai, hệ thống ứng dụng cần được thiết kế theo mô hình RESTful API và MVC (Model- View- Controller). Với kiến trúc MVC sẽ tách biệt phần xử lý, tương tác với Cơ sở dữ liệu và phần giao diện hệ thống, giúp dễ dàng tùy biến giao diện cũng như nâng cấp hệ thống trong tương lai. Với kiến trúc RESTful API sẽ đảm bảo khả năng tùy biến và mở rộng dễ dàng nhiều nền tảng ứng dụng (như ứng dụng mobile) mà vẫn tận dụng được nền tảng ứng dụng

đã có, tối ưu nguồn lực phát triển.

Hình 2.5: Mô hình RESTful API

Danh mục tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng để xây dựng ứng dụng sẽ căn cứ theo Danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước đã được ban hành kèm theo các văn bản sau:

- Thông tư 22/2013/TT-BTTTT ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;

- Công văn số 269/BTTTT-ƯDCNTT ngày 06/02/2012 của Bộ Thông tin và truyền thông về giải thích việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính được sử dụng đối với hệ thống Cổng điện tử hoặc hệ thống thư điện tử.

- Hệ thống phần mềm được phát triển trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay đó là Web, đặc biệt phần mềm hỗ trợ bộ font chữ tiếng việt theo tiêu chuẩn Unicode (TCVN - 6909) được Nhà nước ban hành áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Hệ thống phần mềm có khả năng quản lý được hệ thống CSDL lớn lên đến nhiều triệu bản ghi, chạy ổn định, nhanh, khả năng backup dữ liệu tự động đảm bảo dữ liệu an toàn khi gặp sự cố máy tính hoặc virut máy tính phá hoại.

Tổng hợp các nền tảng công nghệ, ngôn ngữ lập trình và công cụ liên quan để xây dựng HTTT tổng thể cho đơn vị đào tạo đại học bao gồm:

- Nền tảng công nghệ: Web-based, có thể mở rộng trên các nền tảng mobile trong tương lai.

- Ngôn ngữ lập trình: sử dụng ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng

- Công cụ lập trình: phải mang tính trực quan, hỗ trợ phát triển ứng dụng nhanh, thuận tiện trong việc tích hợp các thư viện, các nền tảng sẵn có như Eclipse/Visual Studio hoặc tương đương.

- Cơ sở dữ liệu: Hỗ trợ các hệ quản trị CSDL bản quyền thông dụng như: Microsoft SQL Server hoặc các CSDL mở thông dụng như My SQL….

- Môi trường mạng: mạng LAN, WAN, VPN

- Môi trường máy chủ: đáp ứng đủ OS như: Windows, Linux, Unix… - Môi trường máy trạm: Các hệ điều hành họ Windows, Linux, MacOS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin tổng thể cho học viện khoa học xã hội việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)