3.1 Thực trạng của Học viện KHXH
3.1.1 Mô hình tổ chức và hoạt động của Học Viện Khoa học Xã Hội
3.1.1.1 Vị trí và chức năng của Học Viện Khoa học Xã Hội
Học viện Khoa học Xã hội [7] (tên giao dịch quốc tế: Graduate Academy of Social Sciences – viết tắt là GASS) là đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, có chức năng đào tạo và cấp bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật, quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo sau đại học của các cơ sở đào tạo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học về khoa học xã hội, tư vấn về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
3.1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Học Viện Khoa học Xã Hội Dưới đây là những chức năng và nhiệm vụ chính của Học viện [7]:
- Đào tạo và cấp văn bằng thạc sỹ tiến sỹ về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật; Quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo sau đại học của các cơ sở đào tạo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (viết tắt là: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam);
- Nghiên cứu khoa học; Bồi dưỡng chuyên môn về khoa học xã hội, nhân văn cho cán bộ, công chức, viên chức;
- Tư vấn về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Ngay từ khi thành lập năm 2010, Học viện Khoa học xã hội thực hiện nhiệm vụ quản lý thống nhất 17 cơ sở đào tạo sau đại học thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Chính vì vậy, Học viện ra đời là sự tiếp nối truyền thống đào tạo sau đại học của các viện chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và được nâng lên một tầm cao mới.
Cơ cấu tổ chức chung của Học Viện Khoa học Xã Hội bao gồm: - Hội đồng Học viện;
- Ban Giám đốc Học viện: Giám đốc Học viên và các Phó Giám đốc Học viện - Hội đồng Khoa học và đào tạo, các Hội đồng Tư vấn;
- Các tổ chức khoa học, tổ chức phục vụ đào tạo, tổ chức dịch vụ - Các cơ sở đào tạo
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Học viện KHXH