Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở việt nam (Trang 31 - 35)

1.1 LÝ LUẬN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG

1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng

trường giao ngay. Mặc dù thị trường giao ngay nói chung có tính thanh khoản rất cao đối với chứng khoán của các công ty lớn, nhưng không thể luôn luôn hấp thụ các giao dịch có giá trị lớn mà không gây ra các biến động giá đáng kể. Trong một số trường hợp, người ta có thể nhận có thể nhận được cùng một mức tỷ suất sinh lời mong đợi và rủi ro như vậy khi sử dụng thị trường sản phẩm phái sinh, đồng thời thị trường này có thể thích ứng với các giao dịch có khối lượng lớn dễ dàng hơn. Tính thanh khoản cao hơn một phần là do mức vốn yêu cầu để tham gia vào thị trường sản phẩm phái sinh thấp hơn. Tỷ suất sinh lợi và rủi ro có thể được điều chỉnh ở mức độ nào như mong muốn, nhưng vì ít vốn hơn nên các thị trường này thu hút nhiều giao dịch hơn

Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép các NĐT bán khống dễ dàng hơn. Thị trường chứng khoán thường áp đặt nhiều giới hạn nhằm hạn chế hoặc không khuyến khích việc bán khống, nhưng những giới hạn này không áp dụng cho giao dịch sản phẩm phái sinh.

1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh sinh

Nhân tố con người

Thứ nhất, Chuyên gia tài chính. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và kiến thức của các chuyên gia tài chính là một một yếu tố tác động thị trường. Một khuyến cáo hay những chỉ dẫn sai lệch sẽ làm cho thị trường xuống dốc không phanh. Do đó, các quy tắc về đạo đức cũng như những tiêu chuẩn ứng xử chuyên nghiệp được ra đời và bắt buộc phải tuân theo. Theo Don M. Chance & Robert Brooks (2015): những quy tắc đạo đức là sự chỉ dẫn cần thiết cho các chuyên gia khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn và phức tạp liên quan đến mâu thuẫn về lợi ích kinh tế. Trước khi vào nghề, các chuyên gia tài chính điều phải hiểu đầy đủ các quy phạm đạo đức thông thường và đánh giá khả năng bản thân có đáp ứng những kỳ vọng về đạo đức theo những quy tắc này không. 3 tổ chức chuyên nghiệp hàng đầu có những quy định nguyên tắc đạo đức: Chartered Financial Analysts Institude, Global

Association of Risk Professionals, và Prodessional Risk Manager’s International Association. Khi đưa ra các quy tắc đạo đức, những tổ chức này xem nó như nền tảng cho mọi hoạt động của họ và bắt các thành viên tham gia thị trường phải tuân theo.

Thứ hai, Nhà đầu tư. Theo bài nghiên cứu của Manrai, D. R. (2015) ở thị trường phái sinh Ấn Độ và Hon, T. Y (2012) ở thị trường phái sinh Hong Kong thì hành vi của nhà đầu tư có tác động rất mạnh đến thị trường chứng khoán phái sinh. Vì mỗi nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư, mục đích đầu tư, năng lực tài chính, hiểu biết của nhà đầu tư đối với chứng khoán phái sinh đều khác nhau. Khi nói đến nhu cầu đầu tư là nói đến sự cần thiết phải có sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của xã hội và là khởi nguồn của sự phát triển. Mục đích mà nhà đầu tư sử dụng công cụ phái sinh có thể là tìm kiếm cơ hội sinh lời hoặc phòng vệ cho những tài sản cơ sở. Mỗi NĐT có năng lực tài chính khác nhau, do đó các sản phẩm chứng khoán phái sinh phải có mức giá cả phù hợp, phù hợp với khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư và đem lại lợi ích thì mới tạo sự hấp dẫn trên thị trường. Đặc biệt, sự hiểu biết của NĐT cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu một NĐT không biết về công cụ phái sinh từ đó tạo ra thái độ hờ hợt, không quan tâm, nếu có quan tâm thì do chạy theo đám đông thì từ đó làm cho NĐT có những quyết định sai lầm, không thể làm cho thị trường chứng khoán phái sinh phát triển bởi NĐT không có nhu cầu.

Môi trường kinh tế

Nhiều bài nghiên cứu dẫn chứng ra rằng môi trường kinh kế có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh. Các nhà nghiên cứu Aali-Bujari. Alí Venegas-Martínez. Francisco và Pérez-Lechuga. Gilberto (2016) đã phân tích đồ thị và thống kê để chứng minh mối quan hệ cùng chiều của sự gia tăng khối lượng của chứng khoán phái sinh với GDP của 6 quốc gia có nền kinh tế lớn trên thế giới (the European Union, Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, and Brazil). Kết luận bài nghiên cứu cho thấy đúng như giả định trong giai đoạn 2002-2014. Theo bài nghiên cứu của Sebastian Oruru Orina cũng chỉ ra rằng các chính sách phát triển và các chính sách của chính phủ để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài

chính là một trong những yếu tố cản trở sự trao đổi mua bán chứng khoán phái sinh và sự phát triển phát triển của thị trường.

Vậy môi trường kinh tế được đề cập đến như: tình hình thu nhập quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chu kì tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát, việc làm, vai trò của chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô,…

Môi trường pháp lí

Một thị trường muốn phát triển cần có một hành lang pháp lí phù hợp để chỉ dẫn các đối tượng tham gia thị trường. Theo đạo luật chứng khoán phái sinh của Canada, mục đích đưa ra đạo luật để: “ Văn bản này nhằm duy trì tính liêm khiết, công bằng, hiệu quả và minh bạch của thị trường phái sinh. Văn bản này bảo vệ thị trường khỏi những hành động không ngay thẳng, lừa dối hay hành động làm thao túng thị trường. Văn bản này nhằm đảm bảo rằng toàn bộ thị trường, đặc biệt là những người tham gia thị trường phái sinh sẽ có thể tiếp cận được những thông tin một cách đầy đủ, chính xác và rõ ràng nhất”. Chính vì có những quy định chặt chẽ, phù hợp đã hướng dẫn những thành viên tham gia thị trường làm đúng. Do đó, đảm bảo cho thị trường chứng khoán phái sinh sẽ phát triển ổn định, bền vững trong tương lai.

Một hành lang pháp lí vẫn chưa đủ để một thị trường đi đúng hướng và phát triển mà cần phải có một cơ quan đại diện để quản lý và giám sát. Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình trong việc nhận thực tầm quan trong của Chính phủ trong hoạt động của TTCKPS. Trước khủng hoảng 2007, Mỹ đề cao khả năng tự điều chỉnh TTCKPS OTC. Từ 2007, Mỹ mới nhận ra những sai lầm: thị trường thiếu sự giám sát của Chính phủ, kích thích sự chạy theo hoạt động rủi ro cao vì mục tiêu lợi nhuận, hệ thống các quy định cũng như hệ thống giám sát tài chính chưa theo kịp sự phát triển của những sản phẩm phái sinh phức tạp. Đứng trước tình thế đó, 2010 Đạo luật Dood-Frank đã được thông qua. Trong đạo luật này đề ra những quy định chặt chẽ về cơ chế giám sát, không để thị trường tự do hoạt động nữa.

Tóm lại, một hệ thống pháp lí hoàn chỉnh và chặt chẽ phải đảm bảo các yêu cầu sau: bảo vệ NĐT, đảm bảo thị trường công bằng, ổn định và hiệu quả, đảm bảo sự phát triển của thị trường và giảm thiểu rủi ro hệ thống

Các định chế tài chính

Định chế tài chính là một doanh nghiệp mà tài sản chủ yếu của nó là các tài sản tài chính: cổ phiếu, trái phiếu và khoản cho vay. Định chế tài chính cho khách hàng vay hoặc mua chứng khoán. Định chế tài chính chủ yếu xuất hiện trong thị trường chứng khoán phái sinh như: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty tư vấn tài chính, công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư,… Các định chế tài chính đóng một vai trò khá quan trọng trong việc thị trường chứng khoán phái sinh. Các định chế tài chính đóng vai trò trong việc tạo lập thị trường, có nhiệm vụ duy trì lệnh mua, lệnh bán với các mức giá để đảm bảo thị trường phát triển ổn định, hay nói đúng hơn là bình ổn thị trường, trung gian thanh toán bù trừ. Theo Emira Kozarevic, Meldina Kokorovic Jukan và Beriz Civic Lý (2014) nếu các định chế thiếu sự hiểu biết về lợi ích của chứng khoán phái sinh, không thực hiện đúng nghiệp vụ và không tập trung kinh doanh, phát triển chứng khoán phái sinh là nguyên nhân dẫn đến thị trường chứng khoán phái sinh chậm phát triển và không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Một định chế muốn hoàn thành tốt thì định chế đó cần phải trang bị cho mình những điều kiện cần và điều kiện đủ: Quy mô, năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn,…

Công nghệ thông tin

Theo Nguyễn Thị Bích Thảo (2016), việc áp dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động trên thị trường là một điều kiện hết sức quan trọng. Thực sự không thích hợp nếu sử dụng những công nghệ lạc hậu trong quá trình giao dịch chứng khoán phái sinh mà cần có những công nghệ hiện đại để đáp ứng những kỹ thuật định giá phức tạp, đảm bảo các giao dịch diễn ra một cách nhanh chóng, thị trường đảm bảo an toàn minh bạch và tạo điều kiện cho NĐT dễ dàng tiếp cận thị trường. Chính vì vậy, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ thị trường đóng vai trò quan trọng, then chót, quyết định sự thành công của việc xây dựng và phát triển CKPS.

Khi đưa giao dịch trực tuyến vào giao dịch thị trường nghĩa là áp dụng hệ thống CNTT hiện đại có chuẩn bị đầy đủ từ cơ sở vật chất đến trình độ người vận hành, làm hiện đại hóa các khâu giao dịch, đảm bảo giao dịch được thực hiện nhanh chóng, chính xác và tăng tính thanh khoản trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)