2.4 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
2.4.1 Nhân tố nhà đầu tư
Yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư chứng khoán cơ sở, cũng như chứng khoán phái sinh. Hiện nay sự hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán cơ sở trong thời gian qua của NĐT Việt Nam đã được nâng cao đáng kể nhưng nhìn chung mặt bằng kiến thức về TTCK của người dân còn thấp. Chính điều đó, NĐT trên thị trường còn chạy theo tâm lý đám đông. Việc đầu tư chạy theo xu hướng như vậy rất dễ ảnh hưởng đến bản thân NĐT và toàn thị trường, chưa kể đến việc giờ đây các thủ đoạn làm giá, gây lũng đoạn ngày càng tinh vi và xuất hiện nhiều. Việc chạy theo xu hướng gây hậu quả xấu điển hình giai đoạn chứng khoán 2006-2007, giai đoạn thị trường chứng khoán phát triển đỉnh điểm, các nhà đầu tư theo tâm lý đám đông mua cổ phiếu, làm cho giá trị của nó đẩy lên quá cao so với giá trị thực. Sau đó, khủng hoảng trên thị trường chứng khoán diễn ra, làm giá cổ phiểu rớt giá thê thảm, nhiều nhà đầu tư mất hết số tiền đầu tư. Đây là một bài học trên thị trường chứng khoán. 2017, thị trường chứng khoán bắt đầu phục hồi sau một khoảng thời gian dài và thời điểm thích hợp để ra đời TTCKPS sau quá trình chuẩn bị. TTCKPS có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc vào TTCK cơ sở. Những hành vi của NĐT trên thị trường chứng khoán cơ sở điều tác động cùng chiều với TTCKPS.
Theo ông Nguyễn Tấn Cường, Giám đốc sản phẩm cấu trúc tại công ty chứng khoán VNDirect trả lời phỏng vấn cho trang báo Đầu tư chứng khoán cho rằng : “Nhà đầu tư trên thị trường phái sinh, với mức độ sử dụng đòn bẩy cao và khả năng
Nhân tố ảnh hưởng TTCKPS
Nhà đầu tư Môi trường kinh tế Pháp lí Định chế tài chính
Công nghệ thông tin
cắt lỗ nhanh do được giao dịch trong ngày thường có tâm lý lạc quan hoặc lo sợ thái quá, dẫn tới chênh lệch về giá với thị trường cơ sở có lúc lên tới 2 - 4%. Đây là mức chênh lệch lớn so với tiêu chuẩn của một thị trường tài chính hiệu quả” . Điều đó cho thấy được tâm lí nhà đầu tư chỉ muốn kiếm lời trên TTCKPS, không quan nhiều đến phòng ngừa rủi ro. Bản chất, TTCKPS là vừa sinh lời và phòng ngừa rủi ro cho danh mục. Chính vì mua bán theo tâm lí sẽ có thể đẩy chỉ số lên quá cao (thấp), các hợp đồng phái sinh cũng phụ thuộc vào chỉ số, khi chỉ số thay đổi thì giá cả mua bán CKPS cũng thay đổi theo.
TTCK phái sinh là một thị trường mới, đa số nhà đầu tư chưa thực sự hiểu rõ và có kinh nghiệm về thị trường và các giao dịch CKPS. Do sức hấp dẫn lợi nhuận trên thị trường mang lại với mức vốn bỏ ra thấp hơn nhiều giá trị hợp đồng, nhiều nhà đầu tư đã quyết định tham gia TTCKPS. Một số chuyên gia phân tích nhận xét, hầu hết các nhà đầu tư trên thị trường phái sinh hiện chưa có chiến lược đầu tư cụ thể. Theo Lý Hoàng Ánh & Đặng Văn Dân (2016): “ Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam” nhận định rằng: “ Đối với CKPS và TTCKPS, kiến thức của người dân còn đặc biệt thấp hơn nữa, mặc dù trước đây đã có những giao dịch phái sinh trên thị trường ngoại tệ, hàng hóa, lãi suất”. Kiến thức về TTCKPS còn thấp sẽ khó cho NĐT tránh những quyết định sai lầm, những rủi ro đang tiềm ẩn trên thị trường và sử dụng chứng khoán phái sinh một cách hiệu quả trong danh mục.
Theo HNX: số lượng tài khoản giao dịch phái sinh liên tục được mở, trung bình mỗi ngày có 169 tài khoản mới. Tính đến ngày 29/12/2017, đã có 17.116 tài khoản giao dịch phái sinh được mở. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước (97,68%), nhà đầu tư tổ chức trong nước chỉ chiếm khoảng 2,21%, hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán chiếm 1,97% khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Hình 2.4.1. 1 Sự tăng trưởng số lượng tài khoản trên TTCKPS năm 2017
Nguồn: VietNambiz
Tóm lại, nhân tố nhà đầu tư có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Về mặt tích cực, thị trường chứng khoán phái sinh vừa ra đời đã thu hút sự quan tâm và chấp nhận của nhà đầu tư. Nhưng về mặt hạn chế thì nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, mức độ hiểu biết về rủi ro và lợi nhuận còn thấp, đầu tư còn dựa vào tâm lý đám đông và cơ cấu nhà đầu tư hiện tại tập trung vào nhà đầu tư cá nhân, chưa có sự tham gia tích cực của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức.