KHẢO LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở việt nam (Trang 35 - 38)

KHOÁN PHÁI SINH

Phạm Thị Bích Thảo (2016): “ Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam”đưa ra giả thiết 5 nhân tố tác động đến sự phát triển TTCKPS bao gồm: thể chế, chính sách pháp luật, yếu tố kinh tế, xã hội, công nghệ.

Tóm tắt các giả thiết

H1 Nhóm các nhân tố thể chế: Mức độ ổn định của môi trường chính trị, tự do hóa thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô.

H2 Nhóm các yếu tố chính sách pháp luật: Sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, chính sách thuế và chi phí giao dịch phù hợp, hài hòa chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính quốc tế, sản phẩm giao dịch phù hợp, chính sách bảo vệ nhà đầu tư, thực thi pháp luật.

H3 Nhóm các yếu tố kinh tế: Độ sâu tài chính, đổi mới tài chính, dòng vốn đầu tư nước ngoài, TTCK thanh khoản, thu nhập bình quân đầu người, cạnh tranh trên thị trường OTC.

H4 Nhóm yếu tố văn hóa-xã hội: Mật độ tập trung của dịch vụ tài chính, số lượng nhà phân tích thị trường, kiến thức nhà đầu tư

H5 Nhóm yếu tố công nghệ: Cấu trúc vi mô sàn giao dịch, đầu tư của chính phủ vào công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại.

H6 TTCKPS Việt Nam hình thành và phát triển là vì: mang lại cho NĐT thu nhập cao, chi phí thấp, tạo điều kiện cho chuyển giao rủi ro, hệ thống giám sát thị trường hiệu quả từ các cơ quan chức năng, phụ thuộc vào đánh giá xếp hạng TTCK của các tố chức có uy tín

Sau khi tác giả thu thập số liệu và dùng spss phân tích, tác giả đưa ra kết luận 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển TTCKPS gồm: chính sách pháp luật, môi trường kinh tế và công nghệ viễn thông.

Don M. Chance & Robert Brooks (2015): “Introduction to derivatives and risk management” (Giới thiệu chứng khoán phái sinh và quản trị rủi ro). Hai tác giả giúp cho người đọc hiểu về chứng khoán phái sinh, đưa ra các cách thức quản trị rủi ro hiện đại đang áp dụng và các thức định giá các hợp đồng chứng khoán phái sinh. Rishi Manrai (2015): “Investor Behavior towards Derivative Markets in Indian Context” (Hành vi của nhà đầu tư đối với thị trường phái sinh ở Ấn Độ). Hành vi của nhà đầu tư riêng lẻ đang thay đổi hướng tới thị trường phái sinh ở Ấn Độ trong vài năm gần đây. Khái niệm về tài chính hành vi đang bùng nổ trong thị trường vốn, hầu như không có nơi nào mà các khái niệm của nó không được áp dụng. Do đó cần phải chú ý nhiều hơn đến việc đầu tư của nhà đầu tư đối với thị trường phái sinh và rút ra kết luận từ hành vi của nhà đầu tư để thị trường phái sinh có thể có lợi và hiểu sở thích của nhà đầu tư tốt hơn và làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến mức chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư. Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ tập trung cung cấp cho các nhà nghiên cứu một mô hình định lượng phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư trong thị trường phái sinh. Điều này không chỉ giúp các công ty quản lý tài sản xây dựng chính sách đầu tư mà còn giúp các nhà hoạch định chính sách vĩ mô xây dựng một chính sách nhất định sẽ khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào thị trường phái sinh.

Emira Kozarevic, Meldina Kokorovic Jukan và Beriz Civic (2014): “The Use of Financial Derivatives in Emerging Market Economies: An Empiricial Evidence from Bosnia and Herzegovina’s Non-Financial Firms” (Sử dụng phái sinh tài chính ở nền kinh tế mới nổi: dẫn chứng Bosnia and công ty phi tài chính Herzegovina). Bài báo này thảo luận về sự phát triển của các thị trường phái sinh tài chính ở các nền kinh tế thị trường đang nổi, tập trung vào việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong mục đích quản lý rủi ro của các công ty phi tài chính ở Bosnia và Herzegovina. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, các tác giả thu thập dữ liệu về cấu trúc thị trường phái sinh và các loại công cụ tài chính phái sinh, tập trung vào các ngân hàng thương mại, vì sự hiểu biết của các tác giả về thị trường phái sinh. Ngoài ra, để đánh giá hiện trạng và triển vọng phát triển của các công ty con ở các công ty phi tài chính, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu về mẫu ngẫu nhiên của

các công ty phi tài chính, sử dụng dữ liệu từ Phòng Thương mại Ngoại thương. Bosnia và Herzegovina cũng như thông tin từ danh sách các khách hàng sử dụng dịch vụ phái sinh được cung cấp bởi một số ngân hàng của Bosnia và Herzegovina. Nghiên cứu cho thấy thị trường phái sinh trong nước tồn tại như một thị trường tự do, nơi mà các ngân hàng đóng vai trò chi phối và cung cấp các loại công cụ phái sinh khác nhau. Ba loại công cụ phái sinh được cung cấp: tiền tệ chuyển tiếp, hoán đổi tiền tệ, và lãi suất chuyển tiếp. Lý do chính cho việc cung cấp kém là nhu cầu thấp, thiếu sự hiểu biết của các công ty phi tài chính về lợi ích của các phái sinh và số lượng các hoạt động kinh doanh thấp trên thị trường toàn cầu bởi các công ty phi tài chính.

Calistru, R. A., & Costuleanu, C. (2011): “ The impact of derivatives on market functioning” ( Tác động phái sinh lên thị trường). Chứng khoán phái sinh ban đầu ra đời là do sự biến động gia tăng của thị trường tài chính, nhưng sau đó sự phát triển của các công cụ tài chính phái sinh đã đóng một vai trò làm trầm trọng thêm các cú sốc. Do đó, vai trò của chứng khoán phái sinh trên thị trường tài chính có thể khác nhau giữa điều kiện bình thường và khủng hoảng. Trong điều kiện thị trường bình thường, các thị trường chứng khoán phái sinh thực hiện một số chức năng: giúp phát hiện ra giá cả trong tương lai cũng như hiện tại, cải thiện chia sẻ rủi ro, để tăng tính thanh khoản và hiệu quả trên thị trường đối với các tài sản cơ bản vv. Với đòn bẩy và chi phí giao dịch thấp, các chứng khoán phái sinh thuận lợi cho việc nắm giữ các vị trí đầu cơ và có thể hỗ trợ các nhà đầu tư không thông tin nắm giữ các vị thế thị trường, điều này cuối cùng có thể củng cố cho thị trường. Trong thời gian căng thẳng, NĐT sẽ đưa ra định giá với những mức giá phù hợp trong giai đoạn này. Sebastian Oruru Orina (2010): “A survey of the factors hindering the trading of financial derivatives in the Nairobi stock exchange (NSE)” (Một cuộc khảo sát các yếu tố cản trở của việc buôn bán công cụ tài chính phái sinh ở SGD chứng khoán Nairobi). Từ nghiên cứu này rõ ràng là các yếu tố chính ngăn cản việc kinh doanh công cụ tài chính phái sinh ở NSE là giai đoạn sơ khai của thị trường NSE, thiếu nhận thức về các sản phẩm phái sinh tài chính và kỹ thuật quản lý rủi ro. Các quy định và kế toán phức tạp liên quan đến các công cụ tài chính phái sinh, chính sách

phát triển và các chính sách của chính phủ để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính và sự hài lòng trong định giá công cụ chứng khoán phái sinh là một số trong những yếu tố cản trở việc kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh trong NSE. Schinasi và Smith (1998), đã cho thấy rõ sự phát triển thị trường tiền tệ của một quốc gia là bước quan trọng đầu tiên để quốc gia đó có thể phát triển được thị trường trái phiếu và thị trường tài chính phái sinh. Thị trường tiền tệ cung cấp thông tin quan trọng về lãi suất ngắn hạn để hình thành được đường cong lãi suất, làm cơ sở để dự báo lãi suất thị trường cũng như định giá các trái phiếu có lãi suất cố định và các hợp đồng phái sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)