Kiến trúc này bao gồm 04 lớp như sau:
- Lớp giao tiếp: Xây dựng cổng thông tin Học viện KHXH cho phép học viện, cán bộ, công chức và những cá nhân, tổ chức, đơn vị được cho phép truy cập vào các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của Học viện. Tùy theo từng vai trò và đặc thù nghiệp vụ liên quan, mỗi đối tượng sẽ được truy cập vào các tài nguyên khác nhau trong hệ thống.
- Lớp Ứng dụng: Bao gồm các HTTT quản lý được xây dựng phục vụ các hoạt
động của Học viện bao gồm hệ thống quản lý quản lý đào tạo, hệ thống quản lý thư viện, hệ thống quản lý thư viện, hệ thống quản lý khoa học, hệ thống quản lý cán bộ, hệ thống quản lý tài sản, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống quản lý tạp chí .. và các HTTT khác theo nhu cầu phát triển của Học viện. Các HTTT sẽ khai thác thông tin, dữ liệu ở lớp cơ sở dữ liệu.
Dưới đây là tổng quan về chức năng chính các HTTT cơ bản cần được xây dựng để đáp ứng các nhu cầu quản lý và vận hành Học viện:
- Hệ thống quản lý đào tạo: Với việc quy mô đào tạo ngày càng tăng ở nhiều cơ sở đào tạo khác nhau, hệ thống quản lý đào tạo sẽ giúp quản lý hiệu quả và chính xác quá trình đào tạo học viên, qua đó giúp nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo.
- Cổng thông tin điện tử: Là đầu mối cung cấp thông tin về hoạt động đào tạo và tuyển sinh của học viên. Các học viên có thể tra cứu kết quả học tập, theo dõi lịch học, thời khóa biểu cũng như cập nhật các thông tin liên quan đến quá trình học tập.
- Quản lý thư viện: Với kho tài liệu vô cùng phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của Khoa học xã hội, hệ thống quản lý thư viện sẽ cung cấp các công cụ hữu ích cho việc tra cứu của các cán bộ nghiên cứu , các học viên và các cán bộ khác có nhu cầu.
- Quản lý đề tài khoa học, công nghệ: là một Học viện đào tạo cấp quốc gia hàng năm đào tạo số lượng lớn các học viên là thạc sỹ và nghiên cứu sinh, với số lượng đề tài nghiên cứu khoa học vô cùng phong phú, việc xây dựng phần hệ thống quản lý theo dõi đề tài khoa học, công nghệ là rất cần thiết. Hệ thống giúp cho các cán bộ, học viên dễ dàng tra cứu và tham khảo đến các đề tài khoa học một cách nhanh chóng và chính xác.
- Các hệ thống khác theo nhu cầu của Học viện KHXH như: Nâng cấp triển khai mới các hệ thống quản lý tài sản, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống quản lý tạp chí, hệ thống quản lý hợp tác quốc tế và các phần mềm khác theo nhu cầu của Học viện KHXH.
- Lớp Cơ sở dữ liệu: Quản lý thông tin, dữ liệu của Học viện bao gồm các thông tin đào tạo, thông tin học viên, thông tin thư viện, thông tin nghiên cứu khoa học công nghệ và các thông tin khác của Học viện. Toàn bộ dữ liệu liên quan trong các hệ thống được chia sẻ dữ liệu lẫn nhau nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật cũng như toàn vẹn dữ liệu.
- Lớp hạ tầng kỹ thuật: là hệ thống máy chủ, máy tính cá nhân, hệ thống an toàn an ninh thông tin, hạ tầng mạng phục vụ cho việc triển khai các lớp phía trên. Hạ tầng kỹ thuật cũng cần được triển khai đồng bộ đáp ứng nhu cầu phát triển của các lớp trên.
3.3.3 Mô hình kiến trúc công nghệ cho HTTT tổng thể của Học viện
Trong phần này sẽ tập trung vào mô hình triển khai hệ thống nhằm đạt được các mục tiêu chung đã đề ra với yêu cầu của một HTTT tổng thể.
- Hệ thống yêu cầu các máy chủ chuyển dụng để chạy các ứng dụng, dịch vụ web và cơ sở dữ liệu cho các phần mềm quản lý của Học viện.
- Hệ thống sẽ kết nối các khoa phòng, trung tâm, các cơ sở đào tạo của Học Viện thông qua mạng nội bộ hoặc mạng riêng ảo (VPN) để đảm bảo tối đa vấn đề bảo mật.